Phải chịu đựng cảnh ngập nặng triền miên, nhiều người dân Đà Nẵng tự nghĩ ra lắm cách lạ để vượt qua khốn khổ vì lụt lội.
Tại tổ 29, phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), nhà vợ chồng anh Nguyễn Văn Sơn ở trục đường thấp trũng, chỉ trong tháng 10-2023 nước vào nhà họ tới ba lần. Anh Sơn phải tự vẽ thiết kế rồi gọi thợ thi công hệ thống khung sắt định hình bít hết cửa sau lẫn cửa trước - hai lối vào chính của nước lũ.
Để tận mắt chứng kiến sự kỳ công lạ lẫm của hệ thống ngăn nước này, anh Sơn dẫn chúng tôi ra phía cửa chính gian trước.
Khung sắt chữ U được hàn chết vào tường, sàn nhà, làm giá đỡ cho tấm khung sắt lớn khổ rộng đủ lọt lòng cửa, mỗi tấm cao ít nhất 1m. Khi nước bắt đầu dâng tràn vào nhà, anh Sơn lấy tấm khung sắt ngăn nước thả lọt vào hệ thống giá đỡ chữ U.
Sau đó, các vị trí sẽ được siết chặt lại bằng ốc vít. Ốc vặn tới đâu, các khe hở sẽ được bít kín tới đó. Để ngăn nước tốt hơn, các khe hở được gắn lớp gối cao su mỏng.
"Bản thiết kế tôi tự nghĩ ra. Chừng này thôi nhưng thợ làm ba ngày, tiền công và vật tư ngót 15 triệu đồng. Đắt đỏ, bất tiện nhưng buộc phải làm để sống chung với ngập lụt", anh Sơn nói.
Trong khi đó, anh Bùi Văn Hoạt, chủ nhóm thợ sắt tại quận Liên Chiểu, nói rằng gần đây dân vùng ngập lụt Đà Nẵng gọi điện liên tục để hàn khung thép ngăn nước vào nhà. Nhu cầu lớn của dân khiến thợ anh làm việc quá tải.
"Sáng nay, mình nhận thi công chống ngập cho tòa nhà đường Duy Tân. Chiều nay lại có hai nhà dân ở đường Hoàng Văn Thái. Thợ chạy đuối sức mà vẫn không hết việc, trước đây thì không có tình trạng này", anh Hoạt nói.
Ở các khu dân cư thấp trũng tại Đà Nẵng, thời gian gần đây nếu để ý kỹ sẽ thấy có những ngôi nhà chẳng giống nơi đâu.
Cuối đường Đồng Trí 3, phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu) có ngôi nhà bà Lê Thị Quý Hợi đang được nhiều người xung quanh tìm đến "học hỏi". Bà Hợi nói rằng nằm sát kênh nhưng nhà bà chưa bao giờ bị nước vào nhà. Nhưng từ 2022 thì lụt liên miên mà không rõ nguyên do, đỉnh điểm nước ngập nhà 1,5m.
Gần đây, khi thấy bất ổn, vợ chồng bà thuê thợ về sửa sang nhà. Thay vì làm gác xép, hàn khung sắt ngăn cửa trước lẫn cửa sau như nhiều hộ khác thì nhà bà chọn cách làm chẳng giống ai: "Sắm guốc cao cho ngôi nhà".
Bà Hợi thuê thợ đổ đất lên nền nhà cũ, di dời toàn bộ hệ thống điện, đồ đạc lên cao hơn. Khi đất đổ lên cách nền cũ 0,6m thì gạch men được lát lên làm cốt nền nhà mới của bà.
Từ ngoài nhìn vào, cánh cửa sắt ngôi nhà bà Hợi che kín nên không thấy sự khác biệt so với các nhà khác. Nhưng sau cánh cửa sắt là bậc thềm và phải leo ngược dốc một đoạn thì mới tới phần nền nhà cao vọt tính từ mặt đường.
"Vợ chồng tích cóp xây nhà sinh sống nhưng vừa xây xong thì lụt tới, rồi cứ ngập đi ngập lại triền miên. Bán nhà thì do vùng lũ nên giá rẻ không đủ mua nơi khác, vợ chồng tôi đành phải kê cao nền nhà như vậy. Bất tiện nhưng thà vậy còn hơn bì bõm trong lũ", bà Hợi nói.
Theo bà, công trình đã được "thực nghiệm hiệu quả" từ vài trận lụt gần đây. Nước vào nhà nhưng chỉ nằm ở trên cốt nền cũ chứ không thể vọt qua được cốt nền mới.
Dù vậy, ngoài phần nhà ở giữa thì gian phơi đồ, nhà vệ sinh phía sau của ngôi nhà bà vẫn giữ cốt nền cũ nên nước vẫn ngập mỗi khi có mưa lớn.
Chúng tôi đi qua các khu dân cư hai bên trục đường Mẹ Suốt - tâm điểm ngập sâu cả mét mỗi trận mưa lớn tại TP Đà Nẵng. Người dân ở đây đã thấm đòn với liên tiếp những trận lụt khủng khiếp. Từ hoảng hốt và bất ngờ, người dân ở đây đã không còn lựa chọn nào khác và họ tìm mọi cách để sống trong ngập.
Nhà thì đổ đất kê cao nền, nhà thì đóng hẳn một lồng sắt treo lên giữa gian chính của nhà để tá túc, cất bỏ đồ đạc khi mưa lớn làm nước dâng cao. Có nhà còn làm hẳn một cầu thang dẫn từ nền lên thẳng một gác xép trên mái rồi đục một lỗ thoát phía trên tấm tôn để tính tới việc nước lên quá nhà, lúc đó phần mái tôn được đục lỗ sẽ là nơi thoát nạn...
Ngay trước thềm trận mưa lũ lớn đổ xuống Đà Nẵng, sáng 13-11 khi đi vào các gia đình ở bên đường Mẹ Suốt, chúng tôi ghi nhận cảnh rất nhiều hộ đã thuê thợ sắt về hàn khung sắt lớn để làm chỗ trú ẩn, kê cao đồ đạc.
Anh Nguyễn Ngọc Hòa, nhà ở hẻm 127 Mẹ Suốt, nói rằng do mưa lụt quá thường xuyên, hễ mưa là nhà anh ngập cả mét nước nên phải gọi thợ sắt tới hàn một khung sắt hình chữ nhật, có thiết kế hai giàn sắt ở giữa để chống ngập. Giàn sắt này cao gần 2m, bốn góc dựng bằng bốn trụ sắt, ở giữa khung và mặt trên cùng hàn hai giá đỡ.
"Khi nước lên thì toàn bộ đồ đạc sẽ đặt ở giàn sắt phía dưới. Còn người thì leo lên giàn trên cùng để ngồi. Giờ chấp nhận cảnh sống với lụt thôi chứ chẳng biết chạy đi đâu cho thoát", anh Hòa nói.
Năm học mới 2023 - 2024, Chính phủ cho phép các trường đại học thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định 81.
Video được công bố bởi Bộ Quốc phòng Nga, cho thấy hoạt động của các hệ thống pháo binh nặng Tos-1a trong cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố điểm chuẩn và kết quả xét tuyển đại học chính quy với...
Một đàn voi rừng đã 'du ngoạn' 17km trên đường cao tốc thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vào ngày 10-5. May mắn không có tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Người phát ngôn của Sở cứu hỏa Tehran cho biết ngọn lửa bùng phát tại khu chợ cổ Grand Bazaar khiến khoảng 30 kho hàng và cửa hàng chìm trong biển lửa.
Theo Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR), số người phải rời bỏ nhà cửa do chiến tranh, ngược đãi, bạo lực và vi phạm nhân quyền trên toàn cầu có thể đã vượt mức 114 triệu người từ cuối tháng 9 vừa qua.
Theo chuyên gia dự đoán, điểm chuẩn theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ có biến đổi tuỳ theo từng tổ hợp môn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa thông báo điều chỉnh thời gian đăng ký, xét tuyển đại học , nhập học sớm hơn năm ngoái.
Sợ vào cua chạm tường khi xuống bãi để xe, nữ tài xế xuống kiểm tra nhưng ôtô đột nhiên lăn bánh.