TPO - Được kỳ vọng tạo bước ngoặt quan trọng cho ngành nhôm và công nghiệp phụ trợ, nhưng hơn 10 năm qua Nhà máy điện phân nhôm đầu tiên của Việt Nam vẫn chưa hoàn thành.
Đó là Nhà máy điện phân nhômĐắk Nông, đặt tại Khu công nghiệp Nhân Cơ (xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông).
Dự án do Công ty TNHH Luyện kim Trần Hồng Quân làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư xây dựng trên 12.000 tỷ đồng. Đây là dự án Nhà máy điện phân nhôm đầu tiên Việt Nam, được kỳ vọng tạo bước ngoặt quan trọng cho ngành nhôm và công nghiệp phụ trợ.
Bên trong dự án Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông. |
Cách đây hơn 10 năm (năm 2014), UBND tỉnh Đắk Nông và nhà đầu tư tổ chức lễ khởi công dự án rất hoành tráng. Nhà máy được xác định là mắt xích quan trọng kết nối chuỗi sản phẩm từ alumin (sản phẩm được sản xuất ra từ 2 nhà máy alumin Nhân Cơ - Đắk Nông, Tân Rai - Lâm Đồng) và công nghiệp phụ trợ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nhôm trong nước.
Theo dự kiến, cuối năm 2016 nhà máy đi vào hoạt động, công suất từ 300.000 - 450.000 tấn nhôm/năm, doanh thu ước khoảng 1,35 tỷ USD/năm… Thế nhưng, đến thời điểm này nhà máy vẫn chưa hoàn thành.
UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, dự án đã hoàn thiện xong phần xây dựng các hạng mục và hạ tầng kỹ thuật với tổng vốn đã đầu tư khoảng 2.100 tỷ đồng. Nguyên nhân dự án chậm tiến độ do gặp phải một số khó khăn, vướng mắc, chủ yếu do khách quan.
Cụ thể, dự án được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt theo Quyết định 822/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn nhiều thông tin trái chiều, chưa rõ ràng về chính sách của dự án, gây bất lợi cho nhà đầu tư, cần có những Kết luận của Trung ương để đẩy nhanh tiến độ.
Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Đắk Nông đã đề nghị Chính phủ, các bộ ngành Trung ương thống nhất chủ trương cho tỉnh xây dựng chính sách miễn tiền sử dụng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Nhân Cơ (trong hàng rào Khu công nghiệp), trong thời gian được giao và cho thuê đất đối với Dự án Nhà máy điện phân nhôm; Thống nhất chỉ đạo thực hiện về cơ chế, chính sách áp dụng đối với Dự án theo Quyết định số 822 của Thủ tướng Chính phủ…
Dự án đã hoàn thiện xong phần xây dựng các hạng mục và hạ tầng kỹ thuật. |
Ông Lê Văn Chiến - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Nông - cho biết, dự án Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông đang gặp rất nhiều khó khăn, đúng nghĩa “vạn sự khởi đầu nan”. Đây là dự án đầu tiên của cả nước để phát triển điện phân nhôm.
Từ khi khởi công đến nay, dự án gặp nhiều gian nan, trắc trở như: Thiếu hồ sơ thủ tục; phần hàng rào khu công nghiệp Nhân Cơ (bao quanh nhà máy) bị sạt trượt nghiêm trọng; thời điểm nhà đầu tư nhập hệ thống thiết bị từ nước ngoài về thì vướng đại dịch COVID-19 nên chuyên gia không qua được…
“Chúng tôi chờ Trung ương hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục đối với dự án. Tỉnh cũng nóng ruột, lo lắng cho dự án này. Bởi đây là dự án được kỳ vọng cho bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nền công nghiệp điện nhôm của tỉnh. Tỉnh đang xúc tiến, làm thủ tục, nếu được Trung ương thông qua sẽ thực hiện gia hạn giấy phép đầu tư”, ông Chiến nói.
Tại phiên tòa xử đại án 'chuyến bay giải cứu', bị cáo Lê Hồng Sơn, giám đốc Công ty Blue Sky từng hối lộ để được cấp phép bay, đã nói ra thực tế phũ phàng: 'Doanh nghiệp là nạn nhân của cơ chế xin - cho, nạn nhân của văn hóa phong bì'.
Năm ngày qua, Nghệ An đã tiếp nhận 6.500 hồ sơ đăng ký dự thi tiếng Hàn đợt 1 năm 2024, gần gấp đôi so với năm ngoái là 3.700 thí sinh.
Ngày 27.12 đã diễn ra lễ khởi công xây dựng khu tái định cư Long Phước rộng 34ha tại xã Long Phước, huyện Long Thành, phục vụ người dân nhường đất làm dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Ông Nguyễn Quang Linh - cựu trợ lý của nguyên Phó thủ tướng Phạm Bình Minh - bị Cơ quan An ninh điều tra xác định đã nhận hối lộ hơn 4,2 tỉ trong vụ án “chuyến bay giải cứu”.
Quyết định giao đất của UBND tỉnh Đồng Nai là một bước thủ tục rất quan trọng để chủ đầu tư tiếp tục triển khai dự án sau thời gian UBND tỉnh tích cực hỗ trợ tháo gỡ các vướng mắc pháp lý.
Bộ Giao thông vận tải sẽ mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng cát biển đắp nền đường tại dự án thành phần cao tốc Hậu Giang - Cà Mau.
Việc TP.HCM đưa ra khái niệm đất dân cư xây dựng mới không chỉ không phù hợp với luật, mà còn vẽ rắn thêm chân, người dân khổ, chính quyền thiệt.
Nhiều năm nay, 200 hộ dân tại lòng hồ thuỷ lợi Đăk Sa Men (xã Kroong, TP. Kon Tum, Kon Tum) mòn mỏi chờ được cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).
Liên quan đến việc xây dựng chính sách mua bán điện trực tiếp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu nghiên cứu xây dựng chính sách có độ mở, theo cơ chế thị trường, bảo đảm phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả, tuyệt đối không để sơ hở, xảy ra cơ chế xin - cho.