Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 16/2 cho biết, Ukraine và châu Âu sẽ là một phần của bất cứ "cuộc đàm phán thực sự" nào nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài với Moscow, đồng thời nhấn mạnh các cuộc đối thoại giữa Mỹ và Nga trong tuần này là cơ hội để xem Tổng thống Vladimir Putin có nghiêm túc về hòa bình hay không.
![]() |
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã bác bỏ những lo ngại của châu Âu về việc bị gạt ra ngoài trong các cuộc đàm phán ban đầu giữa Nga và Mỹ, dự kiến diễn ra tại Saudi Arabia trong vài ngày tới. (Nguồn: Reuters) |
Ngoại trưởng Mỹ cũng bác bỏ những lo ngại của châu Âu về việc bị gạt ra ngoài trong các cuộc đàm phán ban đầu giữa Nga-Mỹ, dự kiến diễn ra tại Saudi Arabia trong vài ngày tới, bất chấp việc Đặc phái viên của Tổng thống về Nga và Ukraine Keith Kellogg đưa ra ý kiến trái ngược tại Hội nghị An ninh Munich vừa qua.
Tin liên quan |
![]() |
Trong một cuộc phỏng vấn với CBS ngày 16/2, ông Rubio cho biết, quá trình đàm phán vẫn chưa thực sự bắt đầu và nếu những cuộc thảo luận có tiến triển, Ukraine và các nước châu Âu khác sẽ không bị bỏ ngoài cuộc.
"Tổng thống Trump đã nói chuyện với người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào tuần trước. Ông Putin bày tỏ mong muốn hòa bình và Tổng thống cũng mong muốn kết thúc cuộc xung đột này theo cách bền vững và bảo vệ chủ quyền của Ukraine", Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh, song cũng khẳng định "một cuộc điện đàm không thể mang lại hòa bình".
Theo ông Rubio, thành phần phái đoàn Nga vẫn chưa được xác định.
Bên cạnh đó, khi được hỏi liệu có thảo luận về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga trong cuộc gọi hôm 15/2 với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hay không, ông Rubio từ chối cung cấp thêm thông tin, chỉ nói rằng hai bên "không đi vào chi tiết".
Sau cuộc gọi, Moscow tuyên bố hai bên đã thảo luận về việc loại bỏ những "rào cản đơn phương" do chính quyền Mỹ tiền nhiệm áp đặt trong quan hệ với Nga.
Ngoại trưởng Mỹ Rubio cũng tuyên bố đã đề cập những điều kiện hoạt động "khó khăn" của Đại sứ quán Mỹ tại Moscow với Ngoại trưởng Lavrov, đồng thời nhấn mạnh, nếu tiến trình hòa bình ở Ukraine có tiến triển, cả Nga và Mỹ đều cần có các Đại sứ quán hoạt động hiệu quả trên lãnh thổ của nhau.
Các cuộc đàm phán dự kiến diễn ra tại Saudi Arabia trong bối cảnh Washington đang tìm cách đạt được thỏa thuận với Kiev nhằm "mở cửa" nguồn tài nguyên thiên nhiên của Ukraine cho các khoản đầu tư từ Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn với NBC phát sóng vào ngày 16/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đặt câu hỏi: Liệu các khoáng sản ở những khu vực do Nga kiểm soát có bị trao cho ông Putin hay không.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng ngày tuyên bố, người đồng cấp Nga không có ý định kiểm soát toàn bộ Ukraine, đồng thời khẳng định nhà lãnh đạo Ukraine cũng sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột.
Cuộc thử nghiệm tên lửa của Nhật Bản được xem là thiết yếu trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực ngày càng nghiêm trọng.
Trường Đại học Nữ sinh Sookmyung hủy bằng thạc sĩ của cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee với lý do gian lận trong luận văn tốt nghiệp.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/6.
Mỹ triển khai một số oanh tạc cơ B-2 'trống giong cờ mở' bay về hướng tây để đánh lạc hướng, trong lúc phi đội chính lặng lẽ hướng về phía đông để tập kích Iran.
Tối 17/6 (giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Alberta (Canada) đã bế mạc.
Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội Truth Social, trong đó ông Rutte ca ngợi 'hành động quyết đoán' của Tổng thống Mỹ tại Iran.
Ngày 24/6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã phát hiện các quả tên lửa được phóng từ Iran về phía nước này chỉ vài giờ sau khi hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Ông Hun Sen cho biết một quan chức Campuchia 'trong lúc tức giận' đã rò rỉ cuộc điện đàm của ông với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn, khiến tình bạn với gia tộc Shinawatra đổ vỡ.
Ngày 17/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ủy ban ASEAN tại Kuwait (ACK) trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam.