TP - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược phát triển giao thông vận tải (GTVT) Phạm Hoài Chung cho rằng, cần thực hiện đồng bộ các quy hoạch đã được phê duyệt, trong đó “ưu tiên đầu tư dự án luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu – giai đoạn 2” để tháo gỡ “điểm nghẽn” phát triển cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Tiền Phong Tàu, sà lan chở hàng trên kênh Chợ Gạo (Tiền Giang). Ảnh: Trường Phong 1 |
Tàu, sà lan chở hàng trên kênh Chợ Gạo (Tiền Giang). Ảnh: Trường Phong |
Vận tải thủy đóng vai trò rất quan trọng ở ĐBSCL nhưng chưa phát huy hết được ưu thế này. Ông đánh giá như thế nào về thực tế này?
Do chưa hình thành hoạt động vận tải thủy và logistics lớn, nên 70 - 80% hàng hóa của vùng ĐBSCL phải vận chuyển lên các cảng biển ở TPHCM và Đông Nam bộ. Ước tính, mỗi tấn hàng hóa tốn thêm khoảng 10 USD phí vận chuyển. Theo dự báo, đến năm 2030, lượng hàng hóa ở vùng ĐBSCL khoảng 30 triệu tấn/năm, trong đó 70% là hàng xuất, nhập khẩu sẽ phát sinh chi phí rất lớn, cần có giải pháp tháo gỡ. Trong logistics, phí vận chuyển chiếm 60%. Như vậy, giảm chi phí vận chuyển sẽ ngay lập tức làm giảm chi phí logistics, tăng mức độ cạnh tranh của hàng hóa.
Tăng cường vận tải thủy ở ĐBSCL ngoài việc giảm chi phí vận tải còn góp phần giúp giảm ùn tắc giao thông các tuyến đường bộ huyết mạch kết nối lên TPHCM và vùng Đông Nam bộ. Tất nhiên, có mặt hàng cần thiết phải vận chuyển bằng đường bộ vẫn nên dùng đường bộ, nhưng nếu phù hợp vận tải bằng đường thủy sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn vì chi phí giảm xuống. Cứ so sánh, một chiếc sà lan 1.000 - 2.000 tấn tương đương 10 - 20 xe tải chạy trên đường. Nếu tính trong một năm, sẽ giảm được hàng trăm nghìn lượt xe trên đường bộ, góp phần giảm ùn tắc giao thông, nguy cơ xảy ra tai nạn, hạn chế phá vỡ kết cấu đường bộ, góp phần bảo vệ môi trường…
Theo ông, cần làm gì để phát huy tiềm năng, lợi thế của vận tải thủy ở ĐBSCL?
Năm 2021 - 2022, ngành GTVT đã hoàn thành 5 quy hoạch chuyên ngành quốc gia về giao thông, trong đó có đường thủy nội địa và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là cơ sở quan trọng định hướng phát triển khung hạ tầng giao thông ở ĐBSCL, là tiền đề để ngành GTVT ở T.Ư và địa phương đầu tư hạ tầng đồng bộ, tăng cường năng lực vận tải thủy nội địa, giảm vận tải bằng đường bộ, giảm chi phí logistics cho vùng… Trong bối cảnh hệ thống cảng biển nước sâu chưa hình thành, vùng ĐBSCL cần có các giải pháp ngắn hạn để khơi thông dòng chảy hàng hóa.
Cần khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư cải tiến hệ thống bến thủy nội địa trong vùng, tăng năng lực bốc dỡ hàng hóa, lưu giữ được container. Cùng với đó, cần hình thành hệ thống trung tâm thu gom nông, thủy sản để phục vụ hàng hóa cho cảng. 60 - 70% lượng hàng hóa của vùng vận chuyển bằng đường thủy nội địa, nên nhất định phải có các trung tâm thu gom hàng hóa.
Các địa phương cũng cần phát triển đường thủy nội địa nông thôn để thu gom hàng hóa, tránh trường hợp phải vận chuyển từ đường thủy lên đường bộ rồi đi đường vòng. Địa phương cần kết nối hệ thống giao thông thủy vào vựa trái cây, vựa lúa, trung tâm nông sản để thuận lợi cho thu mua hàng hóa, rồi gom hàng đến các bến, cảng thủy nội địa, trước khi sử dụng tàu, sà lan phù hợp để vận chuyển đến các cảng biển. Vùng cũng cần nâng cao tĩnh không các cầu, cải tạo hệ thống biển báo, nạo vét luồng, chỉnh trị dòng chảy, kè lại bờ kênh… đặc biệt là các tuyến qua kênh Chợ Gạo, Âu Rạch Chanh…
Ông Phạm Hoài Chung bày tỏ mong muốn, Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL phát huy tối đa vai trò điều phối chung trong thực hiện kết nối giao thông liên vùng. Với hành lang vận tải liên vùng, Hội đồng cần triển khai các cơ chế tháo gỡ để địa phương thông thương hàng hóa, đầu tư đồng bộ trên các tuyến vận tải; không để xảy ra trường hợp hàng hóa qua tỉnh A mà không qua được tỉnh B.
ĐBSCL kỳ vọng đón các siêu tàu container để tạo đà cho phát triển kinh tế. Ông đánh giá như thế nào về khả năng này?
Hành lang vận tải theo sông Tiền, sông Hậu kết nối từ Phnôm Pênh (Campuchia) qua vùng ĐBSCL về TPHCM. Đi theo sông Tiền, dòng hàng sẽ qua khu vực cửa Đại để lên mạn Cần Giờ (TPHCM). Còn đi theo sông Hậu, dòng hàng sẽ qua một số tỉnh trong vùng rồi ra cửa Định An, Trần Đề, men theo tuyến vận chuyển ven biển đi TPHCM. Ở góc độ quy hoạch, luồng sông Hậu là tối ưu kết nối vận tải thủy nội địa với vận tải hàng hải quốc tế.
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng xác định “ưu tiên đầu tư dự án luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu - giai đoạn 2 cho tàu đến 20.000 tấn giảm tải”, hướng tới phục vụ cảng biển nước sâu Trần Đề trong tương lai.
Hai tuyến vận tải này sẽ góp phần khơi thông luồng hàng hóa với TPHCM, đóng vai trò rất lớn trong kết nối vận tải thủy để vùng ĐBSCL vươn ra biển lớn. Tuy nhiên, phải giải quyết “điểm nghẽn” về độ sâu của luồng Định An để đáp ứng được tàu tải trọng lớn vào sông Hậu. Đảm bảo như thế nào thì cần nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường. Cùng với đó, cần phải khai thác, phát huy hệ thống cảng nội địa đã quy hoạch trong vùng.
Tôi cho rằng, trong lúc luồng Định An chưa đáp ứng được tàu container tải trọng lớn, hoàn toàn có thể cơ cấu lại hệ thống phương tiện vận tải thủy. Có thể vận động, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư chuyển đổi phương tiện vận tải thủy, có đội tàu chở được container 3 lớp (các luồng vận tải lớn ở ĐBSCL hiện đáp ứng được) để nâng công suất phục vụ.
Cảm ơn ông.
Từ ngày 7-10-2024, tại Hà Nội, diện tích mỗi mảnh đất ở sau khi tách thửa không được nhỏ hơn 50m2.
UBND TP Hà Nội chấp thuận việc thỏa thuận dịch vụ cấp nước và phạm vi cấp nước trên địa bàn huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức cho Công ty Cổ...
Ngày 8/1, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM công bố các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế. Đứng đầu danh sách xử phạt là Công ty TNHH Thẩm mỹ quốc tế Yonsei TP (51A Trần Quốc Toản, phường Võ Thị Sáu, quận 3). Công ty này đã có hành vi sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể, dù cơ sở không phải là bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc có phạm vi hoạt động chuyên...
Lần đầu tiên tỉnh Tiền Giang đưa ra xét xử 'cát tặc' và tuyên phạt một năm tù đối với Trương Văn Khanh về tội vi phạm vi quy định về khai thác tài nguyên.
Theo kết quả điều tra, đối tượng Trần Hữu Hoàn (SN 1972, trú thôn Phan Hiền, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh) sau khi đi nhậu cùng nhóm bạn ở trong thôn, đến khoảng 2h sáng 13/10, Hoàn sang nhà bà T.T.T. (SN 1938, trú cùng địa phương). Tại đây, thấy cửa nhà không có khoá, Hoàn đi vào thấy bà T. đang nằm trên giường. Lúc này, Hoàn cho bà T. tiền để uống sữa, nhưng bà không lấy và nói Hoàn đi về. Kiến ThứcĐối tượng Trần Hữu Hoàn1 Ra về một lúc, Hoàn...
Khu thương mại tự do Đà Nẵng sẽ gắn với Cảng biển Liên Chiểu, được thành lập để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách nhằm mục tiêu thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, du lịch và dịch vụ chất lượng cao.
Ông Lê Đức Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị - đã trao đổi với Lao Động về việc chấn chỉnh, khắc phục một số tồn tại, hạn...
Gần 10 km dòng khe Sào đoạn qua huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An đổi màu đen kịt khiến cá tôm chết la liệt, người dân không dám sử dụng nước sinh hoạt, tưới tiêu.
TP - Tại kết luận điều tra bổ sung mới được ban hành, số tiền mà cha con ông Trần Quí Thanh bị cáo buộc chiếm đoạt của các bị hại đã thay đổi từ 767 tỷ đồng thành 1.048 tỷ đồng, tăng hơn 280 tỷ đồng so với kết luận điều tra hồi tháng 10/2023.