Dự thảo của Bộ Công Thương xin ý kiến về việc điều chỉnh quy hoạch điện 8 đặt ra lo ngại nguy cơ thiếu hụt điện năng nếu các nguồn điện được phê duyệt không đáp ứng tiến độ.
Bộ Công Thương đang đề nghị các bộ ngành, tập đoàn năng lượng nhà nước và các đơn vị liên quan tham gia ý kiến với dự thảo báo cáo Thủ tướng về đánh giá tình hình thực hiện và chủ trương điều chỉnh quy hoạch điện 8.
Theo dự thảo đang được bộ xây dựng, quy hoạch điện 8 được Thủ tướng phê duyệt ngày 15-5-2024. Tuy nhiên, việc đạt tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm toàn quốc giai đoạn 2021 - 2025 là khó khả thi. Vì vậy cần phải rà soát, cập nhật tình hình kinh tế để làm căn cứ xác định nhu cầu phụ tải, định hướng cho phát triển nguồn và lưới điện giai đoạn tới.
Đối với thực hiện các nguồn điện, quy hoạch 8 phê duyệt 23 dự án điện khí với công suất 30.424 MW đến năm 2030. Tuy nhiên, đến nay mới đưa được một nhà máy vào vận hành là nhiệt điện Ô Môn 1; một dự án đang xây dựng là nhà máy Nhơn Trạch 3 và 4 đạt tiến độ 92%, dự kiến vận hành vào tháng 5-2025.
Các nhà máy điện khí khác thuộc chuỗi dự án điện khí Lô B, chuỗi dự án khí điện Cá Voi Xanh, Hiệp Phước 1, Cà Ná, Nghi Sơn... hay các dự án khác vẫn đang thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà thầu, đàm phán hợp đồng, phương án vay vốn hoặc chưa phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, chưa lựa chọn nhà đầu tư...
Theo Bộ Công Thương đánh giá, ngoại trừ dự án Nhơn Trạch 3 và 4 dự kiến vận hành vào tháng 5-2025, các dự án còn lại khó hoàn thành trước năm 2030 nếu không có những giải pháp căn cơ, tháo gỡ nút thắt cho điện khí LNG...
Thực tế này dẫn tới nguy cơ thiếu hụt công suất nguồn điện lớn giai đoạn 2026 - 2030, tiềm ẩn rủi ro mất an ninh cung ứng điện, đặc biệt là miền Bắc. Vì vậy, cần thiết có giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án, thay thế các dự án có nguy cơ chậm tiến độ.
Với nguồn điện than, từ nay đến năm 2030 cần đưa vào vận hành 3.380 MW và sau năm 2030 không phát triển theo cam kết. Trong khi đó, 5 dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó trong thay đổi cổ đông, thu xếp vốn gồm gồm: Công Thanh (600 MW), Nam Định I (1.200 MW), Quảng Trị (1.320 MW), Vĩnh Tân III (1.980 MW) và Sông Hậu II (2.120 MW).
Chưa kể, nhiệt điện than gặp nhiều khó khăn, không nhận được sự đồng thuận của các địa phương cũng như các tổ chức tín dụng. Yêu cầu ngày càng khắt khe hơn về điều kiện môi trường và thu xếp vốn, nên nguồn nhiệt điện than mới có tính khả thi không cao.
Đối với nguồn thủy điện, bộ đánh giá có thể phát triển theo quy hoạch tổng công suất đến năm 2030 là 29.346, nhưng không thuận lợi vì dung lượng không còn nhiều, có thể gặp rủi ro khi phát triển.
Ngoài ra, với nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là nguồn điện gió cũng rất khó khăn để đạt được quy mô công suất theo quy hoạch đề ra. Bao gồm cả điện gió trên bờ và gần bờ là 21.880 MW và điện gió ngoài khơi là 6.000 MW. Các nguồn điện mặt trời cũng đang được rà soát, tổng hợp, đánh giá rà soát cho phù hợp thực tiễn.
Trên cơ sở phân tích trên, dự thảo của Bộ Công Thương nêu rõ: việc cung ứng điện trong các năm 2025-2030 hết sức khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ thiếu hụt công suất đỉnh vào thời điểm cuối mùa khô và có nguy cơ thiếu điện năng nếu các nguồn điện được phê duyệt tại Quy hoạch điện 8 không đáp ứng tiến độ theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Do đó, tại dự thảo đang lấy ý kiến, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho phép thực hiện điều chỉnh Quy hoạch điện 8 theo đúng các quy định của pháp luật.
Đã đến lúc mua đất nền để đón đầu cơ hội, giá chung cư Đà Nẵng cao ngất ngưởng, nhà phố trên 30 tỷ đồng chiếm lĩnh thị trường… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Theo tìm hiểu của PV VTC News, dự án Khu dân cư số 1 mở rộng (viết tắt KDC số 1) ở phường Điện An, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam do Công ty CP Xây dựng Minh Hoàng Long làm chủ đầu tư, ông Trần Quang Hy - Chủ tịch HĐQT của công ty là người đại diện.
Từ 1.8.2024, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký đất đai sẽ từ chối nhận hồ sơ của người yêu cầu nếu thuộc một trong những trường hợp dưới...
Việt Nam mong muốn Chủ tịch Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) có thể hỗ trợ, có những biện pháp thiết thực để giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt qua các khó khăn do tình trạng tăng giá cước vận tải biển.
Ngày 1/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã cho ý kiến chỉ đạo về các kiến nghị của tỉnh Lai Châu và Lào Cai liên quan đến dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên.
Hơn 2 năm trôi qua kể từ sau khi tỉnh Phú Thọ thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, nhiều trụ sở xã vẫn đang...
Lâu nay, giá cả hay vị trí phù hợp là những yếu tố được nhiều người ưu tiên khi tìm kiếm nhà trọ. Sau đ ám cháy chung cư mini...
Thị xã Hoài Nhơn là đơn vị đầu tiên của tỉnh Bình Định căn bản hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam.
TP - Sau hồi nguội lạnh, thị trường bất động sản Hà Nội “sốt nóng” trở lại khi nhiều phân khúc đột nhiên tăng giá. Sự sôi động trở lại này đến từ đâu, hay chỉ là chiêu trò làm giá của các chủ đầu tư để lập mặt bằng giá mới?