TPO - Nhiều giáo viên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nằm trong diện bị cắt, truy thu tiền phụ cấp ưu đãi nghề. Không ít giáo viên thất vọng, thậm chí muốn nghỉ việc.
"Giọt nước tràn ly"
Đọc quyết định của Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) về việc thu hồi tiền chênh lệch do chi trả phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo vượt mức quy định, chị P.T.T (một giáo viên dạy cấp tiểu học trên địa bàn thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc) bị sốc.
Chị T cho biết, đã công tác trong ngành giáo dục 18 năm, còn chồng chị có thâm niên tới 22 năm. Tuy nhiên, lương của hai vợ chồng chỉ hơn 11 triệu đồng/tháng/người. Với số tiền trên, vợ chồng chị phải tính toán, thậm chí tranh thủ ngày nghỉ làm thêm việc bên ngoài để có tiền lo cho 2 con ăn học. Thế nên, khi Chủ tịch huyện quyết định thu hồi tiền phụ cấp của nhà giáo từ tháng 6/2021 đến tháng 8/2024, chị T rất lo lắng.
“Theo quyết định thu hồi của Chủ tịch huyện, từ tháng 6/2021, khu vực tôi công tác (thị trấn Phước An) và 4 xã khác trên địa bàn huyện (gồm Hòa An, Ea Kly, Ea Kuăng, Hòa Tiến), không còn được hưởng phụ cấp nhà giáo theo Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, huyện truy thu lại số tiền đã chi. Tôi không biết mình bị thu lại bao nhiêu. Tôi tham khảo một số giáo viên ở huyện khác thì họ bị truy thu 15% phụ cấp đã nhận. Tôi áp vào trường hợp của bản thân thì phải trả lại khoảng 40 triệu đồng”, chị T chia sẻ.
Theo cô giáo này, nguồn sống của nhà giáo chủ yếu dựa vào lương nên mong Nhà nước xem xét, không thu hồi lại số tiền đã chi; nếu không thì giãn thời gian truy thu bằng với thời gian mà giáo viên được nhận. Bởi giáo viên được nhận tiền hàng tháng, trong khi truy thu thì dồn lại. Hoặc nhà nước xem xét giảm số tiền truy thu bởi cuộc sống của không ít nhà giáo đang chật vật.
“Giáo viên đang rất áp lực trong việc dạy học. Bây giờ, phụ cấp lại giảm khiến họ càng khó khăn hơn. Bản thân tôi cũng rất buồn, việc yêu cầu thu hồi lại tiền phụ cấp như "giọt nước tràn ly", khiến muốn nghỉ việc”, chị T chia sẻ.
Đắk Lắk có nhiều khu vực khó khăn về giáo dục. Ảnh minh hoạ |
Đắk Lắk có nhiều khu vực khó khăn về giáo dục. Ảnh minh hoạ |
"Cào bằng" giữa nông thôn - thành phố?
Còn cô giáo G đang công tác tại xã Ea Hu (huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) chia sẻ, rất buồn khi địa bàn nơi cô công tác hơn 30 năm không còn được hưởng vùng II. Cô G tâm sự rằng, bản thân lên tiếng không phải vì lợi ích của cá nhân. Bởi Ea Hu cách trung tâm huyện Cư Kuin hơn 10 cây số, cách TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) hơn 20 cây số.
“Ea Hu là xã thuần nông, có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện sẽ khác xa so với TP Buôn Ma Thuột. Thế nhưng bây giờ Ea Hu lại không còn là vùng II, như vậy khác nào “cào bằng” với TP Buôn Ma Thuột (giáo viên được hưởng phụ cấp vùng I)”, cô G tâm tư.
Ông Võ Tấn Huy - Chủ tịch UBND huyện Cư Kuin xác nhận, đã ban hành quyết định tạm dừng chi mức phụ cấp ưu đãi nhà giáo theo Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg, đối với các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn 2 xã Ea Ning, Ea Hu.
Theo ông Huy, quyết định trên được thực hiện theo Công văn số 7777, ngày 23/8/2024 của UBND tỉnh Đắk Lắk về xử lý đề nghị thu hồi chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo.
Theo đó, các trường mầm non và tiểu học sẽ tạm dừng chi trả phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo với mức phụ cấp 50% và áp dụng chỉ trả mức phụ cấp ưu đãi 35%.
Đối với các trường THCS thì tạm dừng chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo với mức phụ cấp 35% và áp dụng chi trả mức phụ cấp ưu đãi 30%.
Thời gian thực hiện kể từ ngày 1/9/2024 cho đến khi có văn bản chỉ đạo thực hiện tiếp theo. Lý do tạm dừng là 2 xã trên không thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa theo quy định tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Về việc một số giáo viên có tâm tư khi huyện ra quyết định tạm dừng chi trả phụ cấp theo Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg, ông Huy cho hay, vấn đề này đã được huyện giải thích. Giáo viên nào có ý kiến, đề nghị liên hệ chủ tịch huyện.
Ngoài huyện Krông Pắc, Cư Kuin còn có các huyện khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tạm dừng, truy thu tiền phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo như Cư M’gar, M’đrắk.
Thanh tra tỉnh Đắk Lắk cũng nhận thấy một số huyện cũng đang chi trả chế độ phụ cấp theo mức ưu đãi khu vực miền núi cho tất cả giáo viên đang giảng dạy tại các trường đóng chân trên địa bàn (trong đó bao gồm cả các xã, phường, thị trấn không thuộc địa bàn miền núi), không đúng quy định.
Do đó, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất chủ trương để Thanh tra tỉnh tiến hành cuộc thanh tra chuyên đề về việc chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo, thời kỳ 2021-2024.
Chỉ sau hơn 1 tuần ra quân xử lý nồng độ cồn và ma tuý, lực lượng CSGT Quảng Bình đã lập biên bản 362 trường hợp, dự kiến phạt...
Đặc phái viên của Chính phủ New Zealand khẳng định, sau gần 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam-New Zealand luôn phát triển dựa trên sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau.
Thái Bình - Hai cây bàng cổ thụ nằm trong khuôn viên đền Côn Giang (xã Sơn Hà, huyện Thái Thụy) là cặp cây di sản hơn 400 năm tuổi,...
Ngày 20/8, Công an TP Hà Nội phát động phong trào thi đua tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn.
Đến chiều 16-9, tổng số tiền mà hệ thống Trường Ngô Thời Nhiệm quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc được là 1.221.880.000 đồng.
Sáng nay, sức gió mạnh nhất của bão Prapiroon tăng lên 102 km/h, cuối cấp 9, đầu cấp 10, hướng đến TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 12/4, Công an TP Hà Nội thông tin về tình hình tội phạm ma túy hoạt động ngày càng tinh vi. Các đối tượng kéo, tìm đủ mọi cách đưa ma túy vào học đường thông qua những điểm, tụ điểm quanh nhà trường và từ chính học sinh, sinh viên. Kiến ThứcMa túy trong vỏ bọc socola.1 Thượng tá Phạm Quỳnh - Phó Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an TP Hà Nội khuyến cáo: “Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại ma túy tổng hợp...
Ông Lê Trí Thanh, bí thư Đảng đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam giữ chức vụ chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh này.
Trận mưa rào sáng 8/5 khiến nhiều tuyến đường tại làng giấy Phong Khê (TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) chìm trong biển nước. Người dân nơi đây cho biết, ngày thường họ đã phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường trầm trọng, ngày mưa thì còn khổ sở gấp bội.