Không chỉ là nhà văn, dịch giả Mai Sơn còn là một người đọc lặng lẽ với "sự quyến rũ của chữ" đến tận cùng.
Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 2021, nhà văn Mai Sơn biết mình mắc bệnh nan y nên đã rời căn hộ ở Sài Gòn, quay về sống ở căn nhà tại Đức Hòa - Long An, phần vì muốn có thời gian để điều trị theo phác đồ của bác sĩ, phần vì có không gian sống yên tĩnh.
Chúng tôi từ Sài Gòn xuống ghé thăm anh, lúc này trông anh tiều tụy lắm, dường như chỉ còn da bọc xương, trong người đau đớn nhưng lúc nào cũng ráng pha trò, cười vui. Nụ cười nhẹ, nhưng mỗi khi cười lại làm sáng gương mặt Mai Sơn. Trong cuộc trò chuyện (bằng một sự cố gắng) anh nói nhỏ với tôi: "Thực ra thì mình không phải là người ham sáng tạo lắm đâu Thụy à, mà mình ham sống, ham sống lắm".
Tôi nghe mà lặng đi. Lúc ấy, tôi không biết nói gì, bèn quay mặt nhìn ra trước sân nhà, thực ra đó không phải là một mảnh sân, mà là một đám ruộng khô mọc đầy cỏ dại. Chợt một cơn mưa đổ xuống. Mưa trưa. Mưa trong nắng chang chang.
Ra về, tôi cứ nhớ mãi những lời anh Mai Sơn tâm sự. Thỉnh thoảng, chúng tôi lại gọi điện, nhắn tin và thăm anh khi anh về căn hộ chung cư ở Sài Gòn. Nhưng giờ thì anh ra đi thật rồi. Lần này là vĩnh viễn. Lần này, tôi lại sẽ về căn nhà ở Đức Hòa để tiễn anh.
Tôi quý mến Mai Sơn, không chỉ vì anh là nhà văn - dịch giả, mà anh còn là một người đọc đáng nể. Nhà văn bây giờ, ít ai đồng thời là người đọc. Đọc càng nhiều thì càng khiêm tốn và minh triết. Mai Sơn khiêm tốn nhưng cũng có cái ngạo nghễ riêng, vì anh đọc và thấu nhiều tư tưởng lớn từ những nhà triết học vĩ đại. Nhưng tựu trung, Mai Sơn vẫn là người ham viết, cao hơn ham viết là ham sống như một người bình thường. Yêu sách vở. Yêu cuộc sống. Không cao sang gì, có khi chỉ là vài chai bia lạnh trên vỉa hè Pasteur - đoạn trước cổng Đại học Mỹ thuật TP HCM, để ngồi nói chuyện cuộc đời, về đàn bà, và quanh đi quẩn lại vẫn không thoát ra được câu chuyện văn chương và triết học.
Mai Sơn mê triết và văn, nhưng để kiếm sống, anh phải đi làm báo, nhận làm thêm công việc dịch thuật, dịch nhiều thứ ngoài văn chương. Đó là mâu thuẫn của anh. Từ đó cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, như tính cách có khi hiền từ cũng có khi phẫn nộ. Có khi rất hài hước nhưng cũng lắm lúc cực đoan. Đoạn đời mà tôi nghĩ phù hợp nhất của Mai Sơn là khi anh làm Trưởng ban Tu thư của Đại học Hoa Sen. Ở đó, anh được làm việc mình thích là xuất bản những cuốn sách công cụ hữu ích. Chỉ tiếc khoảng thời gian này cũng không dài.
Mai Sơn là người rất có lòng với văn nghệ Sài Gòn, anh từng lập ra trang web văn chương có tên miền là bungbinhsaigon, với tham vọng "số hóa" những tác phẩm văn chương, triết học giá trị. Nhưng rồi sự đơn độc và gánh nặng "cơm áo gạo tiền" khiến anh bỏ cuộc, không duy trì được lâu dài. Nhiều dự án dịch thuật của anh cũng dở dang.
Thôi thì, mỗi chúng ta đều có những giới hạn của mình, và bước qua giới hạn đó là một cuộc đi dài, có lẽ là cũng không ân hận điều gì, vì đã sống hết mình.
Tạm biệt nhà văn Mai Sơn - người lặng lẽ và tha thiết cùng "Sự quyến rũ của chữ" đến tận cùng.
Nhà văn Mai Sơn sinh năm 1956, từng tham gia viết văn, dịch thuật, viết điểm sách, có hơn 30 năm sống bằng nghề viết, dịch và biên tập sách báo. Ông xuất bản 12 tên sách thuộc nhiều thể loại văn xuôi, biên soạn, dịch thuật, trong đó có 101 triết gia (2007), Vật lạ ở trên đầu (tập truyện, 1997), Hư cấu (tập truyện, 2003), Vũ trụ trong một nguyên tử (2008), Câu chuyện triết học (2005), hay cuốn Sự quyến rũ của chữ với gần 300 trang tập hợp những bài phê bình, cảm nhận của Mai Sơn về các tác giả, tác phẩm trong và nước ngoài. Ông từng tham dự Liên hoan văn học Á - Phi lần thứ nhất, năm 2007 tại Hàn Quốc.
Được tin tác giả Mai Sơn qua đời, nhà văn Nhật Chiêu cho biết ông bàng hoàng dù biết đồng nghiệp mang bệnh từ lâu. Sinh thời, Mai Sơn từng viết lời bạt cho tập truyện Người ăn gió và quả chuông bay đi của Nhật Chiêu (Chỉ có gió để ăn/Chỉ có chữ để hy vọng).
"Anh là một trong những người viết tử tế với nghề nhất tôi từng biết", Nhật Chiêu nói. Dịp này, ông cảm tác bài thơ khóc Mai Sơn:
"Mai Sơn ơi
Ra đi từ biệt nỗi đời
Ra đi từ biệt những lời chưa đi
Những vô ngôn
Những thầm thì
Còn tôi ăn gió mà nghi ngút buồn
Gió và chữ
Bụi và sương
Nợ nhau là chữ là thương nỗi người
Mai Sơn ơi"
Trần Nhã Thụy
Nhận chiếc túi xách Dior giá 2.400 USD, Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon Hee bị công tố viên ở Seoul thẩm vấn về cáo buộc 'nhận hối lộ'.
Những ồn ào của điện ảnh Việt 2023 không chỉ có cái tên Trấn Thành, mà còn mở ra cuộc tranh luận phức tạp về quyền được hư cấu, mối liên hệ với lịch sử... của điện ảnh.
Chỉ sau hai ngày tham gia trại ăn kiêng với mục tiêu giảm 100 kg, một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội Trung Quốc được thông báo đã qua đời ở tuổi 21.
Đạo diễn Lý Hải thuê 100 tàu bè, dựng phông xanh, dùng xe cẩu quay cảnh thuyền cá gặp bão ở 'Lật mặt 7'.
Trưa 30/5, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - báo tin nhà văn, đại tá Lê Hải Triều đã qua đời, hưởng thọ 78 tuổi. Nhà văn Lê Hải Triều trút hơi thở cuối cùng vào hồi 22h40 ngày 29/5, tại Hà Nội. Ông sinh năm 1947 tại thôn Phú Yên, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trong chiến tranh, ông từng vào sinh ra tử trong những trận chiến ác liệt nhất mặt trận phía Nam. Ông nhập ngũ năm 1966. Trong chiến dịch Tết Mậu Thân năm...
Dư luận đang phản ứng mạnh về bộ ảnh ca sĩ Đức Tuấn chụp tại Hội An, trong đó có nhiều ảnh người này đứng, ngồi trên mái nhà trong phố cổ Hội An. Chính quyền thành phố Hội An yêu cầu ngành chức năng vào cuộc xác minh.
Nhạc sỹ Nguyễn Cường sinh năm 1943 trong một gia đình gốc trung lưu ở phố Hàng Bạc, Hà Nội. Năm 16 tuổi, ông thi vào Trường Trung cấp Âm nhạc Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) để học violoncelle. Chàng trai Thủ đô có tâm hồn hào sảng của đại ngàn Sau khi tốt nghiệp năm 1965, ông được phân công về Đoàn Ca múa Tây Nguyên (nay là Đoàn Ca múa Đam San), lúc đó đóng tại Hà Nội. Từ năm 1967, ông chuyển về công tác tại Phòng Giáo dục...
Trong những năm 1980 và 1990, Hong Kong (Trung Quốc) là nơi sản sinh ra vô số mỹ nhân nức tiếng châu Á. Tuy nhiên, theo thời gian, họ già đi, nhường chỗ cho lớp hậu bối. Đầu năm 2023, cư dân mạng đã bầu ra Top 10 nữ thần Hong Kong sinh sau năm 2000 được yêu thích nhất. Đa số đều hoạt động ở lĩnh vực âm nhạc.
Diệp Lâm Anh mang tranh tự vẽ đấu giá để ủng hộ người vùng lũ, được chồng cũ - doanh nhân Đức Phạm - mua với giá 120 triệu đồng.