Xem ngày Thầy thuốc Việt Nam 27.2 như một ngày bình thường, thậm chí có cảm giác sợ và tủi thân, là nỗi lòng của nhiều nhân viên y tế học đường tại các tỉnh miền Tây.
Mặc cảm với nghề
"Năm đầu tiên sau khi ra trường, tôi có họp mặt lớp 1 lần. Khoảng thời gian sau này vì lý do công việc nên tôi không đi, hay nói chính xác hơn là thấy mặc cảm mà tôi không dám nghĩ tới ngày Thầy thuốc Việt Nam 27.2", đó là lời tâm sự của chị Kim Lý Mone (SN 1990) - nhân viên y tế học đường tại trường Tiểu học “A” Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang).
Tốt nghiệp dược sĩ trung học, chị Mone đi xin việc rất nhiều nơi, từ trạm xá đến bệnh viện nhưng không có cơ hội làm việc. Tình cờ thấy trường có tuyển nhân viên học đường nên chị nộp hồ sơ vào làm. Công tác tại trường vất vả, gian nan nhưng mức lương thời gian đầu khá ít ỏi, chỉ 2-3 triệu đồng/tháng.
3 năm sau, ngành giáo dục yêu cầu nhân viên y tế có bằng y sĩ đa khoa, buộc chị phải xin đăng ký đi học theo hệ vừa học vừa làm. "Chiều tối thứ 6, thứ 7, Chủ nhật là tôi đi học suốt. Tất cả các chi phí đều tự túc hết. Sau đó, tôi tiếp tục đi làm hợp đồng với bệnh viện 1 năm để được cấp chứng chỉ hành nghề. Vất vả lắm", chị Mone than thở.
Để rồi đến nay, dù đã 9 năm công tác tại trường nhưng nỗi lòng về nghề của chị Mone vẫn còn nguyên đó. Cho đến khi gặp và trao đổi với chúng tôi, bao nhiêu tủi thân ấy cứ như được dịp tuông trào ra theo dòng nước mắt.
"Đến nay, tổng thu nhập tiền lương của tôi (kể từ lúc lên lương từ tháng 7.2023) chỉ hơn 5 triệu/tháng. Với số tiền đó tôi không đủ sống vì phải trang trải rất nhiều chi phí. Nếu mà có được cơ hội làm đúng ngành của mình thì tôi sẽ đi. Không được đúng ngành thì rất là hối hận, nhất là vào ngày kỷ niệm ngành y", chị Mone bật khóc.
Được biết, do không đủ kinh phí trang trải cuộc sống nên vợ chồng chị Mone phải vay ngân hàng để kinh doanh. Tuy nhiên, việc chu cấp cho 2 bên gia đình khiến gia đình chị khó càng thêm khó.
Mong chế độ tương xứng
Cũng trăn trở về nghề, chị Lê Thị Tuyền Duy - nhân viên y tế học đường tại Trường THCS Kim Hồng (TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) - cho hay, điều kiện kinh tế khó khăn nên không thể nào học thêm nâng cao, trong khi các bạn của chị đã là bác sĩ. Do đó, mỗi lần họp lớp hay kỷ niệm nghề, chị đều không đi và xem nó như ngày bình thường.
"Với tiền lương của tôi gần 10 năm nay thật sự không đủ xoay sở, phụ cấp cũng không có. Vì vậy, tôi mong muốn tiền lương của cán bộ y tế học đường được cao hơn để tôi có thể gắn bó lâu dài. Còn nếu có một công việc tốt hơn, lương cao hơn, tôi cũng suy nghĩ đến chuyện từ bỏ", chị Duy chia sẻ.
Được biết, công việc của chị Duy cũng tương tự như các nhân viên y tế trường học khác. Tuy nhiên, do đặc thù trường học nhiều học sinh, trên 2.000 em, nên lắm lúc chị cũng đối diện không ít áp lực.
"Trường hợp khẩn cấp, cần sơ cấp cứu cho nhiều em thì tôi cũng vất vả. Những lúc đó chỉ tự trách mình chưa được nâng cao tay nghề để nhanh nhẹn hơn", chị Duy nói.
Em Ngô Thiên Quang (học lớp 7A5, Trường THCS Kim Hồng) chia sẻ: "Thời gian trước, con bị té ở trường, máu chảy khắp tay, con và bạn bè rất sợ. May mắn có cô giúp con rửa vết thương và sơ cứu nên bây giờ vết thương lành và đẹp. Con thấy vai trò của cô y tế rất quan trọng trong trường học vì chăm sóc sức khỏe cho chúng con.
Nhưng thật sự chúng con chỉ biết đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 để tri ân các thầy cô giáo chứ không nhớ ngày Thầy thuốc Việt Nam để tặng hoa cho cô y tế".
Và Bá Xểnh, 41 tuổi, bị bắt sau 14 năm dùng súng kíp bắn gục người phụ nữ hàng xóm ở huyện Kỳ Sơn vì bị phát hiện trộm gà.
Tại cơ quan công an, Lê Phú Quý khai nhận hành vi dùng dao đâm chết bạn, đồng thời cho biết lý do sát hại nạn nhân vì trong khi tổ chức ăn nhậu có sử dụng ma túy, không được tỉnh táo.
Kiểm tra thật chặt tình trạng thu tiền điện tại các khu nhà trọ, tránh việc công nhân, người lao động phải nộp tiền điện cao hơn quy định -...
Ông Phạm Xuân Thăng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương bị đề nghị thay đổi từ tội 'Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng' sang 'Nhận hối lộ'.
Hồ Doãn Tú, mắt xích quan trọng của đường dây mua bán 566 bánh heroin do Hải 'Luận', Dũng 'Lừng' và nhóm cựu cảnh sát cầm đầu, bị xét xử sau hơn 20 trốn truy nã.
Sau khi bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật cảnh cáo, bà Đỗ Thị Kim Thư đã được cho thôi giữ chức Chánh án TAND tỉnh Kon Tum, chờ nghỉ hưu trước tuổi.
Nói về việc thí sinh đạt 9 điểm mỗi môn vẫn rớt nguyện vọng 1 vào trường, ông Nguyễn Đức Sơn - hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội - cho rằng đó là điều bình thường.
Lường Văn Nghiêm khai khi lùi ôtô trong sân trường chỉ nhìn gương chiếu hậu, thiếu quan sát các gương khác, nên không thấy các học sinh, tông tử vong bé lớp 2.
Khám xét nơi ở của Trần Văn Trường, Công an TP. Phú Quốc (Kiên Giang) thu giữ hơn 1kg ma túy các loại (heroin, thuốc lắc, ma túy đá).