Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: 'Thi cử quá nặng nề'

18:00 02/08/2023
Sáng 2/8, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội tổ chức Hội nghị góp ý kiến về triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông 2018.

Áp lực thi cử còn nặng nề

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng chủ trương đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa là đúng đắn nhưng thực hiện không theo kịp chủ trương. Trong chọn sách giáo khoa hiện nay, từ truyền kiến thức sang phương pháp tư duy và năng lực cần có bước đi. Cần nghiên cứu trang bị phương pháp giảng dạy cho giáo viên kết hợp với các trường sư phạm.

Bà dẫn chứng vừa qua một giáo viên phải dạy từ hóa học, sinh học, vật lý mà chỉ cập nhật trong 1 tháng rồi giảng dạy. Do đó phải có nghiên cứu, có chiến lược hẳn hoi.

Đề cập thi cử, bà cho rằng áp lực còn nặng nề. "Bộ Giáo dục và Đào tạo nói chống bệnh thành tích trong thi cử nhưng ở dưới có chống đâu, vì ảnh hưởng đến bình bầu, thi đua. Bộ vừa rồi cố gắng lắm nhưng ở trên nói mà ở dưới không nghe vì bệnh thành tích", bà Nguyễn Thị Doan nói.

Bà đề nghị Chính phủ, nhất là Ủy ban quốc gia về giáo dục cần bàn nhiều về định hướng, chiến lược cho giáo dục, bởi chúng ta xây những con đường cao tốc mà không để ý đến "con đường tri thức", trong khi đây là con đường nhanh nhất để phát triển bền vững nhất nhưng ít người quan tâm.

Nguyên Phó Chủ tịch nước cũng đề nghị Quốc hội có những chuyên đề bàn sâu về giáo dục. Phải thành lập hội đồng gồm những người uy tín đánh giá lại các bộ sách nếu giống nhau đến hơn 90% rồi thì cần gì bộ sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo nữa.

PGS.TS Nguyễn Gia Cầu - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, chia sẻ điều suy nghĩ nhiều nhất trong giáo dục là việc thực học, thực dạy trong đổi mới chương trình, SGK phổ thông 2018 chưa được chú trọng. Thực tế "học để thi, mở mắt ra là thi, chịu áp lực thi cử" và theo ông Cầu, điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dạy và học.

Còn theo GS Nguyễn Lân Dũng - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Khoa học - Giáo dục - Môi trường, chương trình giáo dục phổ thông "có gì đó sai sai" so với thông lệ quốc tế, bởi chúng ta dùng một chương trình chưa qua thực nghiệm để áp dụng đại trà trên cả nước.

Trong khi đó, có một chương trình thực nghiệm của Trường Phổ thông Thực nghiệm đã ứng dụng, nhưng không được áp dụng.

"GS Hồ Ngọc Đại có thể có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng theo dõi hơn 40 năm, tôi thấy chương trình thực nghiệm đào tạo lên một lớp trẻ tử tế, có kinh nghiệm sống, có lương tâm và trách nhiệm", ông Dũng nói.

Không có đội ngũ giáo viên tốt thì đổi mới SGK rất khó thực hiện

GS Trần Ngọc Đường - Chủ nhiệm Hội đồng Dân chủ, Pháp luật, đánh giá chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông triển khai nhiều năm nhưng còn lúng túng. Thực tế đầy trăn trở như phụ huynh xếp hàng từ 2-3h sáng để giành phiếu cho con vào trường công lập.

Vị chuyên gia này cho rằng càng đẩy mạnh xã hội hóa, Nhà nước càng cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, chứ không phải xã hội hóa thì Nhà nước rút khỏi lĩnh vực này.

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 là chuyển từ giáo dục kiến thức sang giáo dục về phẩm chất, năng lực của người học, song theo GS Trần Ngọc Đường, việc triển khai chủ trương này còn rất xa vời.

Vì vậy, ông kỳ vọng có bước chuyển biến về chất để chuyển mục đích của chương trình từ trang bị kiến thức sang trang bị phẩm chất, năng lực của người học. Để thực hiện mục đích này thì đội ngũ giáo viên đóng vai trò rất quan trọng.

"Tôi lấy làm lạ tại sao 30-40 năm nay, trường học mọc ra như nấm mà sao vẫn thiếu giáo viên? Thiếu vì cái gì, hay chế độ đãi ngộ quá thấp? Làm thế nào để xây dựng đội ngũ giáo viên không chỉ đủ mà còn chất lượng?", ông Đường đặt vấn đề và cho rằng không có đội ngũ giáo viên tốt thì đổi mới sách giáo khoa cũng rất khó thực hiện.

Cùng quan điểm, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan bày tỏ: "Nói thật, lương thế này thì ai làm nhà giáo. Giáo viên áp lực quá, vừa một lúc tinh giản biên chế, vừa đánh giá lại năng lực, nâng cao năng lực, vừa chính sách tiền lương không phù hợp. Mấy triệu đồng làm sao đủ sống, phải dạy thêm, làm đủ thứ…".

Bà băn khoăn tại sao không nghiên cứu bảng lương của ngành giáo dục, vì sản phẩm của giáo dục không phải thể hiện kết quả ngay hôm nay mà có khi 10-20 năm sau, nên có chính sách tiền lương để nhà giáo đủ điều kiện theo nghề.

Có thể bạn quan tâm
9 học viên trốn khỏi cơ sở cai nghiện ma túy tại Bình Dương

9 học viên trốn khỏi cơ sở cai nghiện ma túy tại Bình Dương

16:30 16/04/2023

Ngày 16/4, lực lượng chức năng huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã bắt được 5 học viên bỏ trốn khỏi cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn ấp Gia Biện, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo và tiếp tục truy tìm 4 học viên còn lại đang bỏ trốn. Theo tin ban đầu, ngày 15/4, Y Plem Teh (SN 2001, quê Đắk Lắk) đang là học viên tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Bình Dương và 8 học viên khác đã bỏ trốn khỏi cơ sở. Trên đường bỏ trốn, đến đoạn đường thuộc tổ 1, ấp Gia...

Nhóm tay súng không rõ danh tính tấn công Đại sứ quán Qatar tại Sudan

Nhóm tay súng không rõ danh tính tấn công Đại sứ quán Qatar tại Sudan

08:00 21/05/2023

Bộ Ngoại giao Qatar cho biết các nhân viên sứ quán đã được sơ tán trước đó và... không có nhà ngoại giao hay nhân viên đại sứ quán nào bị thương sau vụ tấn công của nhóm tay súng không rõ danh tính.

Phe đảo chính Niger tuyên bố truy tố Tổng thống Bazoum tội phản quốc

Phe đảo chính Niger tuyên bố truy tố Tổng thống Bazoum tội phản quốc

09:10 14/08/2023

Ngày 13-8, các nhà lãnh đạo trong cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum của Niger cho biết họ sẽ 'truy tố' vị tổng thống này về tội 'phản quốc' và 'phá hoại an ninh' của quốc gia.

Vì sao Triều Tiên quyết tâm phóng vệ tinh trinh sát quân sự?

Vì sao Triều Tiên quyết tâm phóng vệ tinh trinh sát quân sự?

17:30 23/11/2023

Giới quan sát cho rằng việc Bình Nhưỡng phóng vệ tinh trinh sát quân sự thành công sẽ phần nào giải tỏa được những ngờ vực của Triều Tiên với thế giới.

Thủ tướng Libya cách chức Ngoại trưởng do gặp người đồng cấp Israel

Thủ tướng Libya cách chức Ngoại trưởng do gặp người đồng cấp Israel

21:50 28/08/2023

Quyết định cách chức được đưa ra trong bối cảnh cuộc gặp giữa bà Mangoush và Ngoại trưởng Israel đã vấp phải sự phản đối trong nước, dẫn tới biểu tình tại một số thành phố của Libya.

Đề xuất bổ sung giáo viên mầm non vào nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Đề xuất bổ sung giáo viên mầm non vào nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

04:30 29/04/2024

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có trả lời về đề xuất bổ sung giáo viên mầm non vào nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và có thể nghỉ hưu sớm hơn.

Trên 23.000 sổ đỏ đã ký tại Quảng Trị nhưng chưa ai nhận

Trên 23.000 sổ đỏ đã ký tại Quảng Trị nhưng chưa ai nhận

19:40 21/04/2024

Quảng Trị hiện còn tồn 23.196 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) tại các địa phương. Cơ quan chức năng sẽ mời người dân đến nhận sổ đỏ và hoàn thành trong năm 2024.

Wagner huấn luyện quân nhân Belarus ở gần Minsk

Wagner huấn luyện quân nhân Belarus ở gần Minsk

21:30 14/07/2023

Ngày 14-7, Bộ Quốc phòng Belarus cho biết các chiến binh đánh thuê từ nhóm Wagner của Nga đang huấn luyện các quân nhân Belarus.

Bến Tre: Khai mạc trưng bày “Trương Vĩnh Trọng-Trọn vẹn nghĩa tình”

Bến Tre: Khai mạc trưng bày “Trương Vĩnh Trọng-Trọn vẹn nghĩa tình”

21:00 19/02/2023

137 hình ảnh và 38 hiện vật quý về cố Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng được giới thiệu tại trưng bày chuyên đề nhằm tri ân công lao to lớn của ông trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Co loi xay ra
Co loi xay ra