TP - Ngày 22/8, tại Hà Nội diễn ra Lễ kỷ niệm “55 năm ngày Bác đi xa, 55 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”. Đây là Di tích Quốc gia đặc biệt, nơi Bác Hồ đã sống, làm việc và đi xa…
Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời. Ngay sau khi Người mất, với lòng biết ơn vô hạn vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, thể theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đã quyết định bảo vệ, bảo quản và giữ nguyên trạng nơi ở và làm việc của Người tại Phủ Chủ tịch.
Tiền Phong Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị bàn về kế hoạch Tổng tiến công Tết Mậu Thân tại Khu Phủ Chủ tịch. Ảnh: T.L 1 |
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị bàn về kế hoạch Tổng tiến công Tết Mậu Thân tại Khu Phủ Chủ tịch. Ảnh: T.L |
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại nhiều nơi, nhưng Khu Phủ Chủ tịch vinh dự là nơi gắn bó với Người lâu nhất - 15 năm cuối đời (1954-1969). Nơi đây lưu giữ hình bóng, ký ức về tư tưởng, đạo đức, phong cách vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất, chiến sĩ cộng sản quốc tế, người bạn thủy chung của nhân loại tiến bộ và yêu chuộng hòa bình. Nhưng nơi đây cũng hết sức giản dị, là nơi mà nhà thơ Tố Hữu đã xúc động gọi là “Cõi Bác xưa” với những vần thơ khiến chúng ta nhớ mãi: “Nhà gác đơn sơ một góc vườn/Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn/Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối/Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn…”
KDT Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch với vị thế là một trong 10 di tích đầu tiên trong cả nước được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 1, năm 2009), là di tích đầu hệ trong hệ thống các di tích lưu niệm về Bác Hồ. Bà Lê Thị Phượng, Giám đốc KDT Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch cho biết: “KDT hiện đang thực hiện hai nhiệm vụ là bảo tồn, gìn giữ nguyên trạng nơi ở và làm việc của Người; đồng thời phát huy hiệu quả di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Phủ Chủ tịch. Trong đó, nhiệm vụ bảo tồn, gìn giữ nguyên trạng di tích là nhiệm vụ chính trị cốt lõi; phát huy giá trị di tích là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Hai nhiệm vụ có mối liên hệ biện chứng, không thể tách rời. Bảo tồn là tiền đề của phát huy, phát huy là cơ sở thúc đẩy bảo tồn”.
Tiền Phong Chủ tịch Hồ Chí Minh tại phòng làm việc trong Khu Phủ Chủ tịch. Ảnh: T.L 1 |
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại phòng làm việc trong Khu Phủ Chủ tịch. Ảnh: T.L |
Nét độc đáo của KDT Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch ở chỗ, nơi đây tuy quy mô và kiến trúc không lớn, nhưng lại ẩn chứa những phẩm chất trí tuệ, tư tưởng, phong cách cao đẹp của một bậc vĩ nhân. Trong 15 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc tại đây, tất cả di sản vật chất từ ngôi nhà, vật dụng đến cảnh quan như hàng cây, con đường, ao cá … cùng những di sản tinh thần sâu sắc, phong phú khác mà Người để lại đã hội tụ thành “Cõi Bác xưa” với một “trường ký ức lịch sử - văn hóa” đầy đủ, nguyên gốc, thấm đẫm giá trị nhân văn. Có thể khẳng định, KDT Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là di sản hiếm có trong hệ thống các di tích, lưu niệm về Người.
Sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa, những cán bộ từng phục vụ Bác đã tình nguyện ở lại, dốc lòng, dốc sức trông nom, gìn giữ tốt nhất những di tích của Bác, từ ngôi nhà, vườn cây, ao cá đến những đồ dùng hàng ngày. Vì thế, Khu Di tích về Bác tại Phủ Chủ tịch vẫn được bảo vệ, bảo quản cẩn trọng và chu đáo. Nhà sàn đúng giờ vẫn có tiếng đài và đèn bật sáng. Cửa vẫn mở hằng ngày, đồ đạc trong nhà vẫn được sắp đặt ngay ngắn, sạch sẽ đợi Người. Tất cả đang được duy trì như sinh thời Người đã sống và làm việc.
Từ khi mở cửa đến nay, KDT đã đón gần 90 triệu lượt người từ khắp mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam và từ khoảng 160 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đến thăm. Số lượng khách thăm năm sau luôn cao hơn năm trước. Đối với nước ta, KDT đã trở thành địa chỉ đỏ, địa chỉ thiêng liêng để giáo dục nhân dân về lòng yêu nước, tự hào dân tộc, về truyền thống lịch sử văn hóa. Đối với quốc tế, KDT trở thành nơi đáp ứng tình cảm của bạn bè năm châu vì khi nghĩ đến Việt Nam họ nhớ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tại Lễ kỷ niệm cũng tổ chức Triển lãm “55 năm ngày Bác đi xa, 55 năm bảo tồn và phát huy giá trị KDT Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (1969 - 2024)”. Với hơn 240 tư liệu, triển lãm giới thiệu đến công chúng những hình ảnh và tư liệu về cuộc sống đời thường và công việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Phủ Chủ tịch từ năm 1954 đến 1969; giới thiệu công tác bảo tồn và phát huy giá trị KDT gồm hai giai đoạn từ năm 1969 đến 1992 và từ năm 1992 đến nay.
Nay những con đường trong Khu Di tích tuy không còn đón bước chân của Bác mỗi ngày, nhưng người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế vẫn theo lối quen đến thăm nơi ở và làm việc của Người. Trên con đường Bác thường đi bách bộ, những người phục vụ vẫn quét dọn hằng ngày, hàng rào râm bụt vẫn được cắt xén vuông vắn. Tất cả cảnh quan trong KDT khiến mỗi người đến đây luôn có cảm giác ấm áp, thân quen, gần gũi… “Để khẳng định tầm vóc Di tích quốc gia đặc biệt, trong thời gian qua, KDT đã không ngừng nghiên cứu và mở rộng các hoạt động bảo tồn. Các phương thức tuyên truyền và quảng bá được đa dạng hóa, giúp hình ảnh KDT được lan tỏa sâu rộng trong nước và quốc tế, mang lại những ấn tượng sâu đậm về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, bà Lê Thị Phượng cho biết.
Tiền Phong Các đại biểu tham quan Triển lãm “55 năm ngày Bác đi xa, 55 năm bảo tồn và phát huy giá trị KDT Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”. Ảnh: Kiến Nghĩa 1 |
Các đại biểu tham quan Triển lãm “55 năm ngày Bác đi xa, 55 năm bảo tồn và phát huy giá trị KDT Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”. Ảnh: Kiến Nghĩa |
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, TS. Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch bày tỏ, KDT Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch chính là “Cõi Bác xưa” quý giá muôn đời, nơi hội tụ và lan tỏa sâu sắc về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Khi soi vào những câu chuyện đời thường Người để lại nơi này, mỗi chúng ta trong cuộc sống hiện đại hôm nay vẫn tìm thấy những bài học lớn. Những câu chuyện về Người đã để lại cho đời sau không chỉ hình bóng và tư tưởng của một vĩ nhân, mà còn in dấu của một trong những thời kỳ hào hùng nhất trong lịch sử dân tộc.
Gần đây, trong buổi gặp mặt các cán bộ phục vụ Bác Hồ tại Khu Phủ Chủ tịch giai đoạn 1954-1969, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã phát biểu: “Chúng ta càng cảm nhận sâu sắc một điều: Việt Nam - Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng không thể tách rời; và khu di tích quốc gia đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch chính là một phần quan trọng không thể thiếu, làm cho biểu tượng ấy càng thêm sinh động và gần gũi”.
Các ca bệnh tả đã gia tăng trong những năm gần đây, với 473.000 ca được báo cáo trên toàn cầu vào năm 2022, gấp đôi năm trước đó.
Chiều 6/11, HĐND huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn tổ chức kỳ họp lần thứ 18 (kỳ chuyên đề) để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng, trong đó có việc kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND huyện.
Trương Khánh Hoàng, cựu quyền Tổng giám đốc SCB, khai từng thực hiện nhiều lệnh chuyển tiền ra nước ngoài cho bà Trương Mỹ Lan 'để đầu tư dự án'.
Ôtô đầu kéo chở gỗ dăm bị lật ở đèo An Khê trên quốc lộ 19 nối hai tỉnh Gia Lai và Bình Định khiến giao thông ùn tắc kéo dài, sáng 27/1.
Ông Nguyễn Thế Kỷ, chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, bày tỏ niềm xúc động và thương tiếc khi hay tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời.
Tại ngày hội tư vấn tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023 diễn ra sáng nay (22/7), một phụ huynh ở Hà bày tỏ lo lắng, dù thí sinh đã trúng tuyển sớm vào 15 trường đại học theo các phương thức khác nhau, gia đình vẫn lo con trượt sau khi đăng ký xét tuyển lên hệ thống chung và chạy lọc ảo của Bộ GD&ĐT. Phụ huynh này cảm thấy 'Bộ GD&ĐT lọc ảo giống như quay sổ xố' và mong các chuyên gia, lãnh đạo Bộ giải đáp thắc mắc về việc đăng ký nguyện vọng...
Mượn xe máy người dân để truy đuổi nghi phạm Giữa tháng 8/2023, tại Long Biên (Hà Nội) xảy ra vụ bắt cóc trẻ em giữa khu đô thị để đòi số tiền đặc biệt lớn khiến dư luận quan tâm. Gần 20h ngày 14/8, khi nhận được tin báo trên địa bàn xảy ra vụ bắt cóc tống tiền, Đại tá Hứa Việt Hưng, Trưởng Công an quận Long Biên ngay lập tức cử Phó Công an Quận xuống hiện trường xác minh, đồng thời báo cáo về Ban Giám đốc và các phòng nghiệp vụ Công an thành...
Theo thông cáo báo chí số 15 Kỳ họp thứ 7, ngày mai (6/6), Quốc hội sẽ tiếp tục tiến hành chất vấn, đồng thời họp riêng về công tác nhân sự.
HUẾ - Ngày 28.6, Công an thị xã Hương Trà (Thừa Thiên Huế) cho biết, đơn vị vừa điều tra làm rõ, bắt giữ đối tượng cướp tài sản .