Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến Qatar sau 15 năm.
Sáng 31-10 (giờ địa phương), tại Hoàng cung Amiri Diwan ở thủ đô Doha, Thủ tướng Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Nhà nước Qatar.
Khi đoàn xe chở Thủ tướng Phạm Minh Chính tiến vào Hoàng cung Amiri Diwan, đích thân Thủ tướng Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani đã ra tận xe đón Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhà nước Qatar vào vị trí danh dự, Quốc kỳ Việt Nam và Qatar tung bay, quân nhạc cử Quốc thiều hai nước.
Hai Thủ tướng duyệt đội danh dự, sau đó giới thiệu cho nhau thành phần quan chức mỗi bên tham dự lễ đón.
Sau lễ đón, cũng tại Hoàng cung Amiri Diwan, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhà nước Qatar dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
Theo Bộ Ngoại giao, đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến Qatar sau 15 năm, diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đang trên đà phát triển tốt đẹp với nhiều kết quả thực chất.
Trong chuyến thăm chính thức Nhà nước Qatar lần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm, hội kiến với Quốc vương, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội; làm việc với các bộ trưởng, doanh nghiệp, quỹ đầu tư của Qatar để thảo luận nhằm tiếp tục củng cố tin cậy chính trị.
Từ đó tạo động lực, mở ra giai đoạn hợp tác mới trong quan hệ hai nước; đặc biệt trong thu hút đầu tư từ Qatar vào Việt Nam và tạo đột phá cho hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tiếp cận thị trường Qatar và khu vực.
Qatar có tiềm năng kinh tế mạnh, là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới; là trung tâm tài chính - thương mại hàng đầu ở Trung Đông; quốc gia xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới.
Tài nguyên chính của Qatar là dầu mỏ với trữ lượng 25,24 tỉ thùng (đứng thứ 14 thế giới), sản lượng 1,53 triệu thùng/ngày; khí đốt với trữ lượng hơn 25.000 tỉ m3, đứng thứ 3 thế giới (LNG). Nền kinh tế của Qatar chủ yếu dựa vào công nghiệp khai thác, chế biến dầu mỏ và khí đốt (khoảng 85% nguồn thu xuất khẩu).
Trong quan hệ với Việt Nam, Qatar là đối tác quan trọng tại khu vực Trung Đông, đặc biệt trong các lĩnh vực như năng lượng, nông nghiệp, và du lịch. Giai đoạn 2019-2023, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng giảm thiếu ổn định, bình quân đạt trên 425 triệu USD/năm.
Tính đến hết quý 3-2024, nhập khẩu của Việt Nam từ Qatar đạt 451,5 triệu USD, tăng 113,5% so với cùng kỳ năm 2023 do tăng mạnh nhập khẩu khí đốt hóa lỏng. Việt Nam xuất khẩu sang Qatar các mặt hàng nông sản, thủy sản và thực phẩm chế biến, trong khi Qatar có nhu cầu về sản phẩm Halal và thực phẩm chế biến sẵn từ Việt Nam.
Đến tháng 9-2024, Qatar có 1 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt hơn 3,2 triệu USD, đứng thứ 88/148 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam, là dự án công nghiệp chế biến, chế tạo tại tỉnh Yên Bái.
Sau khi hội đàm, Thủ tướng Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Nghị định thư giữa Chính phủ Nhà nước Qatar và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi Hiệp định về vận chuyển hàng không ký ngày 8-3-2009.
Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực thể thao giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Qatar.
Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực pháp luật giữa Bộ Tư pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tư pháp Nhà nước Qatar.
Bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Ngoại giao Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Học viện Ngoại giao Bộ Ngoại giao Nhà nước Qatar.
Bản ghi nhớ giữa Tổng công ty Đầu tư vốn nhà nước (SCIC) và Cơ quan Đầu tư Qatar về hợp tác đầu tư.
Xung đột Nga-Ukraine, ông Putin tuyên bố Moscow không có nhu cầu huy động thêm binh sĩ dự bị, Mỹ cam kết tiếp tục viện trợ cho Kiev, chiến sự ở Dải Gaza, tuyết rơi dày tại Trung Quốc… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian, The Atlantic… tổng hợp.
Ngày 27/5, Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố bổ nhiệm bà Hoa Xuân Oánh làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước này.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Medvedev nói nước này đã có đủ lý do để dùng vũ khí hạt nhân, nhưng tới nay vẫn kiềm chế.
Tổng thống Guyana Irfaan Ali ngày 6/12 khẳng định chính phủ nước này đang thực hiện mọi biện pháp tự vệ cần thiết trước mối đe dọa về lãnh thổ từ quốc gia láng giềng Venezuela.
Cố vấn an ninh Philippines kêu gọi trục xuất các nhà ngoại giao Trung Quốc vì cáo buộc làm rò rỉ cuộc điện thoại với đô đốc nước này.
Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian đã lên đường đến Riyadh trong ngày 17/8.
Ba nước Arab tham gia bảo vệ Israel có nguy cơ hứng chỉ trích nếu Tel Aviv quyết định đáp trả mạnh mẽ đòn tập kích của Tehran, khiến khủng hoảng tiếp tục leo thang.
Bộ trưởng Quốc phòng Belarus cho rằng có nguy cơ cao xảy ra khiêu khích vũ trang từ nước láng giềng Ukraine và tình hình biên giới hai nước 'vẫn căng thẳng'.
Tổng thống đắc cử Mohamed Muizzu tuyên bố sẽ gửi trở lại các binh sỹ nước ngoài đang đồn trú ở Maldives, tuy nhiên, ông không nêu cụ thể bất kỳ nước nào