Mặc dù học sinh học theo chương trình mới, sách giáo khoa mới, nhưng tại nhiều nơi, việc kiểm tra, đánh giá lại theo cách cũ.
Chương trình học mới, cách kiểm tra cũ
Theo lộ trình đổi mới giáo dục, đến năm học 2024 - 2025, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ triển khai đồng bộ từ lớp 1 - lớp 12. Cùng với lộ trình đổi mới giáo dục, học sinh sẽ học theo sách giáo khoa mới.
Chương trình mới chú trọng vào phát triển năng lực, phẩm chất của người học thay vì lối cô đọc, trò chép, truyền thụ kiến thức 1 chiều như trước kia. Song, thực tế nhiều học sinh cho rằng, mặc dù học theo chương trình mới, nhưng việc kiểm tra, đánh giá lại vẫn theo cách cũ, khiến các em gặp khó trong học tập.
Em Nguyễn Trường Vũ - học sinh lớp 11, tại Hà Tĩnh cho biết - Chương trình giáo dục phổ thông mới thay đổi rất nhiều từ phương pháp học, nội dung, cách học..., so với trước kia, nhưng phương thức thi tại ngôi trường em đang theo học vẫn giữ nguyên như cũ, không thay đổi.
“Chúng em kiểm tra trên giấy. Ngoài ôn tập lại kiến thức trên lớp, thầy cô sẽ cho chúng em thêm đề cương luyện tập tại nhà, phải bò ra làm đề cương.
Kể cả cách sắp xếp thời gian thi các môn cũng như sắp xếp phòng thi đều không thay đổi so với các lớp học trước. Trong vòng 2 ngày, chúng em phải hoàn thành 6 môn, nên rất áp lực và mệt mỏi” - Trường Vũ cho hay.
Em Bùi Anh Quốc - học sinh lớp 10, Trường THPT Lê Trung Đình (Quảng Ngãi) - cũng luôn cảm thấy lo lắng mỗi khi nhắc đến các kì thi học kì và mong muốn có sự thay đổi trong phương thức tổ chức.
“Theo em, cách thi và chấm điểm nên có sự thay đổi. Trong đó, điểm kiến thức được học nên chiếm 80% và 15% điểm còn lại là sản phẩm thực tế. Với cách này, chúng em vừa giảm bớt được áp lực, vừa có cơ hội phát huy tính sáng tạo và năng khiếu của bản thân.
Đồng thời, em mong muốn việc sắp xếp lịch thi học kì có thể giãn ra. Ví dụ như một buổi chỉ nên thi từ 1 - 2 môn, riêng Toán và Văn thì mỗi buổi sẽ thi một môn” - Anh Quốc cho hay.
Cần đa dạng hóa hình thức và phương pháp kiểm tra
Dưới góc nhìn của nhà giáo, thầy Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hoà chia sẻ, tại nhiều trường, trước tiết kiểm tra là tiết ôn tập, giáo viên triển khai đề cương ôn tập cho các em. Để đạt điểm kiểm tra cao, học sinh cần ôn tập luyện tập theo đề cương thật kỹ. Cùng với đó, tâm lí coi trọng điểm số và thành tích của 1 bộ phận phụ huynh, giáo viên cũng tạo áp lực không nhỏ lên học sinh.
"Nhà trường nên tổ chức kiểm tra trong các tuần thay vì tập trung kiểm tra trong một tuần. Đề kiểm tra cần phát huy phẩm chất học sinh tránh kiểm tra ghi nhớ thuộc lòng để học sinh không áp lực phải học thuộc bài. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên cân nhắc, điều chỉnh bớt môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, tăng môn đánh giá bằng nhận xét để giảm áp lực cho học trò" - thầy Lực kiến nghị.
Còn theo quan điểm của TS Vũ Việt Anh - chuyên gia tâm lý giáo dục, Giám đốc Học viện Thành Công - để đánh giá được năng lực của học sinh, cần phải có cách kiểm tra và đánh giá phù hợp, không nên dựa vào những bài kiểm tra trên giấy theo kiểu truyền thống.
“Trong bối cảnh giáo dục phổ thông đang có nhiều đổi mới, các trường học cũng cần phải đa dạng hóa hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh. Có thể chuyển từ kiểm tra giấy sang kiểm tra thực hành, kiểm tra sản phẩm, kiểm tra dự án, kiểm tra đồng đội...
Điều này không chỉ giúp đánh giá được một cách toàn diện và chính xác năng lực của học sinh, mà còn góp phần khuyến khích các em học tập tích cực, sáng tạo và chủ động hơn” - TS Vũ Việt Anh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, nhìn từ thực tế, để thực hiện được điều này, cần phải có sự hỗ trợ và chung tay của nhiều bên, từ học sinh, giáo viên cho đến các cơ quan quản lý giáo dục.
“Tôi hy vọng, mọi người sẽ cùng chung tay để những đổi mới trong kiểm tra và đánh giá học sinh sớm đi vào thực tế. Từ đó, giúp chất lượng giáo dục phổ thông được nâng cao, đào tạo ra những thế hệ học sinh có năng lực, phẩm chất và trách nhiệm với đất nước” - TS Vũ Việt Anh bày tỏ mong muốn.
Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết kêu gọi hội viên, thanh niên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, đóng góp sức trẻ của mình bằng những hành động cụ thể vì biên cương Tổ quốc.
Hơn 1.000 học sinh và phụ huynh lớp 9 của 3 trường THCS gồm: Minh Đức (quận 1), Nguyễn Du (quận 1) và Lê Quý Đôn (quận 3) tham gia học thử 15 môn học chương trình lớp 10 trước khi đăng ký nguyện vọng vào các trường THPT.
Hoa hậu Lương Thùy Linh, MC Khánh Vy, “Siêu trí tuệ” Hà Việt Hoàng (sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội) là những đại sứ, đồng hành cùng chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2024.
Bản phim được cải biên từ 'Long Môn khách sạn' (1992) nhận chỉ trích từ khán giả. Bộ phim đang dẫn đầu tại thị trường Trung Quốc so với các dự án trực tuyến nhưng doanh thu ảm đạm.
Đây là sự kiện giao lưu văn hóa đầu tiên trên địa bàn tỉnh có sự tham gia giữa học sinh, sinh viên của ba nước; làm phong phú hoạt động đối ngoại nhân dân của tỉnh, tạo sân chơi giao lưu quốc tế.
Phát biểu tại buổi làm việc sáng 15/5, Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) Ngô Minh Hiển nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác giữa VOV và Đài Phát thanh truyền hình (PTTH) Vân Nam (Trung Quốc) trong nhiều năm. Đặc biệt, thời điểm những năm 1971 - 1972, một bộ phận cán bộ kỹ thuật của VOV đã sang làm việc tại Đài PTTH Vân Nam và được ủng hộ rất nhiều. 'Trong lịch sử phát triển của VOV, việc một bộ phận cán bộ kỹ thuật viên VOV sang làm việc...
Nhiều bạn đọc tới báo Tuổi Trẻ hoặc chuyển khoản quyên góp tiền ủng hộ chương trình 'Tàu cấp cứu đường thủy cho Cần Giờ'.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch tàu ngầm hạt nhân Australia theo thoả thuận AUKUS vào...
Năm nay, chương trình Đi bộ từ thiện Đinh Thiện Lý lần thứ 19 – 2024, sẽ diễn ra vào ngày 20/1/2024 tại khu Hồ Bán Nguyệt, Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP.HCM . Với chủ đề 'Bước Chân Chia Sẻ ”, chương trình không chỉ khích lệ tinh thần rèn luyện sức khỏe qua hoạt động thể dục thể thao mà còn góp phần sẻ chia để những hoàn cảnh khó khăn có một cái Tết ấm áp hơn.