Nghịch lý vùng sông nước nhưng... thiếu nước

16:10 02/04/2024

TPO - “Nghịch lý là vùng Đồng bằng sông Cửu Long sống trên nước nhưng lại thiếu nước. Điều này do hạn, mặn và phèn gây ra”, ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội cấp thoát nước Việt Nam nói và cho biết hiện nay xâm nhập mặn đã diễn ra nhiều nơi ở vùng này.

Khai thác nước ngầm quá mức

Theo ông Trần Anh Tuấn, mặn dâng lên nhưng không xác định là bao lâu, độ mặn thì khác nhau và ngày càng tăng lên, lượng muối trong nước có nơi không thể xử lý nổi. Thậm chí có lãnh đạo ở Cà Mau từng nói “nấu canh khỏi bỏ muối vì mặn quá rồi”.

Năm 2020, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 18.000 giếng khoan nước ngầm do hộ cá nhân làm. Qua đó, gây ra một loạt vấn đề ô nhiễm. Ví dụ như ở Bạc Liêu người dân hút nước ngầm bơm lên pha loãng nước mặn để nuôi thủy sản, sau đó không dùng thì rút ống dẫn đến nước ô nhiễm, nước mặn từ mặt theo các giếng này xâm nhập vào hệ thống nước ngầm nên giờ toàn bộ vùng Tây Nam sông Hậu (trừ An Giang, Kiên Giang) thì không còn nước mặt, vùng Bạc Liêu, Cà Mau là nước ngầm, nhiều giếng đóng vì bị nhiễm mặn.

Tiền Phong Ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội cấp thoát nước Việt Nam - phát biểu tại hội thảo Sống chung với hạn mặn. Ảnh: Hòa Hội. 1

Ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội cấp thoát nước Việt Nam - phát biểu tại hội thảo Sống chung với hạn mặn. Ảnh: Hòa Hội.

Phó Chủ tịch Hội cấp thoát nước Việt Nam cho biết, khi mặn dâng lên, không xác định được mặn bao lâu, trước đây 1-2 tuần, rồi 1 tháng, giờ có khi 2 tháng, còn độ mặn thì cũng tăng dần dẫn đến xử lý không nổi nữa. Trong khi đó, quy chuẩn quy định nguồn nước sinh hoạt là 0,25g/lít, còn kịch bản biến đổi khí hậu chỉ tính tới tối đa là 1g/lít, gấp 4 lần quy chuẩn.

Theo ông Tuấn, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện quy hoạch nước vùng ĐBSCL, riêng nội dung cấp nước dự kiến biến đổi khí hậu, mặn xâm nhập 40-65 km tính từ cửa biển. Xây dựng nhà máy cấp nước cho 13 tỉnh ĐBSCL, đảm bảo cấp nước cho đô thị, công nghiệp và 30% người dân vùng ven nông thôn, ven biển, sẽ sử dụng nguồn nước này. Dự báo tới năm 2030 cần 2,5 - 2,7 triệu m3/ngày đêm dùng cho đô thị; đến năm 2025 sẽ cần 3 - 3,2 triệu m3/ngày đêm.

Ông Tuấn cho rằng, đây là khó khăn phải tính toán, không thể nhỏ lẻ từng nơi, không thể khoan nước ngầm được nữa. Cà Mau giờ khoan sâu 280m cũng nhiễm mặn, phèn, các địa phương khác như Long An, Bến Tre khoan tới 400-450m mới có nước ngọt, khả năng nước ngầm là hạn chế. Trong khi tác hại của nước ngầm là đất khô, lún sụt.

Tính toán phương án nhà máy cấp nước thô

Theo tính toán, nguồn nước cho đô thị và dân xung quanh, công nghiệp ở ĐBSCL chia 3 vùng, gồm: Bắc sông Tiền, giữa sông Tiền - sông Hậu và Tây Nam sông Hậu; để tìm nguồn nước, xây dựng 4 nhà máy nước cấp cho người dân liên vùng.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy nếu xây dựng nhà máy nước sạch cấp cho vùng đầu tư lớn, mà không kế thừa được nhà máy hiện có. Do vậy, phương án đầu tư cấp nước thô cho các nhà máy hiện có để xử lý cấp cho dân sẽ tiết kiệm hơn nhiều, vì các nhà máy hiện có vẫn hoạt động bình thường. Do nước mặt nhiễm mặn nên cần đầu tư đường ống nước từ thượng nguồn đưa về để các nhà máy hiện có xử lý cung cấp cho người dân.

Tiền Phong Người dân chờ lấy nước mang về nhà sinh hoạt tại Bến Tre. 1

Người dân chờ lấy nước mang về nhà sinh hoạt tại Bến Tre.

Dự báo, ĐBSCL tới năm 2030 sẽ có khoảng 45% dân sống trong đô thị, với tổng dân số khoảng 7-8 triệu dân, nhu cầu nước sạch khoảng 2,5-3 triệu m3/ngày đêm cả công nghiệp và sinh hoạt. Đây là an sinh xã hội lớn cho cả vùng ĐBSCL nên cần xem xét tổ chức thực hiện.

Được biết, tháng 3/2020, một doanh nghiệp có văn bản gửi UBND các tỉnh Tiền Giang và Long An báo cáo đề xuất ý tưởng dự án dẫn nước thô từ thượng nguồn sông Tiền về thay thế cho các nguồn nước bị nhiễm mặn tại các nhà máy nước tại hạ nguồn. Sau khi ý tưởng dự án được đề xuất, UBND tỉnh Bến Tre đề nghị cùng với UBND các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre đồng kiến nghị Thủ tướng chính phủ cho phép triển khai thực hiện dự án và nhập Bến Tre vào cùng vùng cấp nước với 2 tỉnh còn lại.

Từ đề xuất của 3 tỉnh, sau khi báo cáo được thông qua tại Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), dự án “Trạm bơm nước thô Cái Bè và hệ thống tuyến ống truyền tải” chính thức được đề xuất tới Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 2/3/2021, giải pháp dẫn nước thô của dự án đã được Thủ tướng chính phủ cho phép điều chỉnh tại quyết định số 287/QĐ-TTg. Cũng trong cùng thời điểm đó, đơn vị cũng gửi đề xuất tới UBND 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng ý tưởng dẫn nước từ hệ thống cống thuỷ lợi Cái Lớn, Nhà máy đặt tại khu vực Ninh Quới để cấp nước sạch cho 3 tỉnh khu vực bán đảo Cà Mau.

Có thể bạn quan tâm
ILA trao tặng 2 công trình mới cho học sinh, người dân miền núi

ILA trao tặng 2 công trình mới cho học sinh, người dân miền núi

09:50 09/05/2024

Sáng 6/5, công trình cầu dân sinh và nhà vệ sinh tại xã Trà Cang, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) do ILA Việt Nam tài trợ đã chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng sau một tháng thi công.

Bắt giám đốc doanh nghiệp ở Huế mua bán trái phép hoá đơn

Bắt giám đốc doanh nghiệp ở Huế mua bán trái phép hoá đơn

08:00 23/05/2024

Ngày 22/5 Viện KSND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đối với Nguyễn Lê Quân (trú đường Phùng Hưng, phường Đông Ba, TP Huế - Giám đốc Công ty TNHH MTV Tài Phước Đức) về tội “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước”. Theo điều tra của cơ quan công an, từ tháng 04/2023 đến tháng 01/2024, Nguyễn Lê Quân mua hàng trăm hóa đơn...

Báo Lao Động lên tiếng, 32 hộ dân chung cư Hưng Thịnh được cấp nước trở lại

Báo Lao Động lên tiếng, 32 hộ dân chung cư Hưng Thịnh được cấp nước trở lại

12:50 28/10/2023

Sau khi báo Lao Động phản ánh sự việc, 32 hộ dân tại khu chung cư Hưng Thịnh (TP Vinh, Nghệ An) bị cắt nước 2 ngày vì không tham...

Vụ 'siêu lừa’ 430 tỉ đồng: Cựu cán bộ ngân hàng khóc nức nở kêu oan

Vụ 'siêu lừa’ 430 tỉ đồng: Cựu cán bộ ngân hàng khóc nức nở kêu oan

06:30 18/03/2023

Tự bào chữa, bị cáo Đặng Thị Quỳnh Hương (cựu trưởng phòng khách hàng cá nhân Phòng giao dịch Đông Đô, VietABank) khóc nức nở kêu oan, cho rẳng không bàn bạc với 'siêu lừa' Hà Thành để thực hiện hành vi lừa đảo.

Khoảnh khắc bắt giữ giám đốc người Trung Quốc sát hại nữ kế toán ở Bình Dương

Khoảnh khắc bắt giữ giám đốc người Trung Quốc sát hại nữ kế toán ở Bình Dương

14:00 31/03/2023

Giám đốc người Trung Quốc sát hại nữ kế toán ở Bình Dương bị bắt giữ Ngày 31/3, đại diện UBND phường Phù Đổng (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) cho biết, nghi phạm Yang Zhong Wu (47 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) đang bị tạm giữ tại Công an phường Phù Đổng, chờ Công an tỉnh Bình Dương thực hiện các thủ tục di lý về địa phương để phục vụ công tác điều tra. Yang Zhong Wu là Giám đốc Công ty Vinh Nhuận (phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương),...

Đan Mạch đóng tuyến đường biển quan trọng vì sự cố tên lửa

Đan Mạch đóng tuyến đường biển quan trọng vì sự cố tên lửa

14:40 05/04/2024

Đan Mạch đóng cửa một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới vì bệ phóng tên lửa trên tàu hải quân của nước này trục trặc sau khi được kích hoạt.

Vụ 'rút ruột' 50 tỷ đồng chia nhau: Nhóm tướng lĩnh Cảnh sát biển sắp hầu tòa

Vụ 'rút ruột' 50 tỷ đồng chia nhau: Nhóm tướng lĩnh Cảnh sát biển sắp hầu tòa

07:30 19/05/2023

TP - Dự kiến ngày 31/5, Tòa án quân sự Quân khu Thủ Đô sẽ mở phiên sơ thẩm, xét xử bị cáo Nguyễn Văn Sơn (Trung tướng, cựu Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) về tội “Tham ô tài sản”.

Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

06:00 27/08/2023

Điều 4 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định việc xử lý kỷ luật trong quân đội phải đảm bảo các nguyên tắc cụ thể.

Hiện trạng vị trí dự định xây cầu vượt hoặc hầm chui hơn 770 tỷ ở Hà Nội

Hiện trạng vị trí dự định xây cầu vượt hoặc hầm chui hơn 770 tỷ ở Hà Nội

10:50 14/05/2024

Hà Nội dự kiến triển khai xây dựng cầu vượt hoặc hầm chui trên đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông) - Đường Quang Trung (QL6) trị giá khoảng hơn 770 tỷ đồng nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao này.

Co loi xay ra
Co loi xay ra