Chình phủ cần nghiên cứu có thể phục hồi lại nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận hoặc khởi động dự án điện hạt nhân khác trong thời gian sớm nhất.
Phát biểu thảo luận ở hội trường về Luật Điện lực (sửa đổi) một số đại biểu Quốc hội bày tỏ ủng hộ chủ trương phát triển điện hạt nhân nêu trong dự luật.
Dự luật quy định quy hoạch phát triển điện hạt nhân là một phần gắn liền và đồng bộ với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia để đảm bảo mục tiêu an ninh cung cấp điện.
Dự án điện hạt nhân là dự án quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, do nhà nước đầu tư xây dựng và vận hành.
Việc đầu tư xây dựng, vận hành, chấm dứt hoạt động và bảo đảm an toàn nhà máy điện hạt nhân phải tuân thủ quy định của Luật Năng lượng nguyên tử và các quy định pháp luật khác. Các dự án điện hạt nhân phải sử dụng công nghệ hiện đại, có kiểm chứng để đảm bảo an toàn cao nhất.
Nêu ý kiến, đại biểu Hoàng Đức Chính (Hòa Bình) cho rằng đưa quy định phát triển điện hạt nhân vào dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) là bước tiến quan trọng trong định hướng phát triển năng lượng quốc gia.
Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc đa dạng hóa nguồn cung năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng (khoảng 10%/năm) và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Theo ông Chính, các dự án điện hạt nhân đảm bảo cung cấp năng lượng sạch, dài hạn cho sản xuất, nhất là với các ngành công nghệ cao đòi hỏi nguồn điện ổn định. Việc phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam đã trải qua một quá trình dài chuẩn bị.
Tuy nhiên, năm 2016, Chính phủ đã quyết định tạm dừng các dự án điện hạt nhân, đặc biệt là dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận do những lo ngại về an toàn, chi phí đầu tư cao, vấn đề về công nghệ cũng như các diễn biến trong tình hình năng lượng toàn cầu vào thời điểm đó.
"Cần xây dựng các điều khoản rõ ràng về đầu tư, quản lý, vận hành nhà máy điện hạt nhân, vừa tạo cơ sở pháp lý để phát triển điện hạt nhân trong thời gian tới. Bổ sung những quy định để quản lý chất thải phóng xạ, các biện pháp đảm bảo an toàn cho cộng đồng và môi trường khi thực hiện các dự án điện hạt nhân", ông Chính đề nghị.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng hiện nước ta đã có nhà máy thủy điện tầm cỡ quốc gia nhưng chưa có nhà máy điện hạt nhân. Trong bối cảnh thiếu hụt điện năng, các quốc gia trên thế giới cũng đã có xu hướng tái khởi động hoặc phục hồi lại những nhà máy điện trước đây đã đóng cửa.
Ông Hòa đề nghị Chính phủ nghiên cứu có thể phục hồi lại dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận hoặc khởi động dự án khác trong thời gian sớm nhất với điều kiện đảm bảo an toàn về môi trường, sức khỏe của người dân và quốc phòng an ninh.
Giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng: "17 năm nay chúng ta đã quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, chưa có luật thậm chí chưa có nghị định, chưa có quy định cụ thể mà chúng ta đã quyết định".
Theo ông Diên: "7 năm trước chúng ta mới tạm dừng, chưa phải hủy bỏ, đến bây giờ cấp có thẩm quyền đã cho phép nghiên cứu để khởi động lại, cho nên phải đề cập trong luật lần này để loại hình năng lượng đó (điện hạt nhân - NV) được phép phát triển".
Theo ông Diên: "Những bước đi cụ thể về phát triển điện hạt nhân sẽ giao cho Chính phủ. Ở đây không phải Chính phủ có quyền to đến mức không phải báo cáo Quốc hội mà phải báo cáo Quốc hội để chúng ta làm việc này".
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) đề nghị cần nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về điện hạt nhân đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất quy định các cơ chế, chính sách đặc thù để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc phát triển điện hạt nhân sao cho thành công, đạt hiệu quả cao.
Bà Hương đề nghị cần phải có lộ trình phát triển điện hạt nhân cụ thể, tránh làm lãng phí nguồn lực nhà nước đã đầu tư nguồn lực đất đai tại hai vị trí điện hạt nhân mà năm 2009 Quốc hội đã có nghị quyết chủ trương đầu tư, xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
Sáng 17/11, theo báo cáo nhanh Ban chủ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên,, trên địa bàn có 1 người mất tích do mưa lũ, 256 nhà bị ngập nước và một số tuyến đường bị sạt lở, hư hỏng. Cụ thể, vào khoảng 21h45 ngày 16/11 tại khu vực Tràn qua suối Hố Nai thuộc địa phận thôn 2/4 xã Ea Ly, huyện Sông Hinh (vị trí là tràn qua suối tự nhiên trên đường vào nhà máy thủy điện Krông H’Năng), ông Mạc Văn Cường (SN 1983, thường trú...
Sau khi gây tai nạn, tài xế lái xe vào rừng tự đốt xe để xóa dấu vết gây tai nạn.
Những điểm có nguy cơ sạt lở cao ở Bình Định. Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định vừa có báo cáo kết quả kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Theo đó, có rất nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, sụt lún đất không riêng gì các huyện miền núi mà cả tại TP Quy Nhơn khi có mưa lũ lớn xảy ra khi tới mùa mưa bão. (Ảnh chụp điểm sát lở tại TP Quy Nhơn tháng 11/2022) Toàn tỉnh Bình Định có 37 khu vực nguy cơ sạt...
Ông Nguyễn Trọng Thức, phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Lai Châu, bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi nhận hối lộ.
UBND tỉnh Lâm Đồng giao UBND huyện Lâm Hà kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp, lấn chiếm đất rừng, san gạt đất tại thượng nguồn Dự án xây hồ chứa nước Đông Thanh.
Nội dung này được đại biểu đại biểu Lý Thị Lan (Đoàn Hà Giang) nêu khi thảo luận về dự thảo Luật Trật tự, An toàn giao thông tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, sáng 27/3. Đại biểu Lý Thị Lan cho biết, để luật đi vào cuộc sống, phù hợp với thực tiễn thì cần rà soát, xem xét, cân nhắc mức xử phạt, hình thức xử phạt cho phù hợp với hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Theo...
Trong 44 trường hợp bị hủy kết quả, có 33 vị trí giáo viên tiểu học, 8 giáo viên trung học cơ sở và 3 vị trí kế toán, thư viện.
TP - Năm 2023, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức chuyến đi thăm quân và dân Trường Sa cho kiều bào từ khắp nơi trên thế giới lần thứ 10. Con số 10 tròn trĩnh nhưng là một chặng đường gian nan mà chỉ người trong cuộc mới biết phải nỗ lực rất nhiều mới có thể thực hiện được.
Đến ngày 12/9, toàn huyện Nho Quan (Ninh Bình) có khoảng 2.556 hộ bị ngập lụt, trong đó xã Lạc Vân khoảng 300 hộ, Đức Long khoảng 953 hộ, Lạng Phong khoảng 172 hộ... mức độ ngập từ 0,3-2m.