Từ nhỏ, cô nàng đã ấp ủ ước mơ trở thành giáo viên, vì vậy trong đợt đăng ký xét tuyển đại học vừa qua, đã dành trọn 3 nguyện vọng đầu vào các ngành Giáo dục Công dân, Giáo dục Tiểu học và Sư phạm Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Thế nhưng với tổng điểm xét tuyển 27, trong khi điểm chuẩn các ngành đều cao hơn con số này, 10X không đỗ bất kỳ nguyện vọng nào. Cuối cùng, Huyền đỗ ngành Văn hoá học, nguyện vọng 4 mà cô nàng chỉ đăng ký để chống trượt.
''Lúc biết trượt cả 3 nguyện vọng đầu tiên, em khá sốc và buồn. Đây không chỉ là ước mơ của cá nhân em mà còn liên quan đến vấn đề kinh tế gia đình trong suốt 4 năm em học đại học. Bởi nếu vào được sư phạm, em không chỉ được miễn học phí mà còn được hỗ trợ thêm tiền sinh hoạt phí'', Huyền nói trong hụt hẫng.
Từ hôm nhập học đến nay, nữ sinh Thái Bình luôn trong trạng thái chán nản, không có hứng thú học tập. Nữ sinh cũng bày tỏ sự mông lung về việc có nên theo đuổi tiếp ngành học mà mình đã lỡ trúng tuyển hay không.
Cùng chung nỗi niềm với Huyền, Bùi Tiến Ngọc (Hà Nội) không thấy vui khi đỗ vào ngành Quản trị kinh doanh. Đạt 26 điểm thi tốt nghiệp khối A00 (Toán, Lý, Hóa), Ngọc đặt hy vọng ngành Luật của trường Đại học Luật Hà Nội, nhưng may mắn lại không mỉm cười khi thiếu 0,15 điểm.
''Khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, em đã nghĩ đây là số điểm an toàn, đủ trúng tuyển nguyện vọng đầu. Nhưng rốt cuộc lại trúng ngay ngành ''chọn bừa'', nam sinh bày tỏ sự thất vọng.
Trước sự đã rồi, gia đình động viên Ngọc hãy "mở lòng" với ngành học trúng tuyển. Thế nhưng sau gần một tháng nhập học, nam sinh luôn trong trạng thái mất phương hướng, không chút động lực cố gắng, dẫn đến việc không thể theo kịp chương trình học.
Thực tế, việc phải học ngành không mong muốn khiến nhiều sinh viên rơi vào tình cảnh chật vật. Có những sinh viên quyết tâm xin thôi học và thi lại để vào đúng chuyên ngành yêu thích, số khác lại chấp nhận ở lại học để lấy tấm bằng cử nhân rồi "tính tiếp" vì sợ tốn kém tiền bạc, thời gian.
Từng trải qua tình cảnh tương tự, Nguyễn Thị Ngọc Anh, sinh viên năm 4 Học viện Báo chí tuyên truyền cho rằng, các bạn tân sinh nên dành thêm thời gian cho ngành học hiện tại để hiểu rõ hơn và đánh giá mức độ phù hợp. Bởi không phải tất cả những gì chúng ta cảm nhận và hình dung về ngành học ban đầu đều đúng.
''Trước đây báo chí không phải lựa chọn hàng đầu, vì mình luôn cho rằng đây là một nghề khó và vất vả. Nhưng sau 3 năm học tập và rèn luyện tại học viện, cơ hội tiếp xúc với môi trường báo chí chuyên nghiệp dần giúp mình nhận ra, đây là ngành phù hợp, bởi những kiến thức xã hội và cơ hội trải nghiệm mà nó mang lại'', Ngọc Anh nói và cho biết, cố gắng tìm hiểu ngành học mới cũng là cách cô nàng chuyển từ buồn chán sang yêu.
Nữ sinh khuyên các tân sinh viên hãy bình tĩnh, đừng vội thất vọng hay buông bỏ ngành học trúng tuyển quá sớm. Bởi biết đâu, trải nghiệm rồi mới nhận ra đây chính là ngành nghề có nhiều ưu điểm giúp bản thân phát triển.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm nay cả nước có 733.600 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học. Số trúng tuyển đợt 1 là gần 673.600.
Tính đến hết thời gian xác nhận nhập học trên hệ thống, có 81,87% thí sinh hoàn thành đầy đủ thủ tục, tăng 1,53% so với năm ngoái. Hơn 122.000 thí sinh đỗ nhưng không xác nhận nhập học. Theo quy định, nếu không có lý do chính đáng, những em này bị hủy kết quả. Muốn vào đại học, các em phải tham gia xét tuyển bổ sung hoặc đăng ký xét lại vào các năm sau.
Một vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra lúc 15h30 chiều 7/8, trên đường Nguyễn Oanh, đoạn qua địa bàn phường 10, quận Gò Vấp, TP.HCM. Vào thời điểm trên, xe ben BKS 60C-23231 do nam tài xế (chưa rõ danh tính) cầm lái, lưu thông trên đường Nguyễn Oanh theo hướng quận Gò Vấp đi quận 12. Khi gần đến giao lộ với đường Phan Văn Trị, xe ben bất ngờ đâm dải phân cách rồi lật đè lên một xe máy và cô gái cầm lái phương tiện. Phát hiện sự việc, người dân hô...
Chiều 20.5, Công an quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng cho biết, đang tạm giữ 2 đối tượng cùng tang vật là 2 xe ôtô, 57 bình “khí cười” (loại...
Tôi có hai con học tiểu học, mấy hôm nay đọc tin về các trường hợp phụ huynh bị lừa tiền, bản thân tôi thật sự rất lo lắng.
Liên quan trường học và cầu treo dân sinh đang xây dựng phải đình chỉ, đến nay hai địa phương ở Kon Tum và Quảng Nam vẫn chưa có buổi làm việc chung để tháo gỡ vướng mắc.
Công an huyện Cam Lộ (Quảng Trị) vừa giao nghi phạm bắt cóc bé gái 8 tuổi cho Công an huyện Triệu Phong để tiếp tục điều tra, làm rõ. Danh tính nghi phạm là là Bùi C. (SN 1960, trú tại thôn Trà Liên Đông, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong). Theo lãnh đạo UBND xã Triệu Giang, nghi phạm C. có 5 người con, sống cùng vợ ở quê, làm nghề nông, vì lớn tuổi nên ông này thường ở nhà giữ cháu. Sáng ngày xảy ra vụ việc, ông C. tham gia việc họ hàng (tảo...
Sáng 6/12, Tây Ninh khai mạc Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khoá X, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Kỳ họp diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 6 - 8/12. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Tây Ninh sẽ trình bày các báo cáo về: Kết quả giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023; Kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh; Tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp cuối năm 2023 của HĐND tỉnh… HĐND tỉnh Tây...
Đắk Lắk - Mưa lũ trong những ngày qua đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Đắk Lắk với hơn 1.000ha lúa bị nhấn chìm và đã có thiệt...
Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ra nghị quyết tán thành chủ trương thành lập một số phường thuộc thị xã Đông Triều và thành lập thành phố Đông Triều trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Từ ngày 25-27/6/2024, tại Braxilia (Braxin) đã diễn ra vòng đàm phán Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Liên bang Braxin về cùng trao đổi và bảo vệ thông tin mật.