Ngày 22/7, hàng trăm người biểu tình ở Iraq tìm cách xông vào Vùng Xanh được bảo vệ nghiêm ngặt ở thủ đô Baghdad, nơi đặt trụ sở của các cơ quan chính phủ cùng nhiều đại sứ quán nước ngoài, sau khi một nhóm cực hữu ở Đan Mạch đăng tải video đốt kinh Koran trước cửa Đại sứ quán Iraq ở thủ đô Copenhagen.
Biểu tình ở Iraq phản đối hành vi đốt kinh Koran ở Đan Mạch |
Người Iraq biểu tình trước Đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad để phản đối vụ đốt kinh Koran. (Nguồn: AFP) |
Lực lượng an ninh đã giải tán người biểu tình chặn cầu Jumhuriya dẫn đến Vùng Xanh, ngăn họ đi đến Đại sứ quán Đan Mạch. Trong khi đó, tại trung tâm thủ đô Baghdad, người biểu tình tụ tập tại quảng trường Tahrir.
Trước đó 1 ngày, nhóm cực hữu Danske Patrioter đăng video ghi hình một người đàn ông đang đốt một cuốn sách dường như là cuốn kinh Koran và giẫm lên quốc kỳ Iraq trước Đại sứ quán Iraq ở thủ đô Copenhagen.
Trong một tuyên bố, Phó cảnh sát trưởng Copenhagen, bà Trine Fisker cho biết chỉ một số ít người biểu tình tập trung phía trước Đại sứ quán Iraq trong ngày 21/7 và khu vực này "khá yên bình". Bà xác nhận "đã có một cuốn sách bị đốt, song hiện chưa rõ là sách gì".
Bộ Ngoại giao Iraq ngày 22/7 đã lên án hành vi "báng bổ kinh Koran và quốc kỳ Iraq trước cửa Đại sứ quán Iraq ở Đan Mạch".
Ngày 20/7 vừa qua, tại Baghadad, hàng trăm người biểu tình đã xông vào Đại sứ quán Thụy Điển để phản đối hành vi đốt kinh Koran ở Stockholm.
Vài tuần trước đó, Salwan Momika - một người tị nạn Iraq sống tại Thụy Điển, đã đốt kinh Koran trước đền thờ Hồi giáo lớn nhất ở Stockholm hôm 28/6, ngày đầu tiên trong kỳ lễ Eid al-Adha của người Hồi giáo.
Chính phủ của một số quốc gia Hồi giáo, trong đó có Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Jordan và Morocco đã phản đối vụ việc trên. Hai cuộc biểu tình lớn đã diễn ra bên ngoài Đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad sau vụ đốt kinh Koran này.
Trước đó, ngày 20/7, hãng thông tấn IRNA của Iran cũng đưa tin nước này đã triệu Đại sứ Thụy Điển tại Tehran để phản đối hành động thiếu tôn kính đối với kinh Koran.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani cho biết Iran lên án mạnh mẽ việc lặp đi lặp lại các hành động báng bổ kinh Koran tại Thụy Điển.
Chính phủ Anh ngày 10/10 thành lập Văn phòng thực thi các biện pháp trừng phạt thương mại (OTSI) - cơ quan chịu trách nhiệm triển khai các lệnh trừng phạt thương mại với quyền hạn mới nhằm trừng phạt những công ty không tuân thủ quy định hạn chế xuất khẩu dịch vụ sang Nga.
Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 3/9 tuyên bố trong tuần này, ông sẽ yêu cầu Quốc hội Ukraine miễn nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov và đề nghị thay thế quan chức này bằng chính trị gia Rustem Umerov - người đứng đầu Quỹ Tài sản Nhà nước (SPF) của quốc gia Đông Âu.
Ngày 10/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trao quyết định điều động và bổ nhiệm cho 4 lãnh đạo cấp Vụ.
Trong suốt 79 năm qua, để làm chủ vận mệnh của mình, dân tộc Việt Nam đã trải qua một chặng đường lịch sử đầy khó khăn, gian khổ song hết sức vẻ vang và tự hào.
Sáng 13/4, Tổng lãnh sự quán (TLSQ) Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản tổ chức Lễ phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024 tại khu vực Kyushu, Okinawa và Trung Nam Nhật Bản.
Ngày 28/9, người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi cho biết hơn 50.000 người tại Lebanon đã chạy sang Syria, trong bối cảnh gia tăng các cuộc không kích của Israel vào các vị trí của phong trào Hồi giáo Hezbollah tại Lebanon
Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Malaysia, Thủ tướng Anwar Ibrahim sẽ thăm chính thức Ấn Độ từ ngày 19-21/8.
Nga cho rằng phương Tây đã ra 'tối hậu thư' với Serbia nhằm buộc Belgrade phải chọn 'bất cứ bên nào khác ngoài Moskva'.
Quốc hội Colombia thông qua dự luật cấm đấu bò tót, sự kiện giải trí gây tranh cãi nhưng phổ biến, thu hút hàng nghìn khán giả mỗi năm.