Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khuyến cáo phụ huynh cần bình tĩnh xác minh, tuyệt đối không chuyển tiền cho đối tượng với bất kỳ hình thức nào đồng thời yêu cầu các trường rà soát bảo mật thông tin.
Chiều nay, 14/3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có văn bản số 677/SGDĐT-CTTT-KHCN gửi các cơ sở giáo dục trực thuộc về việc cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Theo công văn, thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố đã xảy ra tình trạng các đối tượng lợi dụng mạng viễn thông gọi điện và nhắn tin cho người thân, cha, mẹ học sinh thông báo con em trong gia đình bị tai nạn đang cấp cứu hoặc nầm viện, cần chuyển tiền ngay để mổ hoặc nhập viện điều trị nhằm chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn rất tinh vi.
Để phòng, chống hiệu quả hành vi lừa đảo trên, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị trưởng phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện, thị xã, hiệu trưởng các trường trung học phổ thông, giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiêp-giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố thực hiện tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, giáo viên, học sinh và khuyến cáo cha, mẹ học sinh trong toàn trường ở tất cả các cấp học nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa với các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng lừa đảo.
Các trường quán triệt đến cha, mẹ học sinh toàn trường: Nếu trường hợp nhận được cuộc gọi hoặc tin nhắn từ số máy lạ thông báo về việc học sinh là con em của gia đình bị tai nạn đang cấp cứu tại bệnh viện thì cần bình tĩnh xác minh, tuyệt đối không chuyển tiền cho đối tượng với bất kỳ hình thức nào đồng thời liên hệ ngay với nhà trường để xác minh thông tin chính xác và trình báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, giúp đỡ.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục rà soát, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thông tin của cán bộ, giáo viên và học sinh, tăng cường phối hợp thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình; thông báo số điện thoại đường dây nóng của trường đến cha, mẹ học sinh và công khai trên cổng thông tin điện tử của trường.
Nhà trường cũng phải có phương án tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin phản ánh về những sự việc và thủ đoạn lừa đảo để thông tin rộng rãi đến cha, mẹ học sinh./.
Đọc bài gốc tại đây.
Vào những năm 1960, một đơn vị quân đội Trung Quốc đóng ở trấn Cao Vũ, huyện An Cát, tỉnh Chiết Giang thực hiện nhiệm vụ xây cầu. Vì cần đá hoa cương nên đơn vị này quyết định dùng mìn phá núi. Hơn 200 người được huy động tới hiện trường để thực hiện công việc này. Thế nhưng chuyện bất ngờ đã xảy ra. Đó là khi thuốc nổ vừa bộc phát, đột nhiên vô số vàng bạc châu báu từ đâu bắn tung tóe xung quanh khiến ai nấy đều sững sờ. Mọi thứ trở nên mất...
Đây là cá thể gấu nuôi nhốt cuối cùng trong các hộ gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc, được nuôi hợp pháp từ năm 2001 và gắn chip xác minh nguồn gốc.
Vụ phóng tàu vũ trụ chở 4 phi hành gia (2 của Mỹ, 1 của Nga và 1 của Saudi Arabia) bị hoãn đúng 2,5 phút trước giờ khởi hành dự kiến của chuyến bay ngày 27-2 lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).
Ngày 11/4, Nga đã phóng thành công tên lửa đẩy Angara-A5 từ sân bay vũ trụ Vostochny, tỉnh Amur, vùng Viễn Đông của nước này, sau 2 ngày liên tiếp phải hủy vào phút chót do trục trặc kỹ thuật.
Tàn tích của một lâu đài được xây dựng vào đầu thời Trung Cổ, sau đó mất tích hàng thế kỷ, đã được tìm thấy ở TP Gloucester - Anh.
Nghiên cứu chỉ ra phụ nữ lái xe an toàn hơn nam giới đang gây bàn luận sôi nổi.
Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất, có một mô hình cởi mở giữa cơ quan quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp để sớm đưa các công trình nghiên cứu khoa học ra đồng ruộng thay vì “cất vào ngăn kéo”.
Các nhà khoa học thiết kế bẫy kim loại dưới sông để bắt cua lông Trung Quốc, một trong những loài xâm lấn tệ nhất châu Âu.
Robot tự hành Chúc Dung của Trung Quốc tìm thấy bằng chứng mới về đường bờ biển cổ đại, củng cố giả thuyết sao Hỏa từng có một đại dương khổng lồ.