Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

10:45 13/02/2025

TP - Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Sống, chết bên nhau

Ông Đào Đức Cường (SN 1954) sinh sống ở dốc Tịnh Tạm thuộc khu Dây Thép, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn. Ở gần khu pháo đài Đồng Đăng nên cứ dịp lễ Tết hoặc ra dịp tháng 2 hàng năm, ông Cường đều leo đồi lên tận chân pháo đài thắp tâm nhang cho người thân của ông đã tử nạn trong hầm sâu lũy thép.

Tiền Phong Người dân Lạng Sơn biểu thị sự quyết tâm giữ đất biên cương. (Ảnh tư liệu chụp tháng 2 năm 1979) 1

Người dân Lạng Sơn biểu thị sự quyết tâm giữ đất biên cương. (Ảnh tư liệu chụp tháng 2 năm 1979)

Theo ông Cường, vào đầu tháng 2/1979, ông tham gia quân ngũ, đeo lon Thượng sỹ đóng quân ở Huế. Nghe thông tin chiến sự biên giới phía Bắc nổ ra, quê hương bị tàn phá, Cường xin phép và được đơn vị cho tranh thủ về nhà. Chuyến trở về của ông như dài bất tận, lòng như lửa đốt bởi linh tính mách bảo gia đình đang gặp nạn.

Rạng sáng 17/2/1979, phía Trung Quốc khai chiến, nã pháo vào thị trấn Đồng Đăng, đồng bào các dân tộc địa phương tán loạn bìu díu nhau chạy về phía ga Đồng Đăng sơ tán về xuôi. Không ngờ, bọn địch đã cài cắm lực lượng vào thị trấn từ trước, khi chiến sự nổ ra, ga tàu nhanh chóng bị địch chiếm... Hàng trăm người dân, trong đó có 7 người trong gia đình ông Cường (gồm 2 nam, 5 nữ) cùng một cháu ngoại lúc đó có mấy tháng tuổi ngược lên pháo đài lánh nạn.

“Mãi đến sau năm 2000, người dân Đồng Đăng mới có điều kiện khai quật pháo đài. Hơn 30 bộ hài cốt được tìm thấy ở tầng hầm đầu tiên. Đến nay vẫn chưa ai tiếp cận được tầng hầm thứ 3, nơi ước tính còn hàng trăm xác người nằm lại”.

Ông Đào Đức Cương, Trưởng khu Dây Thép, thị trấn Đồng Đăng

Lũy thép trên đồi cao trở thành chiến trường ác liệt. Nằm cách biên giới Việt- Trung gần hai cây số, pháo đài Đồng Đăng có ba tầng, được xây dựng từ thời Pháp rất kiên cố. Quân Trung Quốc sử dụng rất nhiều xe tăng và các loại phương tiện khác tấn công, theo sau là hàng vạn bộ binh…Khi này, ở bốn hướng chiến hào quân ta có khoảng 300 người chỉ có súng AK, CKC, đại liên, B40...

Tiền Phong Ông Đào Đức Cương nghẹn lời kể chuyện tìm anh em ở pháo đài Đồng Đăng. Ảnh: Duy Chiến 1

Ông Đào Đức Cương nghẹn lời kể chuyện tìm anh em ở pháo đài Đồng Đăng. Ảnh: Duy Chiến

Theo “nhật ký chiến trường” của ông Nguyễn Duy Thực, cựu chiến binh Đại đội 42, Trung đoàn 4, Sư đoàn 3 đóng quân ở pháo đài Đồng Đăng thì phía Trung Quốc dùng chiến thuật “biển người” đánh chiếm bằng được lũy thép này. Lực lượng của ta tuy mỏng nhưng dũng mãnh, kiên cường, dùng các loại súng để đẩy lui các đợt tấn công của địch.

Nòng súng đỏ ran từ bốn phía chiến hào pháo đài nhả đạn về phía quân thù. Lớp này ngã xuống, toán địch khác lại nhào lên hung hãn. Pháo địch, súng cối trút xuống trận địa ta ngày càng đan dày. Nhiều anh em đã ngã xuống. Những người lính bị thương vẫn không rời trận địa. Một số thanh niên, người dân sơ tán có sức khỏe cùng chung chiến hào, tiếp đạn dược, sơ cứu thương binh.

Giữa lúc chiến sự ác liệt, tối 18/2, lực lượng trinh sát của Sư đoàn 3 Sao Vàng mở đường máu để đưa thương binh, người dân già yếu, em nhỏ đi về tuyến sau, song nhiều người vẫn tình nguyện ở lại, sống chết cùng nhau, trụ lại tiền phương.

Cuộc chiến trong hầm tối

Tiền Phong Lũy thép pháo đài Đồng Đăng. Ảnh: D.T 1

Lũy thép pháo đài Đồng Đăng. Ảnh: D.T

Đại tá Nông Văn Phjeo, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Lạng Sơn vẫn còn khắc ghi những giây phút sinh tử bên trong pháo đài Đồng Đăng: Trong pháo đài lúc này ngoài đơn vị chúng tôi còn có rất nhiều đồng bào. Hầu hết là đàn bà, trẻ em từ dưới thị trấn Đồng Đăng chạy lên tránh đạn pháo từ sớm ngày 17/2. Vì đông người nên thức ăn, nước uống dự trữ sắp hết, chỉ còn dăm cân mì sống và mấy lít nước cạn dưới đáy phuy. Trong pháo đài tối om và ngột ngạt vì hơi người, trẻ con khóc lặng đi vì khát nước, khát sữa. Mệt mỏi, đói khát, nhiều người dựa lưng vào góc tường mà đầu choáng, người ớn lạnh…

Lương thực và đạn dược trong pháo đài bắt đầu cạn dần. Nguy cấp nhất là không có quân chi viện vì quân địch đã bao vây tứ phía. Quân xâm lược chiếm được phần nóc pháo đài và cho người đến cửa hầm bắc loa gọi hàng, đáp lại chúng chỉ là những loạt AK từ bên trong bắn ra.

“Những ngày tiếp theo, số lượng người thương vong ngày càng tăng. Pháo đài tối om và ngột ngạt bởi mùi tử khí, máu me, tiếng trẻ con khóc không thành tiếng vì khát nước, khát sữa...Mất 5 ngày đêm vẫn chưa chiếm được pháo đài khiến quân thù cay cú, điên cuồng.

Ngày 22/2/1979, chúng đặt bộc phá giật sập cửa hầm, dùng lựu đạn cay thả xuống các lỗ thông hơi, sau đó đổ xăng xuống hầm rồi phóng hỏa. Pháo đài rung chuyển cùng hàng chục, hàng trăm tiếng nổ chói tai rung óc. Hơi khói cay xè, đen đặc cuồn cuộn ùa vào từng căn phòng trong pháo đài. Tiếng trẻ con sặc sụa rồi lặng đi. Mấy đồng chí thương binh kêu nấc lên hai, ba tiếng rồi lịm. Tôi bò sờ soạng lần về lỗ thông hơi để thở nhưng từ ngoài địch nhét lựu đạn cay vào.

Qua ánh lửa, tôi thấy đồng bào mình ôm nhau nằm la liệt, mắt nhìn về phía xa như mong ước điều gì… Tôi cảm thấy một thứ khói khủng khiếp xộc vào họng cháy bỏng và lửa cháy bừng bừng. Địch phun hơi độc hóa học và phun xăng vào pháo đài, tôi hoa mắt rồi lịm đi.

Tỉnh dậy, tiếng nổ vẫn ầm ầm, máu ứa ra từ miệng, tai đặc quánh. Tôi bật dậy, kêu lên “Còn đồng chí nào sống không?”. May mắn có tiếng trả lời, tất thảy có 6 người lính bò tới nắm tay nhau, thề bám trụ, tìm cách thoát thân. Ai cũng gắng gượng dồn hết sức lực cào bới đất đá, tìm đường ra khỏi pháo đài, mất nhiều tiếng đồng hồ chúng tôi mới nhìn thấy ánh sáng. Lợi dụng đêm tối, chúng tôi chui ra khỏi hang và rút đi”, cựu chiến binh Nông Văn Phjeo xúc động kể lại.

Hoa đưa hương nơi chiến lũy

Trò chuyện với phóng viên Tiền Phong, ông Đào Đức Cường không kìm được nước mắt tâm sự: Hành trình tìm cha mẹ và các em của ông bị gián đoạn tới tận ngày 5/3/1979 khi Trung Quốc rút quân. Vào được thị trấn Đồng Đăng, ông theo chỉ dẫn của những nhân chứng sống sót mà chạy một mạch lên pháo đài. Xác người được chôn dọc theo con dốc.

Trên đỉnh pháo đài, những lô cốt đổ nghiêng, vỡ toác vì bộc phá. Lối xuống các tầng hầm bị đất đá lấp kín, không có cách nào tiếp cận được bên trong. Cả 7 anh chị em cùng cháu ruột của ông Cường đã mãi mãi nằm lại trong pháo đài, cùng hàng trăm dân thường và bộ đội Việt Nam.

Tôi cũng thường gặp bà Lê Thị Nga (SN 1963) nhà ở trung tâm thị trấn Đồng Đăng cùng nhóm thiện tâm địa phương có mặt tại pháo đài mang hoa quả, đèn nhang cúng tiến chiến sỹ và đồng bào tử nạn. Bà Nga cho biết, sâu trong pháo đài cũng có linh hồn của cha và anh trai của mình. Áp Tết này, nhóm thiện tâm trồng những nhóm hoa tươi xung quanh chân pháo đài. Xuân sang, hoa đưa hương thơm ngát…

Ông Đào Đức Cường cho hay, sau biến cố tháng 2/1979, ông chuyển ngành sang làm nhân viên đường sắt. Ông chăm sóc bố mẹ già và xây dựng cuộc sống mới. Ông nhiệt tình tham gia các công tác ở địa phương, là thành viên văn nghệ của Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi...

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm
Giáo viên nhận xét đề thi môn tự chọn: Tiếng Anh phân hóa cao, đề 'môn mới' vừa sức

Giáo viên nhận xét đề thi môn tự chọn: Tiếng Anh phân hóa cao, đề 'môn mới' vừa sức

06:45 04/07/2025

Lần đầu tiên thí sinh học chương trình 2018 thi môn tự chọn, giáo viên nhận xét gì về đề thi?

Ông Trần Lưu Quang kiểm tra công tác chuẩn bị vận hành chính quyền 2 cấp tại Ninh Thuận, Khánh Hòa

Ông Trần Lưu Quang kiểm tra công tác chuẩn bị vận hành chính quyền 2 cấp tại Ninh Thuận, Khánh Hòa

00:00 04/07/2025

Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đánh giá cao sự chủ động của phường Phan Rang (Ninh Thuận) và huyện Cam Lâm (Khánh Hòa).

Quảng Ninh: Đồn Biên phòng Ngọc Vừng kịp thời cứu 6 ngư dân gặp nạn trên biển

Quảng Ninh: Đồn Biên phòng Ngọc Vừng kịp thời cứu 6 ngư dân gặp nạn trên biển

00:00 04/07/2025

Thông tin từ Đồn Biên phòng Ngọc Vừng (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) cho biết đơn vị vừa cứu 6 ngư dân gặp nạn trên vùng biển xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, đồng thời lai dắt tàu vào bờ để sửa chữa.

Chảo lửa Trung Đông: Iran nói ngoại giao không phải là lựa chọn; cộng đồng quốc tế kêu gọi hạ nhiệt; Nga, Trung Quốc lên tiếng

Chảo lửa Trung Đông: Iran nói ngoại giao không phải là lựa chọn; cộng đồng quốc tế kêu gọi hạ nhiệt; Nga, Trung Quốc lên tiếng

00:00 04/07/2025

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật những tin tức mới nhất về tình hình xung đột tại Trung Đông.

Một đêm mưa, mái taluy sập xuống: Bi kịch trong căn nhà 4 người ở Yên Bái

Một đêm mưa, mái taluy sập xuống: Bi kịch trong căn nhà 4 người ở Yên Bái

00:00 04/07/2025

Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra trong đêm tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái khiến một căn nhà đổ sập, thiếu nữ 15 tuổi bị vùi lấp và tử vong tại chỗ.

Sơ tán hàng trăm hộ dân khỏi biển nước đe dọa ngay trong đêm

Sơ tán hàng trăm hộ dân khỏi biển nước đe dọa ngay trong đêm

00:00 04/07/2025

Hàng trăm hộ dân bị cô lập ở Lạng Sơn, trong đó có nhiều người cao tuổi và trẻ em đã được lực lượng chức năng đưa đến nơi an toàn.

Giáo viên dự đoán Vật lý dễ có 'mưa điểm 10'

Giáo viên dự đoán Vật lý dễ có 'mưa điểm 10'

00:00 04/07/2025

>> Đáp án đề thi môn Vật lý tốt nghiệp THPT 2025 tất cả mã đề Thầy Lê Văn Trung, giáo viên chuyên ôn thi ở Hà Nội đánh giá, đề thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm nay khá vừa sức với học sinh, dự đoán nhiều bài thi đạt điểm 9 và dễ có 'mưa điểm 10'. Đề Vật lý tốt nghiệp cấu trúc 28 câu hỏi trắc nghiệm khách quan với 40 lệnh hỏi; thực hiện trong thời gian 50 phút), được chia làm 3 phần: Phần I gồm 18 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn; Phần II gồm 4...

Công bố Quyết định thành lập LĐLĐ tỉnh Tây Ninh, ông Trần Lê Duy làm Chủ tịch

Công bố Quyết định thành lập LĐLĐ tỉnh Tây Ninh, ông Trần Lê Duy làm Chủ tịch

00:00 04/07/2025

Tây Ninh - Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh Tây Ninh có 28 người, Ban Thường vụ gồm 8 người, do ông Trần Lê Duy làm Chủ tịch.

Giám đốc Công ty biến dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người bị bắt

Giám đốc Công ty biến dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người bị bắt

00:00 04/07/2025

Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nhật Minh Food Đặng Thị Phương bị bắt với cáo buộc biến hàng chục nghìn tấn dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van for sale
Commercial van for sale
Campervan for sale