Ngõ nhỏ, phố nhỏ: Phải biết lo để sống an toàn

11:30 03/06/2024

Hà Nội với đặc trưng ngõ nhỏ, phố nhỏ của làng lên phố đang có hàng ngàn xóm trọ, khu trọ trong ngõ hẹp, chẳng may có sự cố cháy nổ thì xe cứu hỏa khó tiếp cận để chữa cháy, cứu người.

Dọc tuyến phố Phùng Khoang, quận Thanh Xuân (Hà Nội) có rất nhiều căn nhà trọ cho thuê được bọc kín không có lối thoát hiểm, xe chữa cháy khó tiếp cận - Ảnh: DANH KHANG

Sau các vụ cháy, an toàn nhà trọ trong các ngõ nhỏ, phố nhỏ trở thành vấn đề rất cấp thiết. Bên cạnh có thể cần một biện pháp để "ngõ bớt nhỏ" thì theo các chuyên gia, chính các chủ nhà trọ và người đến ở vẫn có thể cùng nhau loại bỏ dần những nguy cơ.

Xóm trọ hơn 20 năm chưa xảy ra cháy: không đặc biệt mà lại đặc biệt

Xóm trọ ông Mùi, phố Phùng Khoang, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm (trước đây là làng Phùng Khoang, xã Trung Văn) được biết đến khi hơn 80 phòng trọ ở đây chưa từng xảy ra cháy nổ trong hơn 20 năm qua.

Nhìn qua thì xóm không có gì đặc biệt, nếu còn phải kể ra việc nó vẫn nằm sâu trong ngõ nhỏ, ngoằn ngoèo cả km mới tới đường chính là đường Lương Thế Vinh.

  • TP.HCM tổng kiểm tra phòng cháy tại các khu nhà trọĐỌC NGAY

Các dãy phòng trong xóm trọ ông Mùi được xây song song nhau, có dãy là nhà cấp 4, lợp mái tôn. Có dãy được xây từ 2-3 tầng theo kết cấu bê tông vững chắc hơn.

Hành lang đi lại dọc hai dãy trọ quay mặt vào nhau rộng khoảng 5m, được trồng cau, khế để tạo bóng mát.

Năm 2018, ông Mùi mất, xóm trọ hơn 80 phòng được ông để lại cho 4 người con tiếp tục kinh doanh cho thuê. Khách thuê tại xóm trọ ông Mùi vẫn là những người lao động xa xứ, sinh viên Trường đại học Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Trường cao đẳng Xây dựng số 1...

Anh Triệu Minh (quê Lạng Sơn), một nhân viên marketing đã thuê phòng tại xóm trọ ông Mùi hơn 7 năm, cho biết xóm trọ chưa từng xảy ra cháy bao giờ. Anh kể hồi cuối năm 2023, khi xảy ra vụ cháy chung cư mini trên phố Khương Đình, Công an phường Trung Văn đã phối hợp với anh Hổ (con ông Mùi) trang bị cho khách thuê trọ từ tầng 2 trở lên một bình chữa cháy và phổ biến cách sử dụng khi cần.

"Dù diện tích mỗi phòng trọ trong xóm chỉ 12-20m2 nhưng ở khá an toàn, các dãy cấp 4 thì người ở có thể chạy ra ngoài khi cần, trong khi các dãy trọ 2-3 tầng chỉ thiết kế lan can, không dựng chuồng cọp nên người ở trọ khá yên tâm khi xảy ra cháy", anh Minh chia sẻ thêm.

Một điểm đáng lưu ý khác là xóm trọ ông Mùi được người thuê trọ đánh giá khá an toàn; hầu hết xe máy, xe đạp điện của người thuê trọ trong xóm trọ ông Mùi đều để ngoài hành lang khá thoáng nên nguy cơ về cháy, chập điện cũng ít hơn.

Nguyễn Tùng Bách, sinh viên năm 2 Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông (quê ở Ba Vì), cho biết mới chuyển đến xóm trọ ông Mùi được hơn 1 tháng, giá thuê phòng tùy theo diện tích phòng và phòng ở có khép kín hay không.

Những phòng khép kín (có thiết kế nhà vệ sinh, bếp nấu ăn trong phòng) có giá thuê trọ 2-3 triệu đồng/tháng, còn phòng không khép kín có diện tích nhỏ hơn với giá thuê khoảng 1 triệu đồng/tháng.

Về an toàn phòng cháy, Bách cho biết mọi người khi đến thuê trọ tại xóm trọ ông Mùi đều phải ký hợp đồng thuê nhà, cam kết bảo đảm an ninh trật tự, an toàn phòng cháy, vệ sinh môi trường, ai không tuân thủ sẽ bị phạt tiền. Ngay cả vứt rác bừa bãi nếu bị bắt quả tang cũng bị phạt nặng 500.000 đồng/lần, nên mọi người đều có ý thức giữ gìn không gian chung.

Cải tạo phòng trọ: thay đổi ý thức cộng đồng, Nhà nước hỗ trợ chính sách

Ngõ nhỏ, phố nhỏ: Phải biết lo để sống an toàn- Ảnh 3.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Phạm Đình Tuyển, nguyên giảng viên khoa kiến trúc và quy hoạch (Trường đại học Xây dựng), cho rằng ngân sách không thể đủ nguồn lực để cải tạo hàng ngàn khu trọ mất an toàn tại Hà Nội và các đô thị hiện nay.

Vì vậy cần tuyên truyền để chủ kinh doanh nhà trọ hiểu và bỏ kinh phí ra cải tạo các khu nhà trọ hiện hữu theo hướng an toàn hơn.

Cần khuyến khích các cộng đồng trong từng ngõ phố, từng tổ dân phố dựa trên các quy định bảo đảm an toàn cháy nổ để đề ra các giải pháp bảo đảm an toàn cháy cho chính họ.

Mọi việc nên bắt đầu từ cộng đồng thì mới nâng cao được ý thức của người dân, trong đó có người thuê trọ.

KTS Trần Huy Ánh, ủy viên thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội, cho rằng ngoài ý thức của cộng đồng thì chính quyền thành phố và các quận huyện phải tính toán tới việc cải tạo các ngõ nhỏ, xây dựng các bể chứa nước ngầm phục vụ chữa cháy khi cần thiết.

Ông Lê Hữu Nghĩa, tổng giám đốc Công ty Lê Thành - một doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà ở xã hội tại TP.HCM và một số tỉnh phía Nam - cho rằng chính nhà trọ mới là loại hình quyết định an cư và đang giải quyết 80-90% nhu cầu an cư của số đông người lao động có thu nhập thấp, công nhân đang làm việc tại các thành phố.

Tuy vậy, loại hình nhà trọ hiện nay chủ yếu do người dân tự xây, thu nhập không quá lớn, nhiều chủ trọ coi tiền thuê trọ như khoản lương hằng tháng. Và với khoản tiền ít ỏi thu được từ thuê trọ giá rẻ thì đa số chủ trọ không có khả năng đầu tư, nếu có đầu tư xây kiên cố cũng khó thu hồi vốn được.

  • Nhà trọ kiểu làng lên phố: Cần giải pháp quyết liệt giảm nguy cơ cháyĐỌC NGAY

Về giải pháp cho nhà trọ, ông Nghĩa cho rằng cần xem nhà trọ là một loại hình nhà ở xã hội đặc biệt. Theo đó, những ưu đãi với phát triển nhà ở xã hội thì các chủ kinh doanh nhà trọ phải được hưởng. Trong đó có ưu đãi đặc biệt để các chủ khu trọ tiếp cận vốn vay ưu đãi ngân hàng để cải tạo các khu nhà trọ, miễn thuế với kinh doanh nhà trọ cần áp dụng như với nhà ở xã hội.

Kế đó cần có giải pháp hỗ trợ về mặt kỹ thuật đặc biệt cho các chủ kinh doanh nhà trọ. Hầu hết các chủ kinh doanh nhà trọ không rành về kỹ thuật nên cơ quan quản lý cần hỗ trợ họ bảo đảm an toàn phòng cháy, cấp phép sửa chữa, xây dựng mới. Cụ thể việc cấp phép sửa chữa, xây dựng mới nhà trọ thời gian tới cần đơn giản thủ tục cho các chủ trọ như cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ.

Nhiều chuyên gia cũng khẳng định nếu Nhà nước không có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho chủ trọ về vốn để họ cải tạo các khu trọ thì họ buộc phải nâng giá khu trọ sau khi cải tạo, cuối cùng cũng đổ lên đầu người thuê trọ. Ngoài ra, thiết kế các khu trọ cần đơn giản để tiết giảm chi phí, phù hợp với chi trả của số đông người thuê.

Hẻm 127 Hoàng Hoa Thám (phường 13, quận Tân Bình, TP.HCM) bao nhiêu năm qua nhỏ hẹp, kẹt xe liên tục, nay được mở rộng theo đường Hoàng Hoa Thám nâng cấp (ảnh chụp chiều 2-6) - Ảnh: PH.QUYÊN

TP.HCM từng bước chỉnh trang, mở rộng hẻm

Tại TP.HCM cũng có những con hẻm nhỏ chằng chịt như khu Mả Lạng (quận 1), các con hẻm trên đường Tôn Đản, Đoàn Văn Bơ (quận 4). Đầu tháng 12-2023, có vụ cháy trong hẻm đường Lê Văn Sỹ (phường 1, quận Tân Bình) khiến hai người chết, do khu dân cư đông đúc, hẻm nhỏ và sâu, công tác cứu nạn gặp nhiều khó khăn.

Từ thực tế trên, TP.HCM đã có một số giải pháp "xóa" khu dân cư lụp xụp, mở rộng các con hẻm. Chẳng hạn đã có dự án xóa bỏ các khu dân cư lụp xụp cho khu Mả Lạng nhưng do nhiều vướng mắc về pháp lý đến nay dự án chưa thành hình.

Giải pháp vận động người dân hiến đất mở rộng hẻm, triển khai từ năm 2000 đến nay đạt được một số kết quả nhất định. Riêng tại quận 7 giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện nâng cấp, mở rộng 50 tuyến hẻm đạt độ rộng 4m trở lên, hoàn thành nâng cấp 99 hẻm theo hiện trạng có độ rộng từ 2,5 - 3,5m, tổng kinh phí khoảng 60,52 tỉ đồng. Còn tại quận 3 từ năm 2015 - 2020 đã thực hiện vận động nhân dân hiến đất mở rộng 37 hẻm.

Từ năm 2000 đến nay, có hơn 168.000 hộ dân ở TP.HCM đã hiến khoảng 5,3 triệu m2 đất, tương đương hơn 10.000 tỉ đồng, để mở rộng 5.230 đường và hẻm.

Dự luật thủ đô mở ra cơ chế giải quyết các khu dân cư đông

* Đại biểu Trương Xuân Cừ (Hà Nội):

Giải quyết bất cập quy hoạch

Các yếu tố lịch sử, bất cập trong quá trình quy hoạch đã để lại những hậu quả rất đáng tiếc và khôn lường vừa qua. Vì thế, Luật Thủ đô sửa đổi và quy hoạch thủ đô phải hướng tới giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay, không chỉ xanh - sạch - đẹp mà quan trọng nhất phải khoa học, hiện đại; chỉnh trang lại các khu dân cư, phố cổ; đảm bảo trật tự, an toàn, giao thông, nhất là PCCC...

Tuy vậy để giải quyết những tồn tại trong quy hoạch ở Hà Nội không thể trong một sớm một chiều và còn cần nguồn lực rất lớn.

Do vậy, trong Luật Thủ đô sửa đổi chỉ nên đưa ra các quy định chung, định hướng trong việc tiến tới sẽ quy hoạch lại đô thị, giãn dân, cải tạo các khu dân cư cũ, đường phố đảm bảo quy hoạch, an toàn PCCC văn minh - hiện đại... Còn đưa các quy định chi tiết sẽ rất khó, không khả thi.

Liên quan đề xuất cấm loại hình nhà ở cho thuê kết hợp với kinh doanh ở các ngõ nhỏ, không đảm bảo PCCC... sẽ không dễ để thực hiện vì còn liên quan đến vấn đề mưu sinh, nhu cầu của người dân.

Do vậy, trước mắt cần tổng rà soát lại rồi có biện pháp xử lý cụ thể như yêu cầu người dân, chủ trọ khắc phục các bất cập về PCCC, trang bị các thiết bị như thang dây, mặt nạ, bình chữa cháy...; tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức về PCCC. Về lâu dài có thể nghiên cứu theo hướng cấm người dân không được vừa cho thuê trọ vừa kinh doanh các mặt hàng dễ cháy nổ, có nguy cơ mất an toàn cao.

* Đại biểu Trịnh Xuân An (ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh):

Cần quy định rõ việc quản lý loại hình nhà trọ trong Luật PCCC

Hiện nay vấn đề nhà ở, nhà kinh doanh kết hợp cho thuê trọ trong các ngõ nhỏ không chỉ có tại Hà Nội mà nhiều thành phố khác cũng có. Do vậy, không cần thiết bổ sung các quy định quản lý nhà ở ngõ nhỏ, nhà kinh doanh kết hợp cho thuê trọ ở ngõ nhỏ vào dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi để đảm bảo PCCC.

Hiện nay Quốc hội đang chuẩn bị xem xét, cho ý kiến vào dự án Luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Nên nội dung quản lý các loại hình nhà trên cần được bổ sung thành một khoản vào dự luật này để đảm bảo việc thực thi, đảm bảo PCCC trên cả nước chứ không riêng Hà Nội.

* Đại biểu Phạm Văn Thịnh (ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội):

Dán cảnh báo với các nhà trọ có nguy cơ cháy nổ cao

Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi đã mở ra cơ chế để giải quyết các khu vực dân cư đông, không đảm bảo khoảng cách an toàn về PCCC. Với những trường hợp như vậy sẽ cho phép chỉnh trang đô thị, thậm chí có trường hợp phải cưỡng chế. Tuy nhiên, việc thực hiện sẽ cần có thời gian, nguồn lực và trong quá trình làm luật, thực hiện cũng cần rất thận trọng, từng bước, đảm bảo quyền lợi của người dân.

Bên cạnh đó với từng loại hình nhà ở đã có các quy định về PCCC nên quan trọng nhất vẫn là việc phải quản lý, kiểm tra và phát huy vai trò của người dân tham gia giám sát thường xuyên. Đặc biệt, với các loại hình nhà ở cho thuê trọ hay cho thuê trọ kết hợp với kinh doanh, cần kiểm tra, phân loại và có biện pháp giống như dán nhãn ở cổng, tường như nhà có rủi ro cao về PCCC.

Đồng thời yêu cầu các chủ hộ này phải thực hiện các biện pháp như tháo "chuồng cọp", lắp các phương tiện PCCC như thang dây, mặt nạ phòng độc... Với những khu vực có đông người dân sinh sống, nguy cơ cao nên tổ chức diễn tập và yêu cầu tất cả người dân tham gia để được trang bị kiến thức về PCCC, thoát hiểm. Khi người dân được nâng cao ý thức cảnh giác, thường xuyên sẽ giúp PCCC đạt hiệu quả tốt.

Ngoài ra, việc đề xuất cấm kinh doanh nhà trọ kết hợp với kinh doanh trước mắt sẽ khó khả thi khi chúng ta chưa chuẩn bị được các điều kiện về nhà ở cho người dân. Do vậy, Nhà nước nên xem xét dành ra một khoản tiền để hỗ trợ các chủ hộ này vay thông qua ngân hàng với lãi suất thấp để khắc phục, sửa chữa, mở rộng, cải tạo lại các khu nhà ở nhằm đảm bảo PCCC.

Bắc Kinh quyết tâm dẹp ngõ nhỏ, trọ đông ra sao?

Theo trang Nippon, ngày 18-11-2017 một đám cháy lớn đã bùng lên tại một tòa nhà "3 trong 1" gồm nhà xưởng, nhà kho và nhà dân ở Đại Hưng - một quận ngoại thành của thủ đô Bắc Kinh. Khu vực nhà dân, vốn được thiết kế cho các gia đình nhỏ, đã bị cải tạo trái phép thành nhà trọ cho 10 - 20 người. Dù đã có mặt khẩn cấp, lực lượng cứu hỏa vẫn gặp khó trong việc tiếp cận hiện trường vì tòa nhà nằm trong khu vực chi chít những cơ sở xây dựng trái phép khác. Hậu quả là vụ cháy khiến 19 người chết và 8 người bị thương, hầu hết là lao động nhập cư từ các tỉnh thành khác.

Trước đó, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã tính đến chuyện loại bỏ các chengzhongcun - cách gọi những tòa nhà xập xệ, đông người ở, nằm trong những khu vực khó tiếp cận, không đảm bảo an toàn PCCC từ vài tháng trước đó. Vụ cháy nói trên đã thôi thúc các lãnh đạo thành phố đẩy nhanh quá trình thực hiện.

Không lâu sau, chính quyền thành phố triển khai chiến dịch loại bỏ triệt để các chengzhongcun kéo dài 40 ngày. Chiến dịch được phát động bởi Ủy ban An toàn lao động Bắc Kinh - cơ quan liên sở phụ trách việc điều phối thi hành các quy định an toàn lao động. Trên mạng xã hội Trung Quốc khi đó bắt đầu nổi lên các đoạn clip ông Wang Xianyong, khi đó là bí thư Quận ủy Phong Đài (tiếp giáp quận Đại Hưng), say mê chỉ đạo việc xử lý các kiến trúc "3 trong 1" theo phương châm "kiểm tra, dọn dẹp, nâng cấp hoặc dỡ bỏ".

Tạp chí Medium cho biết trong những ngày sau vụ cháy, lực lượng chức năng đã yêu cầu từng hộ dân sống tại những kiến trúc này nhanh chóng rời khỏi đây trong tối đa 7 ngày. Một số trường hợp cá biệt chỉ được cho 2 ngày để dọn đi. Các hàng quán xung quanh cũng được lệnh dẹp bỏ. Sau đó, đơn vị tháo dỡ đã đến phá bỏ các tòa nhà xây trái phép.

Chiến dịch này được cho là khá hiệu quả khi loại bỏ một lượng lớn tòa nhà không đạt tiêu chuẩn an toàn ở thủ đô Bắc Kinh. Tuy nhiên, việc triển khai chiến dịch quá nhanh chóng, triệt để cũng gây nên không ít lo ngại khi nhiều người dân phải dọn ra khó tìm được chỗ ở mới, bất chấp thời tiết đã vào đông. Medium khẳng định chỉ vài ngày sau khi triển khai, chiến dịch trên đã đẩy hơn 100.000 người vào cảnh "màn trời chiếu đất".

Có thể bạn quan tâm
Xác tàu nghi tàu cổ thoắt ẩn thoắt hiện ở Hội An từ nhiều năm trước

Xác tàu nghi tàu cổ thoắt ẩn thoắt hiện ở Hội An từ nhiều năm trước

15:40 05/01/2024

Thông tin người dân phát hiện hàng cột gỗ nghi là tàu cổ bị đắm ở TP Hội An thu hút nhiều sự quan tâm. Từ mấy ngày qua dấu tích tàu bỗng biến mất làm nhiều người đặt dấu hỏi về sự chậm trễ khai quật.

Vỡ đường ống, nước sạch phun xối xả như 'vòi rồng' ở Long An

Vỡ đường ống, nước sạch phun xối xả như 'vòi rồng' ở Long An

09:40 03/03/2024

Khoảng 20h tối 2/3, trên đường tỉnh 824 đoạn gần ngã 3 Tua 1, thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa (Long An) xảy ra sự cố vỡ đường ống dẫn nước sinh hoạt khiến cuộc sống người dân đảo lộn.

Bẫy chim trời vẫn xuất hiện nhiều nơi ở Nghi Xuân

Bẫy chim trời vẫn xuất hiện nhiều nơi ở Nghi Xuân

12:00 21/10/2023

Hà Tĩnh - Mặc dù lực lượng chức năng huyện Nghi Xuân đã ra quân tháo gỡ, tiêu hủy, ngăn chặn nhưng nạn bẫy chim trời ở địa phương này...

Học sinh tự ý chế tạo pháo rồi bán cho 8 bạn khác trong trường

Học sinh tự ý chế tạo pháo rồi bán cho 8 bạn khác trong trường

19:20 28/12/2023

Đắk Lắk - Cháu N.H.G (14 tuổi, xã Ea Na, huyện Krông Ana) tự chế pháo nổ mang bán cho 8 em học sinh khác cùng trường để sử dụng,...

Việt Nam - Philippines nhất trí tiếp tục mở rộng hoạt động hợp tác trên biển

Việt Nam - Philippines nhất trí tiếp tục mở rộng hoạt động hợp tác trên biển

22:00 01/08/2023

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh hợp tác biển đóng vai trò then chốt trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Philippines.

Năm học mới, Cà Mau vừa thiếu giáo viên, vừa phải 'học nhờ, ở tạm'

Năm học mới, Cà Mau vừa thiếu giáo viên, vừa phải 'học nhờ, ở tạm'

16:20 05/09/2023

Năm học 2022-2023, ngành giáo dục đào tạo tỉnh Cà Mau nhiều lần tổ chức tuyển dụng số giáo viên còn thiếu, tuy nhiên kết quả tuyển dụng không đạt do số lượng thí sinh đăng ký ít hơn chỉ tiêu kế hoạch. Cùng với đó, toàn tỉnh vẫn còn tình trạng phải mượn, nhờ phòng học, nhiều nhất ở khối mầm non.

Hà Nội đoạt giải Ba Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV

Hà Nội đoạt giải Ba Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV

15:30 08/12/2023

Ngày 8/11, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV năm 2023.

Vụ chuyến bay giải cứu: 'Hành vi lừa đảo của cựu điều tra viên là đặc biệt nguy hiểm'

Vụ chuyến bay giải cứu: 'Hành vi lừa đảo của cựu điều tra viên là đặc biệt nguy hiểm'

17:00 28/07/2023

Khi công bố bản án, HĐXX nhận định hành vi phạm tội của cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến tài sản của người khác.

Hồ thủy điện Sơn La cạn trơ đáy, nắng nóng gây thiệt hại cho người dân

Hồ thủy điện Sơn La cạn trơ đáy, nắng nóng gây thiệt hại cho người dân

18:00 09/06/2023

Hai tháng trở lại đây, do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài, không có mưa, khu vực hạ du sông Đà cạn trơ đáy, không còn thủy sản để đánh bắt, không có nước làm nương, vườn.

Co loi xay ra
Co loi xay ra