Người Israel xếp hàng mua súng phòng thân

10:50 24/10/2023

Sau cuộc tấn công của Hamas, hàng nghìn người Israel nộp đơn xin cấp phép sở hữu súng để phòng thân, mức tăng "chưa từng thấy".

Kể từ khi lực lượng Hamas phát động chiến dịch tấn công miền nam Israel ngày 7/10 khiến hơn 1.400 người ở nước này thiệt mạng, người dân Israel đã không còn cảm thấy an toàn như trước. Quân đội Israel, vốn được coi là mạnh thứ tư thế giới, đã bộc lộ nhiều sai lầm và không thể bảo vệ được người dân khi các tay súng Hamas tấn công.

Tại nhiều khu định cư, một số dân thường đã phải tập hợp lại, dùng súng ngắn chống cự với những chiến binh Hamas trang bị vũ khí hạng nặng, trong lúc chờ quân đội đến ứng cứu. Thực tế này đã thúc đẩy ngày càng nhiều người Israel đi mua súng để phòng thân.

Chỉ trong tuần đầu tiên sau cuộc đột kích của Hamas, gần 10.000 người đã nộp đơn xin giấy phép sử dụng súng, buộc Bộ An ninh Israel phải tăng cường hàng chục nhân viên để phê duyệt.

Cơ quan này đã cam kết phân phát 10.000 vũ khí, trong đó có 4.000 khẩu súng trường, cho những công dân định cư ở khu Bờ Tây, đồng thời nới lỏng quy trình cấp giấy phép để cho phép thêm 400.000 người đủ điều kiện mang súng. Người trưởng thành ở Sderot, thành phố gần Dải Gaza bị Hamas tấn công, sẽ tự động được cấp phép mua súng.

Thị trường mua bán súng đạn của Israel bị hạn chế nghiêm ngặt trong nhiều thập kỷ, giảm từ 185.000 khẩu bán ra năm 2009 xuống dưới 150.000 khẩu năm 2021. Trong khi đó, thị trường chợ đen mua bán súng trộm từ quân đội đã phát triển mạnh, khi nhu cầu tăng cao từ người Palestine và những người Israel không đủ điều kiện mua súng hợp pháp.

Cuộc xung đột 11 ngày giữa Israel với Hamas năm 2021 đã làm bùng phát làn sóng bạo lực giữa cộng đồng người Do Thái và người Palestine quốc tịch Israel. Khi đó, khoảng 20.000 giấy phép sử dụng súng đã được cấp, cao gấp đôi so với 2020.

Nhưng các quản lý cửa hàng súng ở Israel cho hay đợt tăng nhu cầu sở hữu súng trong hai tuần qua là "chưa từng có". Các cửa hàng đón lượng khách lớn, buộc phải hoạt động thêm giờ và cả trong ngày lễ để đáp ứng nhu cầu.

Cửa hàng súng ở thành phố Holon những ngày qua chứng kiến hàng dài khách hàng chờ mua súng. Bên trong, một nhóm khách đang xem video về an toàn súng đạn, trong khi nhân viên giới thiệu những khẩu súng ngắn đời mới, sau khi bán sạch những mẫu cũ. Tiếng súng cũng vang lên liên tục trong các trường bắn ở vùng ngoại ô.

Dov Krauser, 75 tuổi, mang khẩu súng thứ ba của mình đến cửa hàng ở Holon để bảo dưỡng và mua đạn. Ông có giấy phép sở hữu súng 50 năm, nhưng gần đây mới mang súng bên người. "Bạn đã thấy những gì xảy ra rồi đấy. Tôi chỉ muốn đề phòng, đảm bảo an toàn", ông nói, thêm rằng đã mua một khẩu cho vợ.

Nicolas Livick, 41 tuổi, chưa từng sở hữu vũ khí kể từ khi xuất ngũ năm 2003, cũng đã nộp đơn xin giấy phép mới và xếp hàng suốt hai giờ để mua một khẩu.

Livick sống ở Lezion, cách xa biên giới với Gaza, nhưng gần Ramle và Lod, nơi có nhiều người Arab sinh sống. Anh từng cân nhắc mua súng hồi năm 2021, khi bạo loạn bùng phát ở địa phương, ôtô bị đốt cháy, cư dân nổ súng vào nhau. "Nhưng giờ thì tôi nhận ra mình không thể chờ được nữa".

Trong khi đó, người Palestine ở Israel và khu Bờ Tây lo ngại rằng những vũ khí này sẽ được dùng để chống lại họ, khi nỗi tức giận, sợ hãi của người Israel đang gia tăng.

Một số người Palestine ở Bờ Tây đã bị những người định cư Isreal bắn kể từ cuộc đột kích ngày 7/10. Ít nhất 91 người đã thiệt mạng ở Bờ Tây trong các vụ đụng độ với quân đội Israel, dù khu vực này nằm cách điểm nóng Dải Gaza khoảng 80 km.

Đức Trung (Theo Financial Times)

Có thể bạn quan tâm
Bộ trưởng GDĐT trao Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bộ trưởng GDĐT trao Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

17:00 15/05/2024

Sáng 15.5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn trao Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhiệm kỳ...

Điểm chuẩn các trường đào tạo ngành Sư phạm 'hot' nhất hiện nay

Điểm chuẩn các trường đào tạo ngành Sư phạm 'hot' nhất hiện nay

12:10 09/08/2023

Nhiều năm trở lại đây, nhóm ngành Sư phạm luôn có điểm chuẩn xét tuyển đại học 'chạm trần'.

Pháp: 8 người mất tích trong vụ sập nhà ở thành phố Marseille

Pháp: 8 người mất tích trong vụ sập nhà ở thành phố Marseille

06:30 10/04/2023

Tám người nói trên “không trả lời cuộc gọi điện thoại” và lực lượng chức năng địa phương tới nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây ra vụ sập nhà.

Thi vào lớp 10: Nơi thi bằng kiến thức 5 môn, nơi xét học bạ

Thi vào lớp 10: Nơi thi bằng kiến thức 5 môn, nơi xét học bạ

07:30 11/03/2023

Trong khi Đồng Tháp, Vĩnh Long quyết định không tổ chức thi vào lớp 10 mà xét học bạ THCS của học sinh, thì tại Vĩnh Phúc, Ninh Bình, UBND...

Nam sinh lớp 9 đầu tiên ở Lào Cai đạt 8.5 IELTS

Nam sinh lớp 9 đầu tiên ở Lào Cai đạt 8.5 IELTS

08:40 15/11/2023

Minh Đức, 14 tuổi, đạt 8.5 IELTS trong lần thi đầu tiên, là học sinh THCS đầu tiên của Lào Cai đạt mức điểm này.

Bộ Giáo dục yêu cầu rà soát trường chỉ tuyển nam sinh cao 1,65 m

Bộ Giáo dục yêu cầu rà soát trường chỉ tuyển nam sinh cao 1,65 m

19:30 06/06/2024

Trường Quản trị và Kinh doanh phải rà soát các tiêu chí xét tuyển, gồm việc yêu cầu thí sinh nữ và nam cao 1,58-1,65 m trở lên, thể lực tốt.

Đèo Bảo Lộc ùn tắc do tai nạn, lo đường về sau lễ cực nhọc

Đèo Bảo Lộc ùn tắc do tai nạn, lo đường về sau lễ cực nhọc

17:30 01/05/2023

Tai nạn liên hoàn giữa xe tải và các xe khác trên đèo Bảo Lộc khiến tuyến đường đèo ùn tắc nghiêm trọng ngay thời điểm xe cộ tăng cao.

Có nước hiệu trưởng phải từ chức nếu dạy thêm, học thêm

Có nước hiệu trưởng phải từ chức nếu dạy thêm, học thêm

08:40 16/10/2023

Khác với Việt Nam, tại nhiều nước trên thế giới, việc học thêm được tổ chức hoàn toàn dựa trên nhu cầu của học sinh nên không tạo áp lực...

Tại Sao Bạn Đến Việt Nam? - Tập 12

Tại Sao Bạn Đến Việt Nam? - Tập 12

06:30 08/05/2023

Tại Sao Bạn Đến Việt Nam? - Tập 12: 20 năm ở Việt Nam, thầy giáo người Rumania và loạt kỷ niệm khó đỡ GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH: Tại Sao Bạn Đến Việt Nam? giúp chúng ta hiểu rõ hơn những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Vì sao họ đặt chân đến mảnh đất hình chữ S này, những thuận lợi, khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày ra sao, cảm nhận về con người và cuộc sống nơi đây như thế nào... Tất cả sẽ được giải đáp trong chương trình Tại Sao Bạn Đến Việt Nam?. -~-~~-~~~-~~-~- © Tất cả video thuộc các chương trình của NETLOVE đã được đăng ký bản quyền. Vui lòng không sao chép, re-upload dưới mọi hình thức. ✖ Mọi hành vi sao chép, re-upload có thể dẫn đến việc tài khoản của bạn bị khóa vĩnh viễn. #netlove #mcvgroup #mcv
Đọc bài gốc tại đây.

Co loi xay ra
Co loi xay ra