Người trẻ Trung Quốc đầu tư chữa lành

14:40 20/01/2024

Trong một xã hội cạnh tranh và cường độ cao, giới trẻ Trung Quốc đang chuyển sang thiền định, bùa và bói bài tarot để tìm sự cân bằng.

Bao quanh bởi những ngọn nến lung linh và pha lê lấp lánh, một mentor (người có kinh nghiệm) ngồi trong căn phòng thiếu sáng ở Hàng Châu bắt đầu buổi trị liệu cho một cặp đôi.

Vợ chồng Shu Meng nằm xuống, cô vươn tay về phía chồng cố gắng kéo anh trở lại ngôi nhà tưởng tượng chung của họ. Mỗi bước đi, mỗi cử chỉ đều phản ánh mối quan hệ của họ. Đến cuối buổi, cả hai đều rơi nước mắt.

Xung quanh, hàng chục người khác quan sát trong im lặng.

Lần đầu tiên chứng kiến nghi thức này, Shu Meng, 27 tuổi, bật khóc. Cô đã trả 2.000 tệ (7 triệu đồng) để tham gia lớp học này vào mùa hè năm ngoái và từ đó trở thành khách quen. "Không khí trong phòng rất mạnh mẽ, tôi hoàn toàn bị cuốn vào trong", cô nói.

Trải nghiệm của Shu là một mô hình thu nhỏ của một hiện tượng văn hóa lớn hơn ở Trung Quốc. Để cân bằng giữa cuộc sống vật chất và tinh thần, ngày càng nhiều thanh niên tìm đến những nơi bấu víu tâm linh, vốn bắt nguồn từ niềm tin cá nhân hơn khoa học.

Trên khắp đất nước, những buổi học như vậy và vô số hoạt động tương tự, được gọi chung là shenxinling, có nghĩa là "cơ thể, tâm trí và tinh thần". Chúng bao gồm nhiều hoạt động từ khiêu vũ ngẫu hứng mà vợ chồng Shu tham dự, đến bowl-singing (chuông hát), thiền, bói bài tarot. Một số thậm chí còn mua những món đồ như pha lê, vòng tay bồ đề và các loại bùa hộ mệnh vì tin giúp tăng cường hạnh phúc.

Sự ảnh hưởng của ngành này thể hiện rõ trên các nền tảng truyền thông xã hội. Ví dụ hashtag "thực hành tâm linh" trên mạng xã hội Xiaohongshu có gần 113 triệu lượt xem, tất cả đều liên quan đến các chủ đề như nâng cao tinh thần, hoàn thiện bản thân và bình an nội tâm.

"Thật khó để định nghĩa mọi thứ trong thực hành tâm linh. Nó quá hỗn tạp", nhà tâm lý 18 năm kinh nghiệm Zhou Xiaopeng chia sẻ.

Các khóa học này không hề rẻ. Một chiếc bùa, hoặc vòng tay, thường có giá 500 tệ (hơn 1,5 triệu đồng) trở lên. Các buổi đặc biệt có giá trung bình trên 3.000 tệ (10,5 triệu đồng). Những sản phẩm, dịch vụ này thường được quảng cáo là có nhiều lợi ích khác nhau, từ việc đoàn tụ vợ chồng đến mang lại tài lộc và xua đuổi bệnh tật.

Lĩnh vực này đang mở rộng nhanh chóng. Theo một khảo sát của công ty tư vấn Frost & Sullivan tháng 2/2023, thị trường dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần toàn cầu của Trung Quốc, bao gồm các hoạt động tâm linh, sẽ đạt 10,41 tỷ NDT vào năm 2025.

Tuy nhiên hoạt động này có rất nhiều mặt trái, đang khiến không ít người chìm trong nợ nần và buộc cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc. Chính quyền đang áp đặt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với những hình thức này, bao gồm cả bói bài tarot và sử dụng đá tinh thể chữa lành vì bị dán nhãn mê tín.

Bất chấp sự phản đối, ngành thực hành tâm linh vẫn tiếp tục phát triển, nhiều trường hợp lấy lên lo ngại về chất lượng các khóa học. Tháng 9/2023, câu chuyện một phụ nữ đã tiêu toàn bộ tiền tiết kiệm vào một hội thảo tâm linh đã dậy sóng dư luận. Người phụ nữ thất nghiệp có 4.000 tệ (14 triệu đồng) tiết kiệm đã tham dự một hội thảo trực tuyến của Xuebamao, một người có ảnh hưởng trong ngành này. Trong các buổi gặp gỡ, cô được khuyến khích chi tiêu hoang phí cho những món đồ như đồng hồ xa xỉ và khách sạn theo nguyên tắc "chi càng nhiều sẽ càng kiếm được nhiều". Nhưng sau vài tuần, cô gái ngập trong nợ nần.

Shu cho biết cũng thuộc cộng đồng Xuebamao và không có gì đáng xấu hổ về điều này. Ban đầu, cô phải trả phí 300 tệ để tham gia cộng đồng, sau đó đã tăng lên 3.000 tệ và thêm 3.000 tệ nữa cho các khóa học tiếp theo. Cô gái bắt đầu quan tâm về thiền từ cuối 2020 và thực hành một năm sau đó, khi còn là sinh viên ngành điện ảnh, phải vật lộn với áp lực căng thẳng của mùa tuyển dụng.

"Đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành điện ảnh trong nước hồi đó," Shu, hiện đang làm việc tại một công ty quảng cáo ở Hàng Châu, nói. "Áp lực quá, tôi chuyển sang thực hành tâm linh".

Cô bắt đầu với thiền và dần dần khám phá các lĩnh vực khác như Mạn đà la, yoga, tarot và cuối cùng là các buổi khiêu vũ. Trên mạng xã hội, Shu thẳng thắn chia sẻ kinh nghiệm.

Wang Ziqi, 25 tuổi, nhân viên một công ty công nghệ ở Hàng Châu tìm đến các hoạt động này do trầm cảm. Công việc áp lực nên cô thường xuyên đến thăm các ngôi chùa từ 2021. Đến nay cô sở hữu rất nhiều chiếc vòng tay pha lê, mỗi chiếc đều được quảng cáo có những lợi ích cụ thể như "tăng cường vận khí" hoặc "ổn định tâm trí".

Cô cũng sử dụng các lá bài tarot để giúp mình ra quyết định khi đối mặt với tình trạng không chắc chắn. "Kết quả thực tế chỉ là thứ yếu. Điều quan trọng hơn là hiểu rõ bản thân và những con đường tiềm năng mà tôi có thể đi", cô nói.

Wang đã tìm đến các biện pháp tư vấn chuyên nghiệp, nhưng cuối cùng quyết định dừng lại. Cô và năm người khác được báo chí phỏng vấn đều gặp chung một vấn đề là cảm giác bị dán nhãn "có vấn đề" trong quá trình tư vấn.

Lin, công tác trong một đại học ở Thành Đô nằm trong số năm người đã ngừng gặp chuyên gia. "Sự khó chịu của tôi một phần xuất phát từ cảm giác mình bị coi là có vấn đề cần được giải quyết và bị người cố vấn đánh giá", cô giải thích.

Từ hồi đại học cô tìm đến một trung tâm nổi tiếng khi đang có mối quan hệ độc hại. Với danh tiếng của trung tâm, Lin đặt nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, nhân viên la mắng và đánh giá cá nhân hơn là hướng dẫn chuyên môn. Cô cũng cảm thấy thiếu kết nối với các cố vấn, họ xa cách và chỉ trích.

He Jingzhao giải thích rằng tư vấn truyền thống gặp khó khăn trong việc giữ chân khách hàng, đặc biệt khi vấn đề tình cảm không nghiêm trọng. Thay vào đó, các thực hành tâm linh thường có vẻ hấp dẫn hơn.

He Jingzhao, một cố vấn tâm lý ở Quảng Châu, nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu tại sao rất nhiều thanh niên Trung Quốc lại chuyển sang các phương pháp này. Thay vì chỉ trích giới trẻ chi tiêu vào các dịch vụ này, chúng ta nên xem xét lý do tại sao họ lại tìm kiếm sự an ủi tâm lý như vậy. Ngành công nghiệp này đã tồn tại hơn một thập kỷ là có lý do.

"Nó phản ánh thời đại của chúng ta, nơi mà giới trẻ ngày càng tập trung vào sự cân bằng nội tâm," ông nói.

Lin nhớ lại mình đã bị thu hút bởi nội dung hấp dẫn của Xuebamao trên Douban, nền tảng xếp hạng sách và phim nổi tiếng của Trung Quốc, vào năm 2018. Cô bắt đầu theo dõi Xuebamao, tìm hiểu kỹ danh sách đọc được đề xuất và cuối cùng tham gia cộng đồng.

"Chi phí cho khóa học của cô ấy dao động từ khoảng 10.000 đến 20.000 tệ". Xuebamao tài năng và lôi cuốn, nhưng cuối cùng lại lạc lối. Đó là lý do tại sao năm ngoái tôi đã cắt đứt quan hệ với cộng đồng của cô ấy", Lin nói.

Nhà tâm lý học Zhou Xiaopeng coi sự tăng trưởng của ngành này là dấu hiệu cho thấy ngày càng nhiều người thừa nhận vấn đề sức khỏe tâm thần. "Điều quan trọng là thực hiện các quy định phù hợp để ngăn chặn nội dung không đủ tiêu chuẩn tiếp cận khách hàng", Zhou nói.

Đối với Shu Meng, những môn tập như thiền và tarot giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Cô đầu tư hàng nghìn tệ mỗi tháng vào việc thực hành tâm linh và thường xuyên tham dự nhiều buổi hội thảo khác nhau.

"Tôi đã tìm thấy một không gian nơi mọi cảm xúc đều được chấp nhận mà không phán xét", cô nói.

Bảo Nhiên (Theo Sixthtone)

Có thể bạn quan tâm
Mong tết này có anh chia sẻ mọi buồn vui

Mong tết này có anh chia sẻ mọi buồn vui

07:40 07/02/2024

Mong anh cũng trưởng thành, chững chạc, nghiêm túc, chân thành với tình cảm của mình nhé.

'Vì ngày mai tươi sáng' cho phạm nhân ở xứ Lạng

'Vì ngày mai tươi sáng' cho phạm nhân ở xứ Lạng

14:20 23/08/2024

Ngày 22/8, Tỉnh Đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức Chương trình “Vì ngày mai tươi sáng” tại Trại tạm giam Công an tỉnh Lạng Sơn.

Lễ 30-4 đặc biệt của người đàn ông Ai Cập

Lễ 30-4 đặc biệt của người đàn ông Ai Cập

17:50 30/04/2024

Trước lễ 30-4 một hôm, anh Mohamed Baro (48 tuổi, đến từ Ai Cập, đang sống tại TP.HCM) giặt sạch cờ Việt Nam để kịp treo trong ngày giải phóng miền Nam.

Người phụ nữ lan tỏa sáng kiến những 'người bà chia sẻ'

Người phụ nữ lan tỏa sáng kiến những 'người bà chia sẻ'

11:40 09/12/2023

Cứ 4 giờ chiều, một nhóm các phụ nữ trung niên mặc áo vest đỏ lại có mặt bên ngoài cổng một ngôi trường tiểu học ở khu dân cư Thanh Quyền, TP Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Nỗi cô đơn của vợ chồng già chỉ có một con

Nỗi cô đơn của vợ chồng già chỉ có một con

13:20 07/05/2024

Chiều cuối tháng 4, trở về phòng trọ ở Cầu Giấy, Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hằng dựng xe đạp ở góc nhà, gọi tên chồng rồi bật khóc vì nhận ra ông đã mất ba tháng rồi.

Nhận biết trẻ bị xâm hại tình dục, bạo lực thế nào?

Nhận biết trẻ bị xâm hại tình dục, bạo lực thế nào?

16:30 21/05/2023

Trẻ bị xâm hại tình dục hoặc bạo lực đều xuất hiện dấu hiệu tâm lý điển hình như sợ hãi, né tránh, ngại giao tiếp, khó kiểm soát cơn giận…

Hạn chế đường quanh Nhà văn hóa Thanh Niên trong 3 ngày Lễ hội thanh niên TP.HCM

Hạn chế đường quanh Nhà văn hóa Thanh Niên trong 3 ngày Lễ hội thanh niên TP.HCM

13:30 21/03/2024

Sở Giao thông vận tải TP.HCM thông báo hạn chế các loại xe lưu thông một số tuyến đường trong thời gian tổ chức Lễ hội thanh niên 2024 (từ 22 đến 24-3).

Từ cuộc thi viết văn về công nhân, công đoàn những tác phẩm lớn sẽ bước ra văn đàn

Từ cuộc thi viết văn về công nhân, công đoàn những tác phẩm lớn sẽ bước ra văn đàn

09:50 26/11/2023

Cuộc thi Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn 2021-2023 do Báo Lao Động tổ chức, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối...

Tuổi trẻ Hà Nội ra quân nhiều đội hình đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Tuổi trẻ Hà Nội ra quân nhiều đội hình đảm bảo trật tự an toàn giao thông

05:20 15/10/2023

Ngày 14/10, Thành Đoàn, Hội LHTN Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông và chùm hoạt động “Tuổi trẻ Thủ đô tham gia tuyên truyền, giữ gìn trật tự an toàn giao thông” năm 2023.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới