Tết Nguyên đán tới gần là lúc nhiều chiến sĩ lên tàu của hải quân về đất liền ăn Tết sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại các đảo tiền tiêu ở Trường Sa. Có những nụ cười, niềm vui, sự háo hức về nhà và cả những giọt nước mắt chia xa…
Những ngày đầu năm 2025, các chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân rời quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) lừng lững vượt sóng gió đại dương, có lúc sóng cao 4 - 5m, đến quần đảo Trường Sa. Ngoài đưa các đoàn công tác đi thăm, chúc Tết bà con và lực lượng ở các đảo tiền tiêu của Tổ quốc, tàu còn đưa các chiến sĩ trẻ hoàn thành nhiệm vụ về đất liền.
Sau nhiều chuyến xuồng đưa đoàn công tác vào đảo Sinh Tồn (quần đảo Trường Sa), hàng loạt tiếng loa, tiếng còi hiệu vang lên. Chỉ mươi phút, các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo tập trung tại sân chào cờ trước cột mốc chủ quyền đảo Sinh Tồn. Cột mốc ghi Đảo Sinh Tồn, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi rõ vĩ độ bắc và kinh độ đông.
Sau hiệu lệnh của thượng tá Phạm Sỹ Thoại - chỉ huy trưởng đảo Sinh Tồn, các nhóm đội ngũ bắt đầu chấn chỉnh hàng ngũ, chào cờ, hát quốc ca. Đây là buổi duyệt đội ngũ đầu tiên đón xuân mới nên ai cũng phấn khởi.
Trong số các chiến sĩ tham gia duyệt đội ngũ, có thượng sĩ Trần Quang Sĩ, 23 tuổi, quê Tuy Phước (Bình Định), sẽ theo tàu HQ 571 về đất liền sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Không giấu được xúc động, Sĩ bày tỏ tự hào khi đứng vào hàng ngũ những người chiến sĩ hải quân.
Lớn lên từ một vùng quê ven biển, bố mẹ mưu sinh bằng nghề đánh cá, người thanh niên quê đất võ sớm được nghe các câu chuyện về anh bộ đội, dân quân hướng dẫn đánh bắt cá an toàn, lưu giữ nguồn lợi hải sản…
Dần dần, hình ảnh người lính gần gũi, quen thuộc đã nuôi dưỡng ước mơ vào hải quân trong chàng trai trẻ này dù đang theo học đại học chuyên ngành du lịch.
Cách đây hơn một năm, Sĩ viết đơn xung phong ra tiền tuyến, nguyện vọng xuất phát từ tình yêu biển đảo, quê hương.
Sau một năm làm nhiệm vụ dưới nắng gió ở đảo Sinh Tồn, thượng sĩ Trần Quang Sĩ trở nên tự tin, năng nổ, hoạt bát hơn. Anh còn rèn được tính kiên nhẫn, tỉ mỉ từ những hành động nhỏ nhất như từ gấp chăn, dọn dẹp nơi ngủ nghỉ, lau súng cho tới trực nhiệm vụ tại đơn vị, hoạt động cường độ cao.
Giữ biển đảo Tổ quốc bằng mọi giá
Cách đó nhiều hải lý, tại đảo Cô Lin, trung sĩ Nguyễn Thành Tâm, quê quận 10, TP.HCM, chia sẻ cảm xúc lẫn lộn khi khắp hoàn thành nghĩa vụ quân sự về nhà ăn Tết Nguyên đán.
Về quê rất vui nhưng cũng là lúc bồi hồi, thương nhớ đồng đội cùng "chia ngọt sẻ bùi" một năm qua. Khoảng thời gian không dài nhưng đủ lớn khiến người con sinh ra ở thành phố mang tên Bác lưu luyến.
Vượt nắng gió, bão bùng trên đảo Cô Lin, từ một chàng trai gầy gò, trắng trẻo, Tâm đã trở nên rắn rỏi, khỏe mạnh với làn da rám nắng, thân hình chắc nịch.
Như các chiến sĩ khác, Tâm phải học quen dần với sóng gió biển cả, dù phong ba bão tố vẫn phải làm nhiệm vụ trực gác, tuần tra, đảm bảo an toàn nơi tuyến đầu của Tổ quốc.
"Các anh luôn nhắc nhớ tới những năm tháng chiến đấu anh dũng của những thế hệ cha anh đi trước và trách nhiệm gìn giữ biển đảo quê hương, bảo vệ Cô Lin bằng mọi giá của thế hệ sau", Tâm nói.
Chuẩn bị về gia đình, Tâm vừa bồi hồi vừa xúc động, anh muốn cùng ba má ăn một bữa cơm thật ngon, kể thật nhiều câu chuyện từ ngày nhập ngũ, từ chuyện học tập, công tác cho tới thói quen tập thể dục thể thao để cơ thể rắn rỏi, khỏe mạnh.
Là lính hải quân nhưng lên tàu về bờ, Tâm lại "say sóng". Tâm chỉ cười trừ "sóng to quá chưa quen" chứ vào quân ngũ, trải qua mấy tháng tân binh, cậu bơi rất khá.
Tại âu tàu trong ngày nắng hiếm hoi ở Trường Sa, bên cạnh niềm vui hoàn thành nghĩa vụ quân sự và trở về đất liền của nhiều chiến sĩ trẻ, còn có những giọt nước mắt, nghẹn ngào phút chia tay
Trung tá Hoàng Văn Cường - chính trị viên đảo Sinh Tồn - chia sẻ các chiến sĩ trẻ mới ra đảo có bỡ ngỡ song đều được các cán bộ, những người anh đi trước quan tâm, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm, từ đó trưởng thành, mạnh mẽ, tự tin, vững vàng cả tâm lý và chính trị.
Theo thượng tá Cường, mỗi người lính trẻ được tôi rèn, học tập, chiến đấu tại quần đảo Trường Sa sẽ thêm yêu biển đảo, quê hương, Tổ quốc. "Với tư cách là công dân của đất nước, tôi mong những bạn trẻ hoàn thành nghĩa vụ quân sự luôn ghi nhớ vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng danh "bộ đội Cụ Hồ - người chiến sĩ hải quân", ông bày tỏ.
Hưởng ứng ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện, ngày 6/4, cán bộ, chiến sĩ Phòng An ninh chính trị nội bộ, công an tỉnh Nghệ An đã tham gia hiến máu tại Trung tâm Huyết học - Truyền máu Nghệ An.
Em vừa qua tuổi 40, đã ly hôn năm năm, đang làm việc tại TP HCM và sống cùng con gái học lớp bốn.
Xúng xính trong bộ váy hồng, bé Thảo My (nhà ở xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) được ông nội chở đến lớp học vọng cổ nhí ở Cần Thơ. Mỗi tuần, ông đều vượt hàng chục cây số như thế để cháu gái thỏa đam mê.
Tham gia trại huấn luyện có 101 trại sinh là cán bộ Đoàn, Hội đến từ 15 huyện, thị, Thành Đoàn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Bệnh viện Bạch Mai triển khai khám bệnh ngoài giờ hành chính, lúc 17-21h, từ ngày 1/8 nhằm thuận tiện cho bệnh nhân và giảm quá tải.
Từ khi sơ sinh, bé Đức Minh đã được rèn luyện thói quen nghe tiếng Anh với mẹ, tiếng Trung với bố và tiếng Việt với ông bà.
Gần 1.000 bản đồ được treo tại các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh hưởng ứng Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” do TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động.
Từ học sinh trường làng đến á khoa đầu vào khoa tiếng Anh, thủ khoa đầu ra xuất sắc của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nữ sinh Hoàng Thị Cẩm Tú (SN 2000, quê ở Hà Tĩnh) được giữ lại làm giảng viên của trường. Trước đó, Cẩm Tú đã nhận được học bổng du học thạc sĩ của trường đại học top đầu nước Anh ngay từ năm 4 đại học.
Trong đêm kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, bạn trẻ hân hoan hòa vào chuỗi hoạt động sôi nổi, tươi vui của Lễ hội Thanh niên năm nay.