Thấy dự báo thời tiết có không khí lạnh sắp về, Thanh Ly rủ bạn trai sang các quán trà chanh, cà phê ven sông Hồng ở huyện Đông Anh để "đón những cơn gió lạnh đầu tiên".
Kế hoạch của nữ sinh viên năm nhất Đại học Sư phạm trong tối 9/11 là ngồi đến 6h sáng hôm sau. Địa điểm của Ly và bạn trai là một quán trà chanh mở trên bờ kè sát sông Hồng, có tầm nhìn bao trọn cầu Nhật Tân và Thăng Long.
"Ngồi ngoài trời để tận hưởng không khí lạnh, tay chân tê buốt cảm thấy như đông đã đến gần", Ly nói. Để ngồi qua đêm, cô gái mang sẵn áo phao, khăn len và mũ.
Càng về khuya nhiệt độ giảm khiến cô cảm nhận không khí lạnh rõ rệt hơn. "Lạnh thế này mới xứng đáng cho việc lặn lội 18 km từ Cầu Giấy sang đây", Ly cười.
23h30 ngày 9/11, Ngọc Hà mang theo cây đàn guitar cùng bạn từ phường Phú Diễn, quận Nam Từ Liêm đến bờ kè để "đón mùa đông". Cô gái 19 tuổi nói quán nằm ven sông, ở ngoại thành Hà Nội nên cảm giác như được "chữa lành" ở nơi xa. Không khí trong lành, gió sông lạnh khiến Hà thích thú.
Đã nhiều lần đi cà phê xuyên đêm nhưng nơi đây khiến cô gái trẻ có cảm giác bình yên như quê nhà. Chủ quán cũng tỏ ra tâm lý khi chuẩn bị ghế tựa và chăn cho khách đỡ lạnh.
Thanh Ly, Ngọc Hà là những người đang "bắt trend" ngồi xuyên đêm ở các quán trà chanh, cà phê nằm dọc bờ kè ven sông Hồng ở xã Hải Bối, huyện Đông Anh để đón gió lạnh đầu mùa. Xu hướng này mới xuất hiện từ khoảng đầu tháng 11 khi có dự báo các đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa, đang di chuyển về Việt Nam.
Mỗi tối có cả trăm khách tập trung ở bờ kè từ sau 21h, hơn 70% là người trẻ. Qua 12h đêm một số về sớm, khoảng 60% khách ở lại đến rạng sáng hôm sau. Để phục vụ những khách này, quán chuyển toàn bộ ghế nhựa thành ghế lười để người ngồi thoải mái và ấm hơn.
Nhân viên quán "Trà chanh bờ kè" cho biết cơ sở mở cửa từ 15h30 và phục vụ xuyên đêm. Lượng khách đông nhất vào cuối tuần. Mọi người thường ngồi qua đêm để trò chuyện nhưng nhiều người đến đây ngồi học bài, làm việc. Quán cũng chuẩn bị sẵn chăn ấm để phục vụ khách có nhu cầu.
"Chúng tôi cũng chuẩn bị thêm bếp nướng ngô, khoai, trứng phục vụ khách. Nhu cầu ăn uống trong đêm của khách cũng rất lớn", người nhân viên nói.
Chuyên gia tâm lý Trần Hương Thảo (TP HCM) cho rằng việc nhiều người thích đến quán cà phê có không gian rộng rãi ngoài trời là dễ hiểu bởi "sự tri giác về một không gian có cả chiều rộng, chiều sâu và chiều cao luôn khiến con người cảm thấy được giải phóng".
Tuy nhiên thạc sĩ Nguyễn Viết Chung, giảng viên Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, cảnh báo người trẻ không nên lạm dụng điều này. "Đi cà phê xuyên đêm ở không gian ngoài trời có nhiều tác hại về mặt sức khỏe thể chất và tinh thần", ông Chung nói.
Theo chuyên, những người có thói quen xuyên đêm thường không có đủ thời gian ngủ, lệch nhịp sinh học khiến quá trình hồi phục thể chất và tinh thần suy giảm. Về lâu dài có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như lo âu trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, giảm sự tập trung.
"Ngủ ngoài trời có nhiều nguồn kích thích như ánh sáng, nhiệt độ thay đổi, tiếng ồn khiến giấc ngủ không được duy trì liền mạch, cơ thể không được hồi phục, có thể sẽ mệt thêm", ông Chung nói.
Ngoài ảnh hưởng sức khỏe, PGS.TS Trần Thành Nam, hiệu phó Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng trào lưu người trẻ đua nhau đến quán ngồi thâu đêm đến sáng "rất tốn thời gian và vô nghĩa".
Riêng những người bắt buộc phải làm việc đêm do lệch múi giờ hoặc chỉ có thể sáng tạo về đêm, ông Nam khuyên nên chọn thời gian ngủ bù đủ, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vượt hơn 20 km từ Yên Nghĩa, quận Hà Đông đến bờ kè để "đu trend xuyên đêm" nhưng Đức Hùng liên tục hắt hơi, chóng mặt bởi ngồi ngoài không có mái che. Chàng trai 30 tuổi cho biết mang laptop đến làm việc cùng bạn nhưng người qua lại đông, đèn vàng trang trí mờ ảo khiến anh mất tập trung.
"Tôi không nghĩ ngồi ven sông lạnh thế này nên chẳng mang áo ấm, giờ không dám đu trend thêm lần nào nữa", Hùng nói.
Bảo An, 20 tuổi, ở quận Thanh Xuân cũng bị các video trên mạng xã hội thu hút khi giới thiệu về trà chanh bờ kè. Nhưng khi đến, cô lại bị thất vọng vì không gian tối tăm, có phần lạnh lẽo. Ngồi được 30 phút, cô gái trẻ rủ bạn đi về, tìm một quán khác trong nội thành có lều dựng ấm áp, đảm bảo sức khỏe hơn.
Quỳnh Nguyễn - Thanh Nga
Ngày 2/10, tại Hội trường Thành ủy Sơn La diễn ra phiên thứ nhất Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Sơn La lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 – 2029.
Từ Hòa Lạc xuống Cầu Giấy thực tập gần hai tháng, bệnh viêm xoang của Anh Đức lại tái phát, mỗi lần bỏ khẩu trang sẽ liên tục hắt hơi.
Bảo tàng tỉnh Cà Mau thành lập từ năm 1997 nhưng trụ sở hiện đặt tạm ở cơ quan cũ của Hội Nông dân tỉnh nên hàng chục nghìn cổ vật của Bảo tàng tỉnh Cà Mau phải chất đống trong kho.
Em 29 tuổi, làm việc trong một phòng khám nha khoa ở quận 9, Thủ Đức.
Trong lúc phân loại hàng cứu trợ của người dân Đà Nẵng gửi, chị Vân Nam phát hiện một túi nữ trang nghi bằng vàng nằm lẫn trong thùng đồ.
Sở Y tế TP.HCM cho biết sẽ phát triển Trung tâm Cấp cứu 115 thành phố theo 3 cụm y tế chuyên sâu và mở thêm 2 trạm cấp cứu đường thủy và đường hàng không.
Nhận kết quả vô sinh do không có tinh trùng, anh Dũng sốc, đòi vợ đưa con đầu đi xét nghiệm ADN ngay.
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy đề nghị các cấp bộ Đoàn tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, xung kích hơn nữa trên các mặt công tác của Đoàn, hoàn thành thắng lợi chủ đề công tác năm 2024, tạo dấu ấn hướng tới kỷ niệm 25 năm “Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè”.
Ông Sùng A Lo - bố của tân sinh viên Sùng A Hồng - vượt hơn 200 cây số từ huyện Mường Lát đến thành phố Thanh Hóa dự lễ trao học bổng. Sùng A Hồng xúc động khi bố xuất hiện ở sân khấu.