Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết phong trào Hamas là trường hợp ngoại lệ duy nhất khi không chấp nhận đề xuất về một thỏa thuận ba giai đoạn liên quan đến việc thả con tin và đàm phán nhằm chấm dứt giao tranh mà phía Israel đã đồng ý.
![]() |
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trả lời phóng viên sau cuộc gặp với Tổng thống Ai Cập tại sân bay Cairo. (Nguồn: AFP) |
Ngày 10/6, ông Blinken cho biết khi bắt đầu thực hiện chuyến đi đến Trung Đông rằng, ông đang thúc giục các nhà lãnh đạo trong khu vực gây sức ép với Hamas để đồng ý với đề xuất ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh ở Dải Gaza.
Tin liên quan |
![]() |
Một quan chức cấp cao của lực lượng Hamas trả lời hãng tin Reuters rằng bình luận về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza của ông Blinken là “thiên vị Israel”.
“Thông điệp của tôi gửi tới các chính phủ trong khu vực, tới người dân trong khu vực, là nếu các bạn muốn ngừng bắn, hãy ép nhóm Hamas nói đồng ý”, Blinken nói với các phóng viên trước khi rời Ai Cập để đến thăm Israel.
Ngoại trưởng Mỹ đã gặp Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi ở Cairo trước khi tới Israel, nơi ông sẽ gặp Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant.
Ông đang thực hiện chuyến thăm thứ 8 tới khu vực này kể từ khi lực lượng Hamas tấn công Israel vào ngày 7/10, gây ra giai đoạn đẫm máu nhất trong cuộc xung đột Israel-Palestine kéo dài hàng thập kỷ.
Chuyến thăm diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 31/5 vạch ra đề xuất ngừng bắn ba giai đoạn từ Israel nhằm chấm dứt vĩnh viễn các hành động thù địch, thả con tin Israel và tù nhân Palestine cũng như tái thiết Gaza.
Cũng trong bối cảnh sau khi Bộ trưởng Nội các chiến tranh Israel Benny Gantz tuyên bố từ chức khỏi chính phủ khẩn cấp của ông Netanyahu vào hôm 9/6, rút đi quyền lực trung tâm duy nhất trong liên minh cực hữu của nhà lãnh đạo, chuyến thăm sẽ là cuộc tái ngộ giữa ông Blinken và ông Gantz vào ngày 11/6.
Sự ra đi của đảng trung dung của ông Gantz không gây ra mối đe dọa ngay lập tức cho chính phủ. Tuy nhiên, nó có thể gây hậu quả nghiêm trọng, khiến ông Netanyahu phải phụ thuộc vào những người theo đường lối cứng rắn, và do vậy, cuộc xung đột sẽ không có hồi kết, thậm chí có thể leo thang trong giao tranh với Hezbollah của Lebanon.
Cuộc thử nghiệm tên lửa của Nhật Bản được xem là thiết yếu trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực ngày càng nghiêm trọng.
Trường Đại học Nữ sinh Sookmyung hủy bằng thạc sĩ của cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee với lý do gian lận trong luận văn tốt nghiệp.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/6.
Mỹ triển khai một số oanh tạc cơ B-2 'trống giong cờ mở' bay về hướng tây để đánh lạc hướng, trong lúc phi đội chính lặng lẽ hướng về phía đông để tập kích Iran.
Tối 17/6 (giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Alberta (Canada) đã bế mạc.
Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội Truth Social, trong đó ông Rutte ca ngợi 'hành động quyết đoán' của Tổng thống Mỹ tại Iran.
Ngày 24/6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã phát hiện các quả tên lửa được phóng từ Iran về phía nước này chỉ vài giờ sau khi hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Ông Hun Sen cho biết một quan chức Campuchia 'trong lúc tức giận' đã rò rỉ cuộc điện đàm của ông với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn, khiến tình bạn với gia tộc Shinawatra đổ vỡ.
Ngày 17/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ủy ban ASEAN tại Kuwait (ACK) trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam.