Nguy cơ NATO suy yếu nếu ông Trump tái đắc cử

08:20 15/05/2024

Nếu ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng sau cuộc bầu cử tháng 11, các mô hình giả lập cho thấy NATO đối mặt nguy cơ sụp đổ rất cao.

Mối quan hệ giữa Donald Trump và NATO vốn không êm đềm. Trong 4 năm làm tổng thống Mỹ, ông Trump đã nhiều lần chỉ trích các thành viên châu Âu của liên minh và đe dọa rút khỏi NATO nếu họ không đóng góp nhiều hơn cho chi tiêu quân sự của khối.

Nếu ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 và thực sự làm như tuyên bố, châu Âu có thể sẽ phải ra quyết định độc lập về an ninh, theo nhận định của chuyên gia quốc phòng người Anh Finley Grimble.

"Nếu nước Mỹ dưới thời Trump thực hiện chính sách khiến NATO thất vọng, liên minh này sẽ sụp đổ. EU sẽ là ứng viên thay thế, đảm nhận nhiệm vụ quan trọng nhất của NATO là bảo vệ châu Âu trước mối đe dọa từ Nga", Grimble nói, đề cập tới Liên minh châu Âu (EU).

Về lý thuyết, tổng thống Mỹ không được tự quyết định rời NATO, sau khi quốc hội Mỹ năm 2023 bỏ phiếu cấm nhánh hành pháp thực thi điều này mà chưa có sự cho phép của cơ quan lập pháp. Tuy nhiên, Grimble cảnh báo Mỹ dưới thời ông Trump có thể làm NATO bị suy yếu và tê liệt mà không cần phải rút khỏi liên minh.

Ông Trump trong cuộc vận động tranh cử hồi tháng 2 đe dọa sẽ khuyến khích Nga "làm bất cứ điều gì họ muốn" với những đồng minh NATO không đáp ứng yêu cầu về chi tiêu quốc phòng chiếm ít nhất 2% GDP.

"Ông ấy không cần rút Mỹ khỏi NATO để hủy hoại liên minh, mà có thể khiến nó sụp đổ từ bên trong", Grimble cho hay.

Grimble, người chuyên thiết kế các kịch bản địa chính trị cho chính phủ Anh, đã xây dựng một "trò chơi" mô phỏng về tương lai NATO nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng. Ý tưởng về mô hình giả lập này được đưa ra sau khi cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton nói rằng ông từng thuyết phục ông Trump không rút Mỹ khỏi NATO vào năm 2018.

Trong "trò chơi" được Grimble thiết kế, 32 người chơi, chủ yếu là các chuyên gia Anh về quốc phòng, tình báo và chính sách đối ngoại, được giao đóng vai lãnh đạo 32 quốc gia thành viên NATO, cộng với những người đóng vai đại diện cho Nga, Ukraine và Trung Quốc.

Donald Trump, người đang đối mặt với 4 vụ truy tố, nhiều lần bị chỉ trích vì gieo rắc hỗn loạn cho nền chính trị Mỹ. Grimble đã mô phỏng những hỗn loạn này trong trò chơi của mình, trong đó Trump sẽ bắt đầu nhiệm kỳ mới vào tháng 1/2025.

Chính quyền mới của Trump lập tức tìm cách làm trung gian cho các thỏa thuận hòa bình giữa Ukraine và Nga, mà không cần hỗ trợ của châu Âu, nhằm hiện thực hóa cam kết "chấm dứt chiến sự trong 24 giờ" của Trump. Sau khi nhận ra không thể gây sức ép để Ukraine chấp nhận thỏa hiệp, người đóng vai ông Trump quyết định cắt giảm nguồn viện trợ cho Kiev.

Đây là quân domino đầu tiên bị đổ trong trò chơi. Lãnh đạo Mỹ sau đó giảm đáng kể sự tham gia của Washington vào các hoạt động của NATO, như rút 50% khí tài ở châu Âu, nơi hiện có hơn 100.000 binh sĩ Mỹ đồn trú, để tái triển khai đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chính quyền mới cũng thiết lập chính sách "ngủ đông", gồm loạt chiến thuật như hạn chế tham gia các cuộc tập trận của NATO.

Một động thái có thể gây tổn hại lớn là cấm Tư lệnh Đồng minh Tối cao châu Âu (SACEUR), người giữ vị trí cao thứ hai trong NATO và luôn là sĩ quan Mỹ, hành động mà không tham vấn trước với Washington.

"SACEUR sẽ phải chịu mọi trách nhiệm trước tổng thống Mỹ. Vì vậy, sĩ quan này có thể bắt đầu cân nhắc mọi thứ hoặc ngăn chặn điều gì đó xảy ra. Mỹ cũng có thể rút khoản đóng góp cho các chương trình của NATO, khiến chúng sụp đổ", Grimble cho hay.

Khi tiếp tục trò chơi mô phỏng, lãnh đạo Mỹ liên tục phàn nàn rằng một số thành viên NATO không đáp ứng mục tiêu 2% GDP cho quốc phòng. Đến thời điểm trò chơi kết thúc năm 2027, nhiều thành viên NATO vẫn chưa đạt được mục tiêu này.

Mô phỏng cũng cho thấy dù giảm hiện diện trong NATO, Mỹ vẫn tiếp tục hợp tác quốc phòng song phương với các thành viên liên minh có chung biên giới với Nga như Phần Lan, Romania, Ba Lan và các nước vùng Baltic.

NATO được thành lập 4 năm sau khi Thế chiến II kết thúc. Chiếc ô an ninh của Mỹ đã khiến các đồng minh châu Âu chấp nhận cắt giảm đáng kể ngân sách cho quốc phòng để đầu tư phát triển kinh tế.

Nhưng khi những đảm bảo an ninh từ Mỹ suy giảm và trở nên kém tin cậy dưới thời Trump, Pháp và Đức đã kêu gọi châu Âu hướng đến "tự chủ chiến lược" và tiếp quản vai trò an ninh của NATO. Điều này khiến Ba Lan tức giận, khi nước này coi đây là nỗ lực của Pháp nhằm loại bỏ Mỹ và đưa Pháp trở thành cường quốc quân sự hàng đầu ở châu Âu.

Một số thành viên NATO lo ngại kịch bản họ có thể phải đối đầu với Nga mà không có sự hỗ trợ của Mỹ, thành viên hùng mạnh nhất của NATO với lực lượng quân sự lớn và kho vũ khí hạt nhân.

"Nếu tôi là Italy, tôi chắc chắn sẽ đảm bảo an ninh cho Estonia. Nhưng tôi thực sự không muốn phải đóng vai trò quan trọng và nổi bật như vậy", Grimble nói.

Lực lượng Viễn chinh chung, liên minh quân sự do Anh dẫn đầu gồm 10 quốc gia Bắc Âu có thể hoạt động độc lập với NATO, bắt đầu thực hiện các kế hoạch tác chiến với giả định rằng họ không có hỗ trợ của NATO. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cân nhắc về việc giữ lập trường trung lập, bất chấp các cam kết của NATO, trong trường hợp Nga tấn công các nước Baltic.

Trong trò chơi của Grimble, với kịch bản chiến sự Ukraine bế tắc, Nga cân nhắc đưa quân vào các nước Baltic là thành viên NATO để lợi dụng tình trạng mất đoàn kết và chia rẽ của liên minh. Song Moskva cuối cùng quyết định rằng họ sẽ không có nguồn lực để vừa chiến đấu ở Ukraine vừa kiểm soát vùng Baltic. Họ cũng lo ngại hành động kiểm soát lãnh thổ NATO có thể kéo Mỹ trở lại liên minh, theo mô phỏng của Grimble.

Moskva thay vào đó phát động các cuộc tấn công mới ở Ukraine. Thiếu hỗ trợ của Mỹ, lỗ hổng mà châu Âu không thể bù đắp, Ukraine thất thế và phải chấp nhận ký thỏa thuận hòa bình, thừa nhận các vùng Nga đang kiểm soát và thiết lập chính phủ thân Moskva ở Kiev.

Châu Âu trong kịch bản này còn phải đối mặt với vấn đề khác: nỗi lo Nga có thể tấn công NATO khiến nhiều nhà đầu tư chùn bước, đẩy nền kinh tế châu lục vào khó khăn, khiến họ không thể hỗ trợ cho Ukraine.

Tới cuối "trò chơi", tác động của việc Mỹ bỏ rơi NATO bắt đầu lan ra toàn cầu. Trung Quốc nhận ra Mỹ đã chuyển trọng tâm từ châu Âu sang châu Á, ngăn cản tham vọng gia tăng ảnh hưởng khu vực của Bắc Kinh. Tuy nhiên, quyết định của Mỹ không thể trấn an Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc, những đồng minh Mỹ có lực lượng và căn cứ cần thiết cho nỗ lực kiềm chế Trung Quốc. Họ sẽ lo lắng rằng ông Trump có thể thay đổi lập trường và từ bỏ họ, như những gì đã làm với châu Âu.

Các chuyên gia về lý thuyết trò chơi nhấn mạnh những mô hình mà họ xây dựng không hoàn toàn là dự đoán về tương lai, mà chỉ mang tính thử nghiệm để tìm hiểu các kịch bản có thể xảy ra. Tuy nhiên, trò chơi của Grimble phản ánh những lo ngại của nhiều người rằng Trump có thể phá hủy NATO và khiến châu Âu đối mặt rủi ro lớn.

Tuy nhiên, Grimble thêm rằng nhiều nước châu Âu vẫn mong muốn duy trì vai trò của NATO và sẽ cố gắng đáp ứng yêu cầu từ Mỹ.

"Nhiều thành viên NATO, trừ Pháp, nghĩ rằng liên minh vẫn có thể được cứu vãn sau nhiệm kỳ của ông Trump. Vì vậy, cần phải giữ Mỹ trong liên minh và đoàn kết để tái xây dựng nó", Grimble nói.

Thanh Tâm (Theo Insider, Reuters, AFP)

Có thể bạn quan tâm
Lần thứ 9 thăm Cuba, Ngoại trưởng Nga Lavrov khẳng định quan hệ ‘đối tác và đồng minh quan trọng nhất’ Moscow-Havana

Lần thứ 9 thăm Cuba, Ngoại trưởng Nga Lavrov khẳng định quan hệ ‘đối tác và đồng minh quan trọng nhất’ Moscow-Havana

09:00 20/02/2024

Ngày 19/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, Moscow sẽ cấp cho Havana 2 khoản tín dụng để mua các sản phẩm dầu mỏ và thực phẩm.

Biển Đỏ: Tàu hàng Mỹ trúng tên lửa của Houthi; Anh nói cuộc tấn công ở Yemen thành công, liệu có tiếp tục?

Biển Đỏ: Tàu hàng Mỹ trúng tên lửa của Houthi; Anh nói cuộc tấn công ở Yemen thành công, liệu có tiếp tục?

10:40 16/01/2024

Tối 15/1, Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ (CENTCOM) cho biết, lực lượng Houthi ở Yemen vừa sử dụng tên lửa đạn đạo chống hạm tấn công trúng con tàu M/V Gibraltar Eagle thuộc sở hữu của Mỹ nhưng chưa có thiệt hại gì về người.

Xung đột Nga-Ukraine: VSU tổn thất lớn ở Rabotino, Kiev lo mùa Đông khó khăn

Xung đột Nga-Ukraine: VSU tổn thất lớn ở Rabotino, Kiev lo mùa Đông khó khăn

09:00 22/09/2023

Chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky nêu ‘vấn đề hàng đầu’, Mỹ gửi thêm viện trợ…là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.

Ecuador 'gói ghém' hết thiết bị quân sự mua của Nga để gửi cho Mỹ, Moscow phản ứng

Ecuador 'gói ghém' hết thiết bị quân sự mua của Nga để gửi cho Mỹ, Moscow phản ứng

10:10 25/01/2024

Ngày 24/1, chính phủ Ecuador tuyên bố, nước này sẽ tiến hành bàn giao thiết bị quân sự do Nga sản xuất cho Mỹ nhằm nhận lại các thiết bị và linh kiện mới từ Washington.

Philippines nói bị Trung Quốc thu hai xuồng cao su ở Biển Đông

Philippines nói bị Trung Quốc thu hai xuồng cao su ở Biển Đông

11:40 19/06/2024

Philippines nói Trung Quốc thu giữ hai xuồng cao su nước này đang làm nhiệm vụ tiếp vận cho tiền đồn trên bãi cạn tranh chấp tại Biển Đông, sau đó bỏ lại chúng trong tình trạng hư hỏng.

Tướng Nga cáo buộc NATO 'huấn luyện tấn công hạt nhân'

Tướng Nga cáo buộc NATO 'huấn luyện tấn công hạt nhân'

11:10 29/05/2024

Tướng Kulishov nói NATO đang tăng cường hoạt động huấn luyện gần biên giới phía đông để chuẩn bị cho kịch bản tấn công Nga bằng vũ khí hạt nhân.

Việt Nam sẽ hỗ trợ thủ tục hậu sự cho thân nhân nhóm người tử vong ở Thái Lan

Việt Nam sẽ hỗ trợ thủ tục hậu sự cho thân nhân nhóm người tử vong ở Thái Lan

16:40 17/07/2024

Bộ Ngoại giao gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân trong vụ nhóm người Việt bị đầu độc ở Thái Lan, khẳng định sẽ hướng dẫn thủ tục hậu sự và tiến hành bảo hộ công dân.

Tàu hàng Rubymar của Anh bị chìm ở Biển Đỏ

Tàu hàng Rubymar của Anh bị chìm ở Biển Đỏ

22:40 02/03/2024

Ngày 2/3 chính phủ Yemen tuyên bố tàu chở hàng Rubymar của Anh bị bỏ rơi ở khu vực phía Nam Biển Đỏ sau khi trúng tên lửa của lực lượng Houthi ở Yemen hôm 18/2, đã bị chìm.

Chiến hạm Đức phóng loạt tên lửa triệu đô, suýt bắn rơi UAV Mỹ

Chiến hạm Đức phóng loạt tên lửa triệu đô, suýt bắn rơi UAV Mỹ

07:30 29/02/2024

Tàu hộ vệ Hessen phóng hai tên lửa SM-2 về phía UAV khả nghi nhưng trượt mục tiêu, trước khi phát hiện đó là phi cơ đồng minh.

Co loi xay ra
Co loi xay ra