Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở tại Ninh Thuận có thể vận hành sớm nhất năm 2031 và muộn nhất năm 2035, theo kịch bản của Bộ Công Thương.
Việt Nam khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, dự kiến hoàn thành trong 5 năm. Trong đó, nhà máy Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. Nhà máy Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công nghiệp năng lượng quốc gia (PVN) lần lượt làm chủ đầu tư hai nhà máy này.
Tại dự thảo lấy ý kiến về điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 (Quy hoạch điện VIII), Bộ Công Thương đề xuất hai kịch bản về cơ cấu nguồn điện. Theo đó, thời gian vận hành (phát điện) các nhà máy điện hạt nhân dự kiến sẽ theo hai phương án.
Với kịch bản cơ sở, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I (2x1.200 MW) vận hành giai đoạn 2031-2035, Ninh Thuận II (2x1.200 MW) vận hành giai đoạn 2036-2040.
Còn với kịch bản cao, cả hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I, II (4x1.200 MW) cùng vận hành giai đoạn 2031-2035.
Dự kiến, hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận sẽ có tổng công suất 4 tổ máy 4.800 MW. Số này cao hơn 800 MW so với kế hoạch của Chính phủ hồi cuối 2009. Sau 2030, nhà điều hành cũng dự kiến phát triển lưới điện truyền tải để đấu nối, giải toả công suất từ các nhà máy điện hạt nhân.
Trước đó, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương triển khai, hoàn thành việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận vào năm 2030. Như vậy, với các kịch bản trên, Việt Nam có thể vận hành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên sớm nhất vào 2031 và muộn nhất vào 2035.
Theo quy định, nhà máy điện hạt nhân phải có giai đoạn vận hành thử trước khi nạp nhiên liệu vào lò phản ứng hạt nhân. Việc vận hành thử phải được thực hiện đồng thời với việc kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân sẽ thẩm định báo cáo kết quả vận hành thử và báo cáo phân tích an toàn. Sau đó, họ sẽ đề xuất Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia thẩm định việc cấp giấy phép vận hành chính thức.
Năm ngoái, tổng công suất lắp đặt hệ thống điện khoảng 85.000 MW. Đến năm 2030, công suất hệ thống điện cần đạt khoảng 150.000 MW, sau đó tăng lên 400.000 - 500.000 MW vào 2050, theo Quy hoạch điện VIII.
Chưa kể, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm nay và hai chữ số trong các năm tiếp theo. Tức là, nhu cầu tăng trưởng điện mỗi năm khoảng 12-14%. Do đó, phát triển điện hạt nhân sẽ giúp Việt Nam đa dạng nguồn cung, bảo đảm an ninh năng lượng và đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 theo cam kết tại COP26.
Nguồn điện hạt nhân (kể cả điện hạt nhân quy mô nhỏ SMR) đều phải đặt ở những vị trí có tiềm năng do đặc biệt liên quan đến vấn đề an toàn, địa chất khu vực và vấn đề chôn cất chất thải hạt nhân.
Do đó, giới hạn tiềm năng phát triển điện hạt nhân, theo Bộ Công Thương, có thể xem xét xây dựng tại 3 vùng, gồm Nam Trung Bộ (khoảng 25-30 GW), Trung Trung Bộ (khoảng 10 GW) và Bắc Trung Bộ (khoảng 4-5 GW).
Hiện, hai địa điểm Phước Dinh và Vĩnh Hải (Ninh Thuận) có công bố quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Hai địa điểm ở Quảng Ngãi, 1 ở Bình Định cũng được xem xét là địa điểm tiềm năng phát triển 4 tổ máy điện hạt nhân quy mô lớn. Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, do không có quy hoạch được công bố, nên sau 10 năm, các địa điểm này cần rà soát, đánh giá lại.
Bộ này tính toán tới năm 2050, Việt Nam sẽ xuất hiện thêm 5 GW điện hạt nhân tại Bắc Trung Bộ, ngoài 4.800 MW nguồn điện hạt nhân đã cam kết tại Ninh Thuận. Ngoài ra, nguồn năng lượng từ nhà máy điện turbin khí chu trình hỗn hợp và khí hóa lỏng (LNG) sẽ có thêm khoảng 8,4 GW. Các nguồn điện gió, điện mặt trời và pin lưu trữ tiếp tục tăng cao so với Quy hoạch điện VIII hiện tại.
Phương Dung
Số liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy trong tháng 6, lượng nam châm đất hiếm xuất khẩu sang Mỹ tăng 7 lần so với tháng 5.
Trước tình trạng nhiều hộ dân tự ý chiếm dụng đất công để xây dựng, kinh doanh trái phép, chính quyền địa phương ở tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng...
Ngân hàng Quốc Dân (NCB) ước đạt lợi nhuận sau thuế hơn 462 tỷ đồng, cao gấp 76 lần so với cùng kỳ sau nửa đầu năm.
Giám đốc cơ quan xúc tiến thương mại của Bộ Nông nghiệp và Môi trường nêu ý tưởng hỗ trợ 3.300 xã phường cả nước bán nông sản online.
“Chảo lửa” khu Thiên Hà - Vinhomes Golden City chính thức bùng nổ trong 2 ngày 12 - 13.7 với sự kiện ráp căn hút hàng trăm nhà đầu tư....
Tại phiên khai mạc, các nhà lãnh đạo đồng thuận thông qua Cam kết Seville nhằm thiết lập một khuôn khổ toàn diện để xử lý các thách thức tài chính hiện nay, nhất là huy động 4.000 tỷ USD cho các SDG.
Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp là tài liệu để các địa phương tham khảo trong quá trình quản lý đất đai.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 42001 dành riêng cho hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có trách nhiệm đã được giới thiệu và phân tích chuyên sâu tại sự kiện “Bức Tường An Ninh Số – Tiêu chuẩn vận hành trung tâm dữ liệu hiện đại” do Go Solutions và LightJSC phối hợp tổ chức ngày 3/7 tại Hà Nội.
Rộn ràng mùa du lịch hè, Vietjet khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Tây An (Trung Quốc), thêm lựa chọn mới cho hành trình khám phá văn hóa, ẩm thực và kiến trúc độc đáo của hai thành phố có bản sắc văn hóa, lịch sử đặc biệt của hai nước. Đường bay Hà Nội-Tây An khai trương trong sự chào đón và chúc mừng của người dân, du khách tại hai địa phương.