Bà Kỷ trong ngôi nhà xuống cấp trầm trọng. (Video: Như Loan)
Năm 1990, khi ở độ tuổi ngoài 30, các cô gái trong làng đều yên bề gia thất, thì người phụ nữ tên Phạm Thị Kỷ (SN 1955, xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) vẫn "không lấy được ai". Ở vùng quê vốn còn nhiều định kiến về phụ nữ quá lứa lỡ thì bà Kỷ ngày ngày chịu rất nhiều lời ra tiếng vào.
Thời điểm đó, bà được người trong xã mai mối dẫn sang Trung Quốc lấy chồng, hy vọng tìm được mối lương duyên hạnh phúc. Thế nhưng từ ngày đi, gia đình còn không nghe ngóng được tin tức gì về bà Kỷ.
Ba năm sau, một người trong làng từng bị đưa sang Trung Quốc lấy chồng nhưng may mắn trở về kể lại tin tức của bà Kỷ. Ở nơi đất khách, bà bị ép làm vợ một người đàn ông nông thôn. Không thể trốn thoát, bà sống trong nỗi sợ hãi. Có lần, bà liều mình băng rừng giữa đêm tối tìm đường về, nhưng bị bắt lại. Mỗi khi nhắc đến cha mẹ, bà liền bị chồng đánh đập và cấm không được nói đến chuyện trở về Việt Nam.
Bị khủng bố tinh thần, không giấy tờ tùy thân, một mình nơi xứ người nên bà Kỷ chưa bao giờ dám phản kháng. Sau sinh con trai cho chồng, bà hàng ngày quẩn quanh trong nhà, lâu dần hoá điên, đầu óc mụ mị, không còn tỉnh táo.
Thương người đàn bà bất hạnh, có thể bị bỏ mạng nơi xứ lạ, một người Việt Nam sinh sống tại Trung Quốc giúp bà Kỷ tìm cách liên hệ với gia đình. Đầu năm 2000, bà Kỷ cùng cậu con trai 7 tuổi được người thân đưa về quê hương sau chục năm lưu lạc.
Lúc mới về, hai mẹ con bà sống nương tựa vào gia đình anh trai. Hai năm sau, nhờ họ hàng quyên góp, bà dựng được căn nhà tạm ở góc vườn. Hơn 20 năm trôi qua, căn nhà chỉ đủ kê chiếc giường nay đã xuống cấp trầm trọng, nằm xiêu vẹo trên khoảng đất um tùm cỏ.
Những hôm mưa, trong nhà không khác mấy ngoài trời, ướt sũng vì dột. Bà Kỷ căng tấm bạt mục nát, ngả màu phía trên giường. Lo sợ nền và tường ẩm mốc không đảm bảo an toàn khi dùng điện lưới, nhiều năm nay, người đàn bà chấp nhận sống trong cảnh tối tăm.
Theo mẹ về Việt Nam, con trai mang hai dòng máu được họ hàng đặt tên Phạm Bá Nam, nay gần 30 tuổi nhưng thường xuyên bỏ nhà đi không về. Căn bệnh của bà Kỷ mỗi lúc một nặng, nhiều lúc họ hàng lui tới quan tâm còn bị đuổi đánh. Không thể tự làm ra của cải, vật chất, bà sống dựa vào tình thương của bà con lối xóm, ai cho gì ăn đó.
Vài năm trở lại đây, bà Kỷ xuất hiện khối u mạn sườn phải song chưa một lần đến viện thăm khám. Mỗi khi trái nắng trở trời, bị khối u “hành hạ”, người đàn bà bất hạnh chỉ biết cắn răng chịu đựng.
Theo ông Trần Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lũ, hoàn cảnh của bà Kỷ thuộc diện khó khăn ở địa phương. Bà Kỷ có bệnh lý về thần kinh, không minh mẫn, tỉnh táo. Cậu con trai đang tuổi lao động nhưng không mấy nhanh nhẹn, tâm lý bất ổn. "Tôi mong quý mạnh thường quân có thể đồng hành, cưu mang hai mẹ con bà Kỷ”, ông Chung nói.
Người đàn bà hóa điên sau chục năm lưu lạc xứ người - 4
Mọi sự giúp đỡ của quý độc giả cho gia đình bà Phạm Thị Kỷ xin gửi về số tài khoản 1053494442, Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Hà Nội.
Nội dung xin ghi rõ: Giúp đỡ 25008
Hoặc quý độc giả có thể quét mã QR code.
Toàn bộ số tiền ủng hộ sẽ được VTC News chuyển đến cho nhân vật sớm nhất.
Quý độc giả biết những hoàn cảnh khó khăn cần sự chung tay giúp đỡ, xin hãy thông tin cho chúng tôi theo địa chỉ email toasoan@vtcnews.vn hoặc gọi điện đến đường dây nóng 0855.911.911.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng chiều 3/7 cho biết, đoàn đàm phán Việt Nam và Hoa Kỳ đang phối hợp trao đổi để cụ thể hóa nội dung thảo luận của Lãnh đạo cấp cao hai nước.
Các tuyến đường trục chính về Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều vị trí được sửa chữa song chỉ chắp vá tạm bợ, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.