Giải pháp nào để tránh tình trạng cây xanh tét cành, gãy nhánh, gây ra tai nạn cho người dân?
Như Tuổi TrẻOnline thông tin: Một vụ tai nạn nghiêm trọng làm hai người chết, ba người bị thương ở trung tâm TP.HCM. Nguyên nhân do cây xanh tét cành, gãy nhánh trong Công viên Tao Đàn (phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM).
Sự cố cây xanh bị ngã đổ, gãy nhánh đè chết người thường xảy ra gần đây, không chỉ ở TP.HCM.
Ngay sau đó, đơn vị quản lý cây xanh là Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM cũng đã có văn bản đề xuất một số giải pháp trong công tác chăm sóc cây, thực hiện trong tháng 8.
Trong đó, có tính đến phương án "siêu âm" và dùng flycam để kiểm tra cây xanh.
Tuy nhiên, theo nhiều bạn đọc, vấn đề đặt ra làm sao để hạn chế tối đa những trường hợp tương tự? Dùng các phương án "siêu âm" và flycam để kiểm tra những khiếm khuyết cây xanh có phải là giải pháp khả thi?
Theo bạn đọc Lê Phổ, sở dĩ ở nước ngoài không có tình trạng cây gãy rớt trúng người là họ dùng các kỹ thuật cố định cành để cành cây có gãy cũng không rớt xuống. Đó là dùng cáp để chằng kéo, hoặc dùng các khung sắt trợ lực bắt vít cành cây vào thân cây.
Nhằm góp thêm góc nhìn, Tuổi Trẻ Online giới thiệu ý kiến của bạn đọc Phan Thi.
Có thể nói tai nạn vừa qua tại sân Tao Đàn làm chết hai người và bị thương ba người tiếp tục gióng lên hồi chuông báo động về công tác quản lý, bảo trì chẩn đoán cây xanh, và xa hơn là kiểm soát ứng phó rủi ro.
Điều đáng nói là, nếu nhìn từ bên ngoài, cây xanh bị tét nhánh ở Công viên Tao Đàn vẫn tươi tốt, không có dấu hiệu sâu mọt, hư hại.
Còn phía đơn vị quản lý cây xanh cũng cho biết việc rà soát cây xanh đường phố, công viên công cộng được thực hiện thường xuyên. Các cây có nhánh vươn có thể gây nguy hiểm đều được quán triệt cắt tỉa gọn gàng. Kế hoạch hằng năm đều được triển khai đều đặn.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì việc chăm sóc cắt tỉa cây xanh vẫn được làm theo đúng quy trình và các nguyên tắc. Đặc biệt, vào mùa mưa bão lại càng được quan tâm hơn.
Thế thì tại sao cây xanh bị thường xuyên cắt tỉa vẫn không phát hiện được các nhánh cây bị hư bên trong?
Có phải do cách kiểm tra giám sát khuyết tật cây xanh thường là thủ công? Và, nếu áp dụng các giáo trình tiên tiến kiểm tra, sao không phát hiện? Có phải cách kiểm tra không phù hợp với môi trường cây xanh đô thị hiện nay?
Theo tôi, để giải quyết những thách thức này, vai trò của các kỹ thuật chính xác và đáng tin cậy để phát hiện các khiếm khuyết về cấu trúc bên trong của cây là rất cấp thiết.
Thế giới đã có nhiều nghiên cứu và thực hành các phương pháp khác nhau để phát hiện các khiếm khuyết ở cây xanh đô thị.
Để phù hợp bối cảnh Việt Nam, tạm chia hai nhóm phương pháp: Kỹ thuật truyền thống và kỹ thuật hiện đai.
* Các kỹ thuật truyền thống
Các kỹ thuật truyền thống kiểm tra trực quan cây là dùng công cụ thiết bị không phức tạp để tìm dấu hiệu mục nát bên ngoài hay rỗng mục bên trong.
Việc này thường được thực hiện bởi chuyên gia có kinh nghiệm. Các dấu hiệu mục nát bên ngoài ở cây bao gồm tầng sinh gỗ chết, gỗ chết ở tán cây, gỗ mục nát lộ ra, thân cây sưng lên, vết nứt và các khu vực trũng xuống.
Kỹ thuật truyền thống cũng bao gồm việc sử dụng một số công cụ chuyên dụng như búa/vồ, máy khoan phát hiện mục nát, máy khoan tăng dần và ống nội soi.
* Các kỹ thuật tiên tiến
Đó là chụp X quang bằng bức xạ tia X hoặc tia gamma; Kỹ thuật âm thanh đo thời gian truyền của xung siêu âm hoặc sóng ứng suất; Chụp cộng hưởng từ (MRI), Quét vi sóng sóng điện từ; GPR và radar quét laser…
Với các phương pháp này cho phép thăm dò cấu trúc bên trong của cây thông qua sự hỗ trợ của các cảm biến và các thiết bị thăm dò khác mà không cần phải để lộ gỗ hoặc khoan lỗ vào cây.
Để áp dụng phương pháp tiên tiến, cần phải có kiến thức nền, đào tạo và thời gian thực hành. Nói chung, dù tốn kém, khó làm, nhưng rất tin cậy vì mang lại độ chính xác cao.
Không phương pháp kỹ thuật nào có ưu thế và độ chính xác tuyệt đối, phải kết hợp nhiều kỹ thuật khác để so sánh và xác nhận kết quả.
Từ thực tế ở TP.HCM, nên chuyển dần từ kinh nghiệm thủ công sang công nghệ thiết bị thăm dò phát hiện hiện đại.
Ngày 26/3, theo UBND tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu UBND huyện Sơn Động chỉ đạo công an điều tra vụ khai thác trái phép rừng đặc dụng Tây Yên Tử theo phản ánh của báo Tiền Phong.
Tiểu Minh, 35 tuổi ở Liễu Châu, Trung Quốc chỉ học hết cấp 3, sau đó học trung cấp nghề rồi đi xuất khẩu lao động. Tiểu Minh đi liền 8 năm và tích góp được một khoản kha khá. Số tiền anh gửi về được mẹ dùng để mua đất xây nhà và dành một phần để Tiểu Minh lấy vợ. Mải mê kiếm tiền, khi về quê, bạn bè của Tiểu Minh đã lên chức bố từ lâu. Ai ai cũng có 1-2 con, gia đình đề huề nên mẹ luôn giục anh ta sớm về quê kết hôn. Nhờ mai mối của bạn bè, Tiểu...
Trần Thanh Hùng, 41 tuổi, bị cáo buộc khi là cán bộ địa chính xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải đã lập nhiều hồ sơ giả, tiếp tay nâng khống giá đất, giúp một phụ nữ chiếm đoạt 32 tỷ đồng.
Mưa lớn kéo dài khiến 1.500m3 đất đá tràn xuống đường Đông Trường Sơn (thuộc tỉnh Kon Tum) gây ách tắc giao thông hoàn toàn. Hàng chục mét đường trên Quốc lộ 24, đoạn qua địa phận xã Bờ Ê bị nứt toác.
Sáng 23-9, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm tỉnh Lào Cai (23-9-1958 - 23-9-2023).
Đem cháo qua nhà ông nội cho con ăn, người mẹ hoảng hốt không thấy con đâu. Mọi người đi tìm, phát hiện hai cháu chết đuối dưới ao nuôi tôm.
Lịch cúp điện hôm nay ngày 16/07/2023 tại Long An Lịch cúp điện, cắt điện các khu vực tại Long An ngày 16/07/2023 được cập nhật từ cổng thông tin Điện lực miền Nam. Lịch cúp điện huyện Thủ Thừa Ngày Khu vực Đơn vị Thông tin 16/07/2023 từ 08h00 - 16h00 Công ty Hòa Thuận Phát. Điện lực Thủ Thừa Bảo trì và sửa chữa lưới điện Lịch cúp điện huyện Đức Hòa Ngày Khu vực Đơn vị Thông tin 16/07/2023 từ 06h30 - 18h00 Một phần xã Đức Hòa Đông. Điện Lực Đức...
Tỉnh Phú Thọ huy động gần 100 người cùng 20 phương tiện, xuyên đêm tổ chức tìm kiếm 4 học sinh còn mất tích ở bãi sông Hồng, đoạn qua xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.
Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (C08) cho biết, nhằm nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, nhất là các hành vi có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông, nhất là vi phạm nồng độ cồn, ma túy theo quan điểm “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ” trong phát hiện, xử lý vi phạm, Cục Cảnh sát giao thông đã bố trí 6 tổ công tác sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được trang cấp, tham gia thực hiện kiểm tra,...