Quảng Ninh - Những ngày qua, giữa vịnh Cửa Lục lại bụi mịt mù bởi quá trình xuất-nhập hàng và nguyên liệu của một nhà máy xi măng nằm bên bờ vịnh này.
Từ xa, trên cầu Bãi Cháy cũng nhìn thấy bụi tung mù mịt tại bến cảng nằm giữa vịnh Cửa Lục được nối bằng một đường băng tải dài hàng km với một nhà máy xi măng nằm bên bờ vịnh Cửa Lục thuộc huyện Hoành Bồ cũ.
Điểm gây ô nhiễm này nằm cách không xa Cảng container quốc tế Cái Lân và Cảng Cái Lân, TP Hạ Long (Quảng Ninh).
Hiện, bên bờ vịnh Cửa Lục có 2 nhà máy xi măng là: Thăng Long và Hạ Long, nằm ở xã Thống Nhất và Lê Lợi, đều có 2 đường băng tải dài hàng km vươn ra giữa vịnh Cửa Lục tới các bến cảng để xuất xi măng, clinker và tiếp nhận các nguyên vật liệu đầu vào.
Đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện tình trạng bụi mịt mù giữa vịnh Cửa Lục.
Từ nhiều năm qua, hai nhà máy xi măng này đã bị đề xuất dừng mở rộng giai đoạn 2, để đến trước năm 2030 phải di dời ra khỏi khu vực vịnh Cửa Lục nhằm bảo vệ cảnh quan, môi trường của vịnh Cửa Lục cũng như vịnh Hạ Long bởi 2 vịnh này thông với nhau.
Quy hoạch chung TP Hạ Long đến năm 2040, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2023, cũng đề cập tới việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm, có nguy cơ gây ô nhiễm ra khỏi khu vực xung quanh vịnh Cửa Lục, trong đó có Nhà máy xi măng Hạ Long và Nhà máy xi măng Thăng Long nằm ở xã Thống Nhất và Lê Lợi, bởi, vịnh Cửa Lục được lấy làm trung tâm kết nối, theo hướng đa cực, hài hòa với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và các vùng núi phía Bắc TP Hạ Long.
Được biết, dây chuyền 1 của Nhà máy xi măng Thăng Long tại xã Lê Lợi đi vào hoạt động năm 2008, với công suất 2,3 triệu tấn xi măng/năm; trong khi dây chuyền 1 của Nhà máy xi măng Hạ Long tại xã Thống Nhất, TP Hạ Long với công suất thiết kế 2,07 triệu tấn xi măng/năm cho sản phẩm từ 2010.
Tận dụng cảng nước sâu Cái Lân, cả 2 nhà máy được lắp đặt 2 đường băng tải dài hàng km vươn ra giữa vịnh Cửa Lục với các bến cảng để xuất -nhập hàng.
Trong đó, khu bến của Nhà máy xi măng Thăng Long, nằm đối diện với bến số 1 của Cảng Cái Lân, gồm 2 bến xuất clinker cho tàu 20.000DWT và bến xuất xi măng cho tàu 5.000DWT, xà lan 500 tấn, công suất khoảng 2,3 triệu tấn/năm.
Khu bến của Nhà máy xi măng Hạ Long gồm 1 bến nhập clinker cho tàu 10.000DWT; 2 bến xuất xi măng sà lan 300 tấn, công suất khoảng 2 triệu tấn/năm.
Cả 2 nhà máy này đều được duyệt quy hoạch cho phép mở rộng tiếp giai đoạn 2, với công suất tương đương với các nhà máy hiện nay.
Các tuyến đường trục chính về Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều vị trí được sửa chữa song chỉ chắp vá tạm bợ, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.