UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo huyện Đam Rông cưỡng chế di dời các hộ dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở cao.
Ngày 22-7, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các huyện, thành phố tổng lực rà soát các điểm có nguy cơ sạt lở đất và tiến hành khắc phục để ngăn chặn phát sinh hậu quả.
Đồng thời di dời người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở đất cao, những vùng có khả năng sạt lở đất liên hoàn.
Chỉ đạo này được đưa ra sau khi tại xã Đạ K’Nàng (huyện Đam Rông) xảy ra thêm 1 vụ sạt lở đất làm 1 người chết, 1 người bị thương vào chiều 20-7. Đáng nói, vụ việc đau lòng này xảy ra ở cạnh vị trí đã sạt lở đất làm chết 1 người vào ngày 15-5.
Vụ sạt lở đất xảy ra ở huyện Đam Rông làm chết 1 người chiều 20-7 khiến dư luận cảm thấy đáng tiếc về việc thiếu quyết liệt di dời người dân ra khỏi vùng có nguy cơ cao sạt lở đất.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, vụ sạt lở đất này khiến anh Nguyễn Quang Duyệt (36 tuổi, ở thôn Trung Tâm, xã Đạ K’Nàng, con ruột chủ nhà) tử vong tại chỗ.
Người còn lại là ông Nguyễn Văn Đồng (42 tuổi, ở thôn Đồng Tâm, xã Phi Liêng, huyện Đam Rông, là con rể chủ nhà), bị đa chấn thương, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng trong tình trạng nguy kịch.
Theo người dân ở gần nhà nạn nhân, vào sáng 20-7, chính quyền đã đến căn nhà nằm trong vùng nguy cơ sạt lở để khuyên họ sơ tán đi nơi khác an toàn.
"Nhưng cả nhà họ cứ luẩn quẩn trong đó đông lắm. Chúng tôi khuyên, thôi bác chuyển đi, đừng ở đây nữa! Khi chúng tôi vừa ra đây được nửa tiếng thì đất ập xuống...", bà S. ở cạnh căn nhà bị đất sạt lở làm sập, gây thương vong cho 2 người, chia sẻ.
Trong báo cáo của UBND huyện Đam Rông, sở dĩ có người ở trong nhà vào thời điểm sạt lở là do họ tự ý quay về nhà lấy đồ đạc.
UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết rút kinh nghiệm vụ việc, yêu cầu các lực lượng tại địa phương phải trong tình trạng sẵn sàng ứng phó với sạt lở đất và các hiện tượng thời tiết diễn tiến cực đoan, đặc biệt ở các khu vực gần sông suối, những vùng đất có độ chênh lớn (taluy âm/dương), những nơi từng xảy ra sạt trượt đất.
Trường Đại học Văn hóa TPHCM và trường Đại học Quốc tế (thuộc Đại học Quốc gia TPHCM) là hai trường mới nhất khuyết hiệu trưởng, việc điều hành do phó hiệu trưởng phụ trách…
Tiền Giang - Chủ đầu tư dự án đường giao thông hai bên bờ sông Bảo Định và các đơn vị có liên quan đã đến các hộ dân khảo...
Với lợi thế địa lý, tài nguyên tự nhiên và nguồn nhân lực trình độ cao, thành phố Dĩ An (Bình Dương) đặt mục tiêu phát triển ngang bằng với Quận 1 (TPHCM). Lãnh đạo thành phố Dĩ An khẳng định, địa phương sẽ làm tất cả để biến ước mơ thành hiện thực.
Liên quan vụ nổ súng làm một người bị thương ở Công viên Tết Mậu Thân, ngày 26/10, Công an TP. Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) tiến hành làm việc với 9 đối tượng.
Những cây cầu đi bộ kết nối tuyến metro số 1 (TP.HCM) hoàn thành sẽ là bước ngoặt quan trọng tiến đến vận hành chính thức dự án. Đồng thời, tạo sự thuận tiện cho người dân đi lại.
Sáng 12/11, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Lương Cường đến đặt hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng dân tộc và Tiền nhân nền độc lập của Peru.
Dây điện, dây cáp viễn thông cuốn lấy nhau chằng chịt như mạng nhện, được buộc thành bó lớn, nhỏ khắp các tuyến đường ở thành phố Đà Nẵng đang gây mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người dân xung quanh.
Một đoạn ven hồ bơi Quảng Bá (quận Tây Hồ, Hà Nội) bị đổ đất lấn chiếm, mở lối đi vào nhiều ngôi nhà cao tầng đã và đang hoàn thiện. Chính quyền địa phương yêu cầu hoàn trả nguyên trạng, sau đó kiên quyết chặn lối đi trái phép này.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an, vừa triệt phá đường dây sản xuất ma túy “nước vui” do nữ DJ cầm đầu, thu giữ hơn 200kg ma túy tổng hợp. Chỉ trong vòng nửa năm, đường dây này đã sản xuất khoảng 750kg ma túy 'nước vui'.