Ngày Thế giới chống lao động trẻ em (12/6): Nghĩ về những đứa trẻ mưu sinh trên phố

15:00 07/06/2024

Nhiều trẻ phải ra đường để kiếm tiền bằng nhiều cách, cơ quan nào có thể giúp đỡ hoặc làm sao để bảo vệ các em không bị xâm hại?

Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6:
Nhiều trẻ em vẫn phải mưu sinh trên phố. (Ảnh minh họa)

Tháng 6 - tháng hành động vì trẻ em, tôi lại nhớ về mấy đứa trẻ mưu sinh đủ nghề giữa trời nắng chang chang của Sài Gòn. Chúng theo mẹ và lớn lên với tuổi thơ không nhiều ký ức của niềm vui mà bằng những ngày kiếm tiền cùng mẹ.

Có những đứa nhỏ cầm xấp vé số thật dày đi nài nỉ từng người ở công viên. Có đứa ngồi canh em cho mẹ đi bánh từng ly nước hay mấy gói bánh tráng trộn. Nhiều bé nhỏ hơn, nằm trên xe cho mẹ đẩy đi bán vé số.

“Sao không để bé ở nhà mà đẩy con theo nắng nôi vậy?”. Tôi hỏi người phụ nữ trạc 30 tuổi. Chị trả lời bằng giọng miền Tây nhẹ huề: “Em lên đây mưu sinh, có hai mẹ con hà, chồng em bỏ nhà đi biệt xứ, bỏ lại hai mẹ con…”. Rồi người mẹ cười hì hì, mời tôi mua giúp. Con gái chị nằm trong xe ê a, ngậm kẹo.

Nghĩ về những đứa trẻ như vậy giữa phố, tôi nhớ mới đây có vụ người phụ nữ mới 27 tuổi, có bốn con, vì mưu sinh đã dắt theo những đứa trẻ (lớn nhứt 10 tuổi và nhỏ nhứt 9 tháng) để… phụ mẹ giữa trung tâm TP. Hồ Chí Minh.

Đứa lớn phụ mẹ chăm đứa bé nhứt. Còn hai bé ở giữa, có thể đỡ đần mẹ bán hàng. Có lẽ đã quá quen với cảnh đường phố tấp nập, người mẹ tự tin để hai đứa trẻ ở một ngả đường và đi đưa tiền cho người quen cách đó 100m. Khi quay lại, người mẹ mới tá hỏa vì không thấy con mình đâu, tất tả đi tìm trong mờ mịt.

Vụ việc được đưa lên báo chí, mạng xã hội. Công an lập tức vào cuộc. Bằng các nghiệp vụ, công an đã tìm được hai bé, phá vụ án bắt cóc. Kẻ bắt cóc khai dụ hai bé về một chung cư cao cấp ở Bình Thạnh để quay phim khiêu dâm. May mà hành vi ấy chưa kịp thực hiện, nhưng dấu ấn bị dụ khỏi vòng tay mẹ chắc sẽ khó phôi phai trong ký ức của các con và người mẹ. Hoàn cảnh đã đẩy họ ra đường.

Là một người có con nhỏ trong độ tuổi các bé, thú thật, tôi dõi theo vụ việc và vỡ òa vì các bé được tìm thấy. Thực sự, không ai muốn dắt con mình ra đường mưu sinh nếu không phải vì hoàn cảnh bắt buộc.

Cũng lớn lên trong hoàn cảnh nghèo cùng, ở làng quê heo hút thời những năm chín mươi mấy, tôi phải lao vào cuộc mưu sinh từ sớm. Có những ngày nghỉ học, lúc đó dù nhỏ thó nhưng tôi đã cùng vài người bạn lên núi đốn củi, bức mây hay săn vỏ cây bời lời đem bán, phụ má, ngoại tiền chợ, để dành dụm mua sách vở, đóng học phí.

Hè năm lớp 10, để tiếp tục học, tôi và đứa bạn thân gần nhà đã liều mình leo lên chiếc xe đò chòng chành rời quê. Biết con mình dành 3 tháng hè đi làm thêm ở Đà Nẵng khi đang tuổi ăn tuổi lớn, chưa bao giờ đi thành phố lần nào sẽ đầy vất vả, hiểm nguy, nhưng má tôi cũng bấm bụng gật đầu sau khi tôi thuyết phục.

Sau khi đến Đà Nẵng, tôi và một người bạn làm cho một tiệm cơm hạng sang ở đường Nguyễn Chí Thanh. Chủ là người Huế, khá khó chịu và tính toán với người làm, nhứt là với những người làm thời vụ như tôi. Tìm đường học, khổ mấy tôi cũng chịu được. Má hiểu tâm ý của tôi trong khi không tìm ra nguồn tài chính nào khác ngoài mấy sào ruộng “trông trời mưa nắng phải thì”, đủ ăn là mừng nên đã để tôi đi.

Ngỡ đó là chuyện mà chỉ có bọn trẻ những năm chín mươi mấy, hai ngàn mới trải, khi vào TP. Hồ Chí Minh học và ở lại làm việc, tôi thấy nhiều đứa trẻ còn khổ hơn mình. Không ít lần tôi thấy mấy đứa nhỏ bán vé số ở công viên 30/4. Các con mặc đồ học sinh, tới mời mua và sẵn sàng chiêu trò, dựa hết vào người khách này đến khách khác để năn nỉ.

Tôi thấy sợ cho các em, với nguy cơ lạm dụng tiềm ẩn từ chính công việc và cách nài nỉ khách mua kiểu ấy. Thỉnh thoảng, trên con phố ẩm thực Khánh Vĩnh (quận 4), nơi tôi thường đi về mỗi tối, có nhóm mấy đứa trẻ chuyên ngậm dầu phun lửa để xin tiền từ khách nhậu.

Ngoài kia, ở ngã tư nào đó hay một vài cây cầu, bất chợt tôi lại bắt gặp mấy em nhỏ đen nhẻm, tóc xoăn, địu em trên lưng và ngả mũ xin tiền người đi đường. Đứa bé trên lưng ngủ mê mệt như thể không màn tới cuộc sống ồn ào đang diễn ra.

Ở ta có tới 17 cơ quan bảo vệ trẻ em, có trách nhiệm phòng chống, giải quyết các vấn đề xâm hại trẻ em xuất phát từ Luật Trẻ em năm 2016, Nghị định số 56 của Chính phủ năm 2017 và Nghị định số 80 năm 2017 của Chính phủ về xây dựng trường học an toàn, lành mạnh. Những đứa trẻ phải bán sức lao động quá sớm ở nhiều nhà hàng, quán ăn hay cả những công việc nặng nhọc khác, có cơ quan nào nắm bắt, hỗ trợ? Các em bị đẩy ra đường để kiếm tiền bằng nhiều cách, cơ quan nào có thể giúp đỡ hoặc làm sao để bảo vệ các em không bị xâm hại?

Xâm hại trẻ em - tôi nghĩ không phải chỉ là hành vi liên quan đến tình dục mà đâu đó còn là bóc lột sức lao động, sử dụng các em như một phương tiện kiếm tiền. Mong rằng, những cơ quan bảo vệ trẻ em hoạt động hiệu quả, thiết thực hơn, không phải chờ tới khi trẻ bị hại rồi mới lên tiếng, bày tỏ bức xúc, lên án…

Và quan trọng hơn, mỗi người trong độ tuổi sinh đẻ, đừng ngây thơ nghĩ rằng “trời sinh voi sinh cỏ” rồi vô tư “giới thiệu” con mình trên đời nhưng lại không chu toàn việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Có lẽ họ cũng cần được giáo dục, tuyên truyền để có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình và các gạch nối trong cuộc đời mình, nhứt là với trẻ con.

Trước mắt, với trẻ nghèo khó ở quanh ta, mỗi người bằng từ tâm, trách nhiệm của mình có thể hướng đến các em, chăm lo tốt nhất có thể, không chỉ món quà mà quan trọng hơn là sự học, chia sẻ các kỹ năng phòng chống xâm hại. Đặc biệt là trẻ vùng cao, vùng xa, thiếu bữa ăn ngon, sách vở đến trường.

Nhiều năm qua, các ngành, các cấp đã làm rất tốt câu chuyện chăm sóc trẻ em, giúp trẻ có cơ hội đến trường; cá nhân, tổ chức cũng hướng về trẻ em như hoạt động chăm sóc tương lai đất nước. Điều này rất đáng trân trọng và cần phát huy thêm nữa, không chỉ dịp Tết Thiếu nhi mà còn rất nhiều thời điểm khác: Tết Trung thu, đầu năm học mới, kết thúc năm học, Tết Nguyên đán...

“Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”. Thế giới ấy do chính chúng ta xây dựng hôm nay chứ không ai khác!

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Hai trường Công an công bố đề án tuyển sinh 2023

Hai trường Công an công bố đề án tuyển sinh 2023

15:00 01/04/2023

Học viện Cảnh sát Nhân dân và Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân là hai cơ sở đào tạo đầu tiên thuộc Bộ Công an công bố đề án tuyển sinh năm 2023.

Cây xanh bật gốc đè trúng người đi đường ở TP HCM

Cây xanh bật gốc đè trúng người đi đường ở TP HCM

01:20 04/08/2024

Cây xanh cao gần 15 mét trên đường Lý Chính Thắng, quận 3 bất ngờ bật gốc đè nam thanh niên đang lái xe máy bị thương, trong cơn mưa tối 3/8.

Chiến sỹ Lữ đoàn Công binh 25 là những biểu hiện sinh động của Bộ đội Cụ Hồ

Chiến sỹ Lữ đoàn Công binh 25 là những biểu hiện sinh động của Bộ đội Cụ Hồ

12:50 05/07/2024

Chủ tịch nước khẳng định chiến sỹ Lữ đoàn chính là những biểu hiện sinh động, phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, xứng đáng với truyền thống Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới.

TPHCM vận hành nhà vệ sinh công cộng hiện đại miễn phí tại 'khu đất vàng'

TPHCM vận hành nhà vệ sinh công cộng hiện đại miễn phí tại 'khu đất vàng'

23:00 06/05/2023

Công trình nhà vệ sinh được đầu tư xây dựng ngay tại những vị trí đắc địa giữa trung tâm thành phố nhằm đem lại tiện nghi tốt nhất cho người dân, du khách.

Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương nói về mùi hôi từ công ty sản xuất giấy

Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương nói về mùi hôi từ công ty sản xuất giấy

11:30 30/10/2023

Trong năm 2022, 2023, người dân tại thị xã Bến Cát, Bình Dương liên tục phản ánh về mùi hôi phát ra từ công ty giấy. Sở Tài Nguyên và Môi trường Bình Dương cùng ngành công an đã kiểm tra xử lý.

Giám đốc Bệnh viện 108 nhận hàm giáo sư đại học ở Đức

Giám đốc Bệnh viện 108 nhận hàm giáo sư đại học ở Đức

20:31 11/12/2023

Tiến sĩ Lê Hữu Song, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), nhận quyết định bổ nhiệm Giáo sư của Đại học Tubingen, CHLB Đức, vào ngày 11/12. Quyết định này có hiệu lực 6 năm, bắt đầu từ tháng 1/2024 đến hết năm 2029. Năm 2001, ở tuổi 31, bác sĩ Song được giới thiệu với Giáo sư Peter Kremsner, khi đó là Trưởng khoa Ký sinh trùng, nay là Viện trưởng Viện Y học nhiệt đới, Trường Đại học Tubingen (Đức), để làm nghiên cứu sinh. Ba năm...

Gắn biển 2 công trình thi đua cấp tỉnh chào mừng đại hội Công đoàn

Gắn biển 2 công trình thi đua cấp tỉnh chào mừng đại hội Công đoàn

20:50 24/07/2023

Ngày 24.7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Tiền Giang tổ chức gắn biển 2 công trình thi đua cấp tỉnh, chào mừng đại hội Công đoàn các cấp, tiến...

Điểm sạt lở đèo Bảo Lộc được xử lý xong

Điểm sạt lở đèo Bảo Lộc được xử lý xong

10:30 01/08/2023

Sau hai ngày xảy ra sự cố vùi lấp 4 người, điểm sạt lở trên đèo Bảo Lộc đã được dọn sạch đất đá, chờ thông xe quốc lộ 20 từ Đồng Nai đi Đà Lạt.

Để con trai kết hôn với vợ mới 17 tuổi, cha bị phạt 1,5 triệu đồng

Để con trai kết hôn với vợ mới 17 tuổi, cha bị phạt 1,5 triệu đồng

11:30 07/08/2023

Ngày 7/8, ông Hồ Văn Thứ - Phó Chủ tịch UBND xã Lìa (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông H.T.L (45 tuổi, ngụ thôn A Rông) vì hành vi tảo hôn khi tổ chức cho con lấy vợ chưa đủ tuổi. Theo đó, UBND xã Lìa phát hiện cô dâu chỉ mới sinh năm 2005 sau khi ông L. tổ chức lễ kết hôn cho con trai của mình vào năm 2022. Sau đó, đơn vị này lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực hôn nhân,...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới