'Chỗ này là chỗ buôn bán chứ cứ đứng xớ rớ đó hoài!'. Tôi đã bị người bán hàng lấn chiếm vỉa hè nói như vậy khi đứng chờ tài xế xe ôm công nghệ.
Liên quan đến vụ lấn chiếm và ngang nhiên cho thuê lòng đường, vỉa hè ở nhiều nơi tại TP.HCM được báo Tuổi Trẻ phản ánh, UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo xử lý khẩn.
Theo đó, UBND các quận huyện, TP Thủ Đức cùng các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, báo cáo và đề xuất hướng xử lý tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và đề xuất hướng xử lý, trình UBND TP.HCM trước ngày 3-3-2025.
Bạn đọc Nhất Nguyên gửi bài viết đến Tuổi Trẻ Online chia sẻ thêm về vấn đề này.
Trong lúc tôi đứng trên vỉa hè đường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thạnh, TP.HCM) để chờ tài xế xe ôm công nghệ, chủ cửa hàng ban đầu nhìn chằm chằm, rồi sau đó liền đi ra, yêu cầu tôi nếu không mua gì thì đi chỗ khác đứng.
"Chỗ này là chỗ buôn bán chứ cứ đứng xớ rớ đó hoài!" - chị nói khi đã bày đầy hàng hóa lấn chiếm vỉa hè, vốn là chỗ dành cho người đi bộ chứ không phải là nơi được phép buôn bán.
Cũng con đường này, đi lên một chút, gần khu vực chợ Bà Chiểu, nhiều hàng bán cá, bán dừa, bán bánh, không chỉ chiếm trọn vỉa hè, mà còn đưa hàng hóa, thau chậu, xe đẩy xuống dưới lòng đường bán luôn.
Xe cộ qua lại khó khăn, một số người đi bộ đành phải bước xuống lòng đường, dù biết rằng đi như vậy vừa không an toàn, vừa vi phạm quy định.
Tình trạng lấn chiếm vỉa hè để buôn bán diễn ra ở nhiều nơi. Ngày ngày đi lại trên đường, không khó để bắt gặp những hình ảnh chưa đẹp này.
Nhiều nơi, chính quyền treo bảng cấm lấn chiếm vỉa hè để buôn bán nhưng rồi ngày ngày, tầm trưa chiều trở đi là một quán cơm tấm với rất đông khách vẫn buôn bán tấp nập, người ra kẻ vô ngay cái bảng cấm đó, như bảng cấm chưa hề tồn tại.
Hay như đường Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), đoạn từ cầu Kênh Tẻ đến ngã tư giao với đường D4 và đường số 15, các hộ bán cá cảnh, bán chậu, bán cây vẫn lấn chiếm gần như toàn bộ vỉa hè từ nhiều năm nay.
Dịp Tết, có cửa hàng còn chiếm luôn cái trạm xe buýt ngay đó để buôn bán.
Chỗ nào lấn chiếm ít thì đặt bảng quảng cáo hay vài cái ghế nhỏ trên vỉa hè, còn nhiều hơn thì chiếm hết vỉa hè, bày đủ loại bàn ghế, tủ kính, cho xe dựng luôn dưới lòng đường.
Kỳ lạ hơn nữa là chỉ cần ai đứng đó mà không mua gì là sẽ bị lườm nguýt, kêu phải đi chỗ khác, như sự việc tôi đã gặp phải.
Như tại Bangkok (Thái Lan), vốn có văn hóa hàng rong đặc sắc, nhưng nếu để ý sẽ thấy những người bán hàng đứng gọn vào một góc và luôn luôn chừa lối đi cho người đi bộ chứ không "bao" hết vỉa hè.
Và hết giờ, hết khách, họ cũng dẹp gọn vào nhà hoặc đẩy xe về nhà, ra chỗ khác chứ cũng chẳng biến vỉa hè chung thành lối riêng của nhà mình.
Mô hình cho thuê vỉa hè tại một số tuyến đường ở quận 1 (TP.HCM) thời gian qua phần nào cho thấy tác dụng tích cực trong việc hài hòa lợi ích các bên. Chính quyền có thêm nguồn thu vào ngân sách công, người bán hàng vẫn có chỗ để kinh doanh, người đi bộ vẫn có đường để đi.
Bên cạnh việc nghiên cứu, hoàn chỉnh và nhân rộng mô hình này, chính quyền địa phương cần tăng cường kiểm tra, xử phạt các cửa hàng lấn chiếm vỉa hè, và phải làm thật quyết liệt.
Nhiều người chỉ ra rằng, việc lấn chiếm vỉa hè, xem "của chung thành của riêng" đã xảy ra nhiều năm. Mỗi lần báo chí phản ánh thì chính quyền địa phương đi kiểm tra, phạt rồi sau đó có nơi lại tái diễn như cũ, như trường hợp Tuổi Trẻ Online phản ánh ở quận Bình Thạnh ngày 26-2-2025.
Mới đây, một người quen của tôi khoe rằng chị đang tính sau khi đường ở khu vực chị - nơi đang được giải phóng mặt bằng để thi công mở rộng đường làm xong, chị sẽ buôn bán cái gì đó ngay trên vỉa hè rộng rãi trước nhà chị.
Phải chăng vì vậy mà "cuộc chiến" giành lại vỉa hè, giành lại không gian chung cho cộng đồng và người đi bộ không hề dễ dàng?
Hy vọng với chỉ đạo mới nhất của UBND TP, việc lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường sẽ đi vào nề nếp, quy củ hơn, trả lại vỉa hè thông thoáng cho người đi bộ.
Không chỉ tôi mà nhiều người dân TP đang chờ đợi điều đó.
Tỉnh Tây Ninh khẩn trương bồi thường, giải phóng mặt bằng cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài để đảm bảo tiến độ dự án trọng điểm vùng Đông Nam Bộ.
Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng vừa 'tuýt còi' chủ một bến tập kết vật liệu xây dựng tại khu vực Ninh Tiếp (Đặc khu Cát Hải, TP Hải Phòng) vì có hoạt động xây dựng bến thủy nội địa trái phép trong thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính.
3 Thiếu tướng, 41 Đại tá, 6 Thượng tá, 1 Trung tá quân đội vừa được điều động, giao nhiệm vụ, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tuần qua (từ ngày 16-20.6).
Trong bối cảnh xung đột giữa Iran và Israel ngày càng leo thang, nhiều quốc gia khẩn trương di tản công dân khỏi khu vực Trung Đông, trong khi đó, cả Tehran và Tel Aviv đồng loạt phát đi cảnh báo sơ tán để bảo vệ dân thường.
Đây là năm đầu tiên đại gia đình có số lượng sĩ tử vượt vũ môn đông nhất, kể từ khi các em quy tụ về Đà Nẵng sau biến cố lớn của cuộc đời.
Một số tin tức đáng chú ý: VietinBank rao bán tòa tháp chục nghìn tỉ tại Ciputra Hà Nội; Sử dụng sai vốn huy động từ cổ đông, một doanh nghiệp địa ốc bị phạt nặng; TP.HCM thông báo 3 địa điểm tiếp công dân của Ban Tiếp công dân...
Đan Mạch bắt tay Microsoft xây dựng máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới Chính phủ Đan Mạch vừa công bố dự án QuNorth, hợp tác với Microsoft và công ty Atom Computing (California, Mỹ) để xây dựng hệ thống lượng tử cấp độ 2 đầu tiên tại Bắc Âu — tên gọi là Magne, theo thần thoại Bắc Âu. Hệ thống sẽ sở hữu khoảng 50 qubit logic (qubit là đơn vị cơ bản của tính toán lượng tử) và hơn 1.200 qubit vật lý, vượt mốc của các đối thủ hiện tại. Đây là lần...
Vương Hy Dân một năm qua sống với khoản nợ âm 6 triệu nhân tệ (tương đương 22 tỷ đồng) trong thẻ ngân hàng vì sự nhầm lần của tòa khi tuyên án với người trùng tên.
Bão số 3 rất mạnh, di chuyển nhanh phạm vi, cường độ ảnh hưởng rất rộng và nguy hiểm Bão số 3 đi vào Vịnh Bắc Bộ, cách Quảng Ninh 190km Sáng nay (21/7), bão số 3 đã vượt qua khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), đi vào phía Bắc vịnh Bắc Bộ. Hồi 10h, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,2°N; 109,6°E, cách Quảng Ninh khoảng 190km, Hải Phòng 310km; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 9 (75–88km/h), giật cấp 11; di chuyển theo hướng Tây Tây...