Người biểu tình bao vây quốc hội Indonesia, phản đối luật bầu cử

16:10 23/08/2024

Hàng nghìn người biểu tình tập trung quanh trụ sở quốc hội Indonesia phản đối dự luật bầu cử sửa đổi, khiến cơ quan này phải hoãn phiên bỏ phiếu.

Quốc hội Indonesia ngày 22/8 mở phiên họp khẩn cấp để thảo luận về dự luật bầu cử cấp địa phương sửa đổi theo đề xuất từ nhóm nghị sĩ ủng hộ Tổng thống Joko Widodo và người sắp kế nhiệm ông, Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto.

Động thái lập tức vấp phải chỉ trích, khi nhiều người cho rằng dự luật thực chất là biện pháp cản đường ứng viên đối lập ở tỉnh Jakarta tham gia cuộc bầu cử địa phương vào tháng 11, đồng thời mở đường cho con trai út của ông Widodo tranh cử ở tỉnh Trung Java.

Hàng nghìn người biểu tình phản đối dự luật tràn xuống những tuyến đường xung quanh tòa nhà quốc hội ở Jakarta, một số thậm chí tìm cách xông vào bên trong, nhằm phản đối phiên họp thông qua dự luật.

Cảnh sát phải dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông, trong khi người biểu tình ném đá vào lực lượng an ninh, phong tỏa các đoạn đường, đốt lốp xe và kéo đổ một đoạn hàng rào của tòa nhà quốc hội.

Nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn cũng diễn ra trên khắp cả nước, yêu cầu quốc hội tôn trọng Tòa án Hiến pháp và phản đối các dấu hiệu hình thành "gia tộc chính trị" tại nước này.

Căng thẳng gia tăng khiến quốc hội Indonesia không thể tổ chức bỏ phiếu khi không có đủ số lượng nghị sĩ tham gia. "Phiên họp sửa đổi luật bầu cử địa phương đã không thể diễn ra", Phó chủ tịch Quốc hội Indonesia Sufmu Dasco Ahmad cho biết. Ông cũng bổ sung rằng luật bầu cử địa phương sẽ không có thêm thay đổi nào trước cuộc bầu cử cấp tỉnh năm nay.

Cuộc khủng hoảng châm ngòi bởi bất đồng giữa quốc hội Indonesia và Tòa án Hiến pháp nước này. Tòa án Hiến pháp Indonesia ngày 20/8 ra phán quyết bác bỏ đề nghị điều chỉnh giới hạn tuổi đối với ứng viên tỉnh trưởng.

Luật bầu cử địa phương từ năm 2016 quy định ứng viên tỉnh trưởng phải trên 30 tuổi, nhưng con trai út của Tổng thống Jokowi là Kaesang Pangarep, đang ứng cử vị trí lãnh đạo tỉnh Trung Java, mới 29 tuổi. Sau khi tòa từ chối điều chỉnh giới hạn tuổi tác, quốc hội Indonesia ngày 21/8 duyệt "đề xuất khẩn cấp" sửa luật thành ứng viên tranh cử tỉnh trưởng cần đủ 30 tuổi vào thời điểm nhậm chức nếu đắc cử.

Tòa án Hiến pháp cũng điều chỉnh quy định về mức ủng hộ tối thiểu ở địa phương đối với cá nhân muốn tranh cử tỉnh trưởng, hạ từ 20% xuống 10% thành viên cơ quan lập pháp cấp tỉnh. Phán quyết này có lợi cho cựu tỉnh trưởng Jakarta Anies Baswedan, đối thủ của Tổng thống Jokowi lẫn Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto.

Ông Anies Baswedan đang tìm cách giành lại ghế tỉnh trưởng Jakarta sau hai năm rời vị trí này để tranh cử tổng thống, nhưng hầu hết các đảng đang ủng hộ Ridwan Kamil, cựu tỉnh trưởng Tây Java và được xem là đồng minh của ông Prabowo Subianto. Phán quyết của Tòa án Hiến pháp giúp Anies Baswedan có cơ hội tranh cử, nhưng đề xuất điều chỉnh luật bầu cử địa phương do quốc hội đưa ra lại không chấp nhận phán quyết này.

Các động thái từ quốc hội Indonesia, trong đó các nghị sĩ ủng hộ ông Jokowi và Prabowo chiếm đa số, đã châm ngòi làn sóng bất bình trong xã hội lẫn lo ngại từ giới chuyên gia về "khủng hoảng hiến pháp" và sức ảnh hưởng quá lớn của ông Widodo.

Tòa án Hiến pháp Indonesia năm 2023 từng gây tranh cãi khi tạo điều kiện cho con trai cả của ông Widodo là Gibran Rakabuming Raka, thị trưởng 36 tuổi của thành phố Surakarta, trở thành ứng viên phó tổng thống của ông Prabowo Subianto dù thiếu 4 tuổi so với quy định.

Chánh án Tòa án Hiến pháp khi đó là Anwar Usman, em rể ông Widodo, ra phán quyết không hạ quy định tuổi tác, nhưng cho phép ứng viên từng giữ chức lãnh đạo địa phương được đặc cách tranh cử.

Theo Yoes Kenawas, chuyên gia chính trị tại Đại học Công giáo Atma Jaya ở Jakarta, những người biểu tình cho rằng quốc hội nước này đang tìm cách vượt quyền Tòa án Hiến pháp và ngăn cản ứng viên đối lập. Họ cũng lo ngại ông Widodo đang mở đường cho những thành viên trong gia đình thăng tiến trên chính trường Indonesia.

Thanh Danh (Theo AP, Reuters, Al Jazeera)

Có thể bạn quan tâm
Mỹ lo ngại Iran tham gia vào xung đột Israel - Hamas

Mỹ lo ngại Iran tham gia vào xung đột Israel - Hamas

07:00 16/10/2023

Mỹ bày tỏ quan ngại trước nguy cơ chiến sự giữa Israel và Hamas lan rộng ra khu vực cùng khả năng Iran trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột.

Chủ tịch Triều Tiên khẳng định ngành công nghiệp quốc phòng 'phát triển vượt bậc ở cấp độ thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên khẳng định ngành công nghiệp quốc phòng 'phát triển vượt bậc ở cấp độ thế giới'

12:20 13/05/2024

Ngày 13/5, hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, Chủ tịch nước này Kim Jong-un đã kêu gọi nỗ lực tăng cường năng lực pháo binh của quân đội.

Ukraine nói Nga thiệt hại nửa tỷ USD khi nhà máy lọc dầu bị tập kích

Ukraine nói Nga thiệt hại nửa tỷ USD khi nhà máy lọc dầu bị tập kích

02:30 12/06/2024

Quân đội Ukraine tuyên bố dùng 'vũ khí nội địa' tập kích nhà máy lọc dầu ở miền nam nước Nga tuần trước, gây thiệt hại 540 triệu USD.

Kỳ vọng của Ukraine với hội nghị hòa bình ở Thụy Sĩ

Kỳ vọng của Ukraine với hội nghị hòa bình ở Thụy Sĩ

03:50 15/06/2024

Ukraine kỳ vọng hội nghị thượng đỉnh ở Thụy Sĩ sẽ gây đủ áp lực buộc Nga chấm dứt xung đột, song giới quan sát không lạc quan về điều này.

Ukraine tố Nga tấn công bằng vũ khí hóa học, Moscow nói ngược lại

Ukraine tố Nga tấn công bằng vũ khí hóa học, Moscow nói ngược lại

12:00 10/02/2024

Ukraine cáo buộc Nga sử dụng hóa chất độc hại trong hơn 200 cuộc tấn công trên chiến trường chỉ trong tháng 1/2024 trong khi Nga cũng nói chính Ukraine mới là người sử dụng. Nhưng cả hai bên đều không đưa ra bằng chứng.

IS phục kích, hành quyết 14 binh sĩ Syria

IS phục kích, hành quyết 14 binh sĩ Syria

16:10 01/04/2024

Nhóm IS liên tiếp phục kích lực lượng quân đội Syria và đã hành quyết tổng cộng 14 binh sĩ trong tuần qua.

Thủ tướng Pháp 'quyết làm mọi cách' để ngăn phe cực hữu trỗi dậy

Thủ tướng Pháp 'quyết làm mọi cách' để ngăn phe cực hữu trỗi dậy

03:20 12/06/2024

Thủ tướng Attal cam kết với đảng cầm quyền sẽ 'làm mọi cách để ngăn điều xấu nhất' trong cuộc đấu với phe cực hữu ở bầu cử quốc hội.

Hải quân Nga chính thức tiếp nhận hai tàu ngầm hạt nhân 'nguy hiểm nhất thế giới'

Hải quân Nga chính thức tiếp nhận hai tàu ngầm hạt nhân 'nguy hiểm nhất thế giới'

16:30 30/11/2023

Theo hãng tin RIA Novosti ngày 30/11, Hải quân Nga đã tiếp nhận 2 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân - tàu ngầm chiến lược Alexander III và tàu ngầm đa năng Krasnoyarsk.

Đội UAV bí mật chuyên thả mìn vào lãnh thổ Nga

Đội UAV bí mật chuyên thả mìn vào lãnh thổ Nga

22:50 21/05/2024

Hoàng hôn là thời điểm đơn vị Code 9.2 của Ukraine hoạt động gấp rút, khi họ phải nhanh chóng triển khai UAV rải mìn vào lãnh thổ Nga trong đêm.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới