Ngày nhà báo, đọc lại báo nhà

10:30 20/06/2024

TP - Trong mấy chục chồng báo Tiền Phong từ hơn 30 năm trước được đóng thành từng tập dày dặn hiện đang lưu ở Văn phòng Đà Nẵng, tôi tiện tay lựa đọc mấy tập các năm từ 1994 đến 1998, để nhớ lại thời ấy chúng ta đã làm báo thế nào…

Dài kỳ công

Có một bài phóng sự điều tra đăng trang nhất báo Tiền Phong thứ Năm, số 30 ra ngày 13/7/1995 khiến tôi chú ý đầu tiên. Bởi cái tên của 3 tác giả chạy dài dưới tít: Thế Thịnh - Quang Toản - Quang Lập. Giờ thì ai cũng biết đây là những nhà báo, nhà văn “gộc” đất Quảng Bình (trong đó Quang Toản chính là nhà báo Lê Minh Toản của Tiền Phong bây giờ). Đó là bài “Những điều ít được biết về Arem - tộc người trước nguy cơ bị tuyệt chủng”. Thời điểm bấy giờ, đây là một phát hiện rất mới, cả 3 tác giả đã kỳ công bỏ ra gần cả tuần để lân la tiếp xúc với cộng đồng dân tộc chỉ còn 43 người này, và phải dùng “mẹo vặt” họ mới chịu nói ra tiếng mẹ đẻ của mình để có thể phân biệt với người Rục. Nguy cơ tuyệt chủng rất rõ, khi trong hai năm 1994-1995 chỉ có 4 đứa trẻ Arem ra đời và 2 phụ nữ đang mang thai, nhưng mới nửa đầu năm 1995 đã có 9 người chết vì bệnh tật. Điều đặc biệt, dù là bài báo, nhưng các tác giả lại đưa ra 3 ý kiến gạch đầu dòng cụ thể, rất chi tiết để hiến cách cứu tộc người Arem.

Hồi đó mỗi dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Việt Nam (đến năm 2000 mới thống nhất là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam), các số báo cũng tổ chức hết sức đơn giản, thường chỉ gói gọn trong khoảng 1 trang. Như số ra ngày 21/6/1997 dành gần 2 trang nói về nghề, với 2 bài ngắn của chị Bích Hậu về kỷ niệm chuyến ra Trường Sa, và về những tấm lòng vàng là bạn đọc thông qua báo Tiền Phong hỗ trợ giúp đỡ gia đình các thương binh liệt sĩ, TNXP, trẻ em nghèo...

Cũng đề tài về người Arem này, nhà báo Minh Toản sau đó có phóng sự 4 kỳ công phu dày dặn đăng báo Quảng Bình đầu tháng 6/1996, và đoạt giải A Giải báo chí toàn quốc.

Giờ mới có dịp đọc lại “Đông Âu trên từng cây số” trên chính những tờ báo in từ ngót 30 năm trước, những trang giấy báo bâng khuâng mùi ký ức. Loạt phóng sự đường dài này thuộc loại dài và kỳ công nhất với 14 bài kéo dài đến 2 tháng, khởi đầu từ chân trang 6 báo Tiền Phong thứ Bảy ngày 14/9/1995 (số 48) và kết thúc vào Tiền Phong thứ Ba ngày 14/11/1995 (số 65). Nghe kể loáng thoáng, rằng hồi ấy ký giả Xuân Ba đang rất đình đám của Tiền Phong lại “vướng” phải vụ tày trời gì đó, nên đi một chuyến thật xa để tạm… lánh nạn? Mang theo cái bọc thuốc lào của nhà văn Kim Lân cho, cùng cái điếu cày mini mà đi dọc khối các nước XHCN cũ, để cho ra đời cái thiên ký sự kỳ thú này. Cũng hơi thắc mắc, là “Đông Âu trên từng cây số” đăng được đến bài thứ 2, thì bỗng nhiên dừng lại tới nửa tháng mới chạy tiếp!

Tiền Phong Nhà báo Mạnh Việt (tóc dài, quàng khăn) trong một lần tác nghiệp tại địa phương Ảnh: Phạm yên 1

Nhà báo Mạnh Việt (tóc dài, quàng khăn) trong một lần tác nghiệp tại địa phương Ảnh: Phạm yên

Rồi lại lần đầu tiên “chạm” được vào “Thái Bình rồi lại Thái Bình thôi…” trên báo gốc của Mạnh Việt - Kiến Nghĩa. Loạt bài có 4 phần, bắt đầu từ Tiền Phong thứ Năm số 105 ngày 2/10/1997. Thời điểm đó, Thái Bình đang là "điểm nóng" rất phức tạp. Cùng với nhiều ban ngành Trung ương liên tục đi về nơi đây, thì một “đoàn công tác đặc biệt” của Trung ương Đoàn và báo Tiền Phong được cử về Thái Bình làm việc, hỗ trợ hệ thống Đoàn cơ sở, gặp gỡ nhiều cán bộ, bà con nông dân để nghe giãi bày bức xúc, tâm tư, phản ánh thực tế tại các làng quê. Mấy câu kết của loạt bài này, như vẫn còn nguyên tính thời đến tận hôm nay: “Thuở còn thơ, chúng tôi vẫn thuộc lòng bài thơ trong sách giáo khoa: Làng tôi, làng anh/ Cùng giống nhau nhỉ/ có lũy tre xanh/… Chúng em yêu lũy tre xanh/ yêu làng, yêu xóm, yêu anh đi cày. Chả biết nhà thơ kia có ngụ ý gì chăng mà ai cũng thấy một chân lý rất giản đơn: muốn làm quan, làm tướng gì thì làm, trước hết hãy yêu lấy “anh đi cày” kia đã”. Loạt bài này được đăng báo đầu tháng 10/1997, nhưng ở chân bài cuối cùng các tác giả ghi “Quỳnh Phụ, 7/1997”. Có lẽ loạt bài này đã được các cấp “nâng lên đặt xuống” rất lâu.

Ngày nhà báo, ngồi mở lại báo nhà từ 30 năm trước, lâu lâu lại thừ người, ngậm ngùi với những cái tên quen thuộc mà cuộc đời đã lần lượt dừng lại. Là các anh, chị Nguyễn Văn Minh, Đăng Trung, Mai Cát, Nguyễn Đình Quân, Trần Hiếu, Lâm Chiêu Tranh, Nguyễn Quỳnh Chi…, và những cộng tác viên thân thiết Đồng Khắc Thọ, Nguyễn Văn Chương, Võ Minh Lâm Tiến,…

Thời ấy, Tiền Phong liên tục chạy truyện dài kỳ rất hút bạn đọc. Cùng với nhiều phóng sự, ký sự, điều tra dài hơi ấn tượng. Ngay cả với phản hồi của bạn đọc, báo cũng rất kỳ công. Như “vụ” về ca sĩ Ngọc Tân. Tiền Phong thứ Bảy ngày 23/8/1997 mục Lăng kính văn nghệ có bài ngắn dạng tiểu phẩm “Tôi: Nghệ sĩ!” của tác giả Hoài Nam. Đề cập sự việc của một ca sĩ nọ tài danh nhưng mắc bệnh ngôi sao. Dù bài viết trên không nêu đích danh, nhưng ca sĩ Ngọc Tân đã lập tức gửi tới tòa soạn một lá thư rất dài, đồng gửi tới các cơ quan chức năng trung ương yêu cầu phải “đăng trọn vẹn trên báo Tiền Phong” và “bồi hoàn danh dự”. Trong số báo ra ngày 6/9/1997, Ban biên tập nêu rõ quan điểm, rằng bài viết kia chỉ là một tiểu phẩm không nêu đích danh ai, và “lẽ ra báo Tiền Phong không có trách nhiệm phải trích đăng lá thư này, nhưng vì tôn trọng ca sĩ Ngọc Tân và để rộng đường dư luận, báo Tiền Phong xin đăng thư…”. Và bức thư được đăng gần như trọn vẹn trang báo, sau đó báo lại đăng tiếp cả trang phản biện lại ca sĩ của một đạo diễn là người trong cuộc. Mọi chuyện kết thúc một cách rành mạch, công khai và hòa nhã, còn những trang báo ấy trở thành tư liệu quý về giọng ca nổi tiếng được nhiều người yêu quý một thời…

Và ngắn… lạ

Nghề báo viết ngắn không phải lạ, nhưng Tiền Phong hồi ấy có những bài rất ngắn mà lại thật độc đáo.

Tiền Phong Hai bài đầu trong loạt phóng sự Đông Âu trên từng cây số của nhà báo Xuân Ba Ảnh: Trần Tuấn 1

Hai bài đầu trong loạt phóng sự Đông Âu trên từng cây số của nhà báo Xuân Ba

Ảnh: Trần Tuấn

Như bài “Những tiếng nói nghề nghiệp” của Dương Phương Vinh (đăng Tiền Phong thứ Ba ngày 22/8/1995) về Đại hội điện ảnh lần IV. Khó tưởng tượng chỉ với khoảng 700 chữ (bằng một cái tin sâu bây giờ), mà nữ phóng viên trẻ mới vào báo khoảng1 năm ấy đã phỏng vấn một lúc 5 người, gồm 3 đạo diễn là Trần Văn Thủy, Trần Mỹ Hà, Lưu Trọng Ninh, 1 diễn viên là Đơn Dương, 1 nhà phê bình điện ảnh là Vũ Quang Chính. Như câu hỏi với đạo diễn Lưu Trọng Ninh “Đạo diễn Lưu Trọng Ninh bị bạn bè trách cứ do rút lui sớm quá khỏi danh sách bầu cử BCH. Có lẽ “canh bạc” này không hợp với anh chăng?”. Câu hỏi dài 31 chữ, còn câu trả lời chỉ có 26 chữ, mà vẫn rất đầy đủ thông tin và cả cá tính. Bài “Nói chuyện chữ nghĩa với Lê Đạt” (Tiền Phong thứ Năm số 72 ngày 7/12/1995 của Dương Phương Vinh với 6 câu hỏi “hóc búa” mà cũng chỉ khoảng 700 chữ.

Phóng viên Lê Xuân Sơn trên Tiền Phong thứ Năm ngày 24/8/1995 có bài phỏng vấn nhà thơ Tố Hữu, tổng cộng có 10 câu hỏi và đáp mà chỉ hơn... 700 chữ, (không có ảnh). Mà rất thú vị, cho thấy công phu của người hỏi và trạng thái, cảm xúc của người trả lời. Như câu hỏi “Bác có theo dõi cuộc tranh luận về thơ gần đây không?”. Đáp: “Có. Tào lao cả. Không ai đụng đến điều cốt yếu nhất: cái nỗi đau, cái mong ước của nhân dân. 10 bài thơ thì đến 9 bài là thơ tình, bài còn lại thì xin lỗi, tôi là người không đến nỗi dốt mà cũng không hiểu nổi”. Phóng viên văn nghệ Lê Xuân Sơn thời ấy có rất nhiều bài phỏng vấn ngắn đến…bất ngờ như vậy. Tại Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 5 (1995), hai cây bút Lê Xuân Sơn và Dương Phương Vinh đứng chung bài phỏng vấn “Mỗi nhà văn một câu hỏi”. Hỏi tới 10 nhà văn nổi tiếng mà bài chỉ có một cột báo dài chừng 700 chữ. Trước đó tại Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ 4 (1994), hai tác giả Quang Thiều-Dương Phương Vinh có bài “Họ nhớ và mong ước điều gì”, rất chi tiết và thú vị chỉ vỏn vẹn hơn 600 chữ. Các bài tổng kết trao thưởng Tác phẩm tuổi xanh thời ấy của các giám khảo là nhà văn Nguyên Ngọc, nhà thơ Vũ Quần Phương cũng chỉ tầm 5-6 trăm chữ, hết sức ngắn gọn mà đủ đầy.

Không chỉ văn nghệ, mà nhiều bài dạng khác cũng đầy ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào vấn đề. Như bài phỏng vấn Cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Lào Cai (“Còn đó nạn buôn lậu gỗ Pơ mu”) của nhà báo Chí Thiện trên Tiền Phong ngày 24/8/1995, dài 600 chữ kèm 1 ảnh nhỏ mà toát hết cả vấn đề, cả tâm trạng người trả lời, và đối thoại thẳng trực diện, chứ không dài dòng như những trả lời phỏng vấn bằng văn bản như bây giờ. Ấn tượng cả với mấy chữ lồng trong ngoặc đơn ở câu trả lời cuối cùng của ông Cục trưởng: “Im lặng một lúc lâu”. Đọc lại số báo ngày 8/7/1997, tôi và nhà báo Hữu Thành có cuộc phỏng vấn Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị, sau khi báo có bài điều tra về tiêu cực tại Bệnh viện tỉnh này. Trong đó cũng lồng mấy chữ trong ngoặc đơn “Mỉm cười hơi...khó hiểu” ngay trước câu trả lời của vị giám đốc. Một diễn biến tâm trạng nói lên nhiều điều…

Có thể bạn quan tâm
Người nước ngoài 'khóc thét' với trải nghiệm ngập, nước tràn vào nhà ở TPHCM

Người nước ngoài 'khóc thét' với trải nghiệm ngập, nước tràn vào nhà ở TPHCM

11:00 23/08/2023

Mưa ngập quá nửa chân, nước tràn vào nhà kéo theo chất thải, động vật, bao bì khiến khách Tây chỉ biết... 'khóc thét'.

Đà Nẵng: Cây hoa giấy 'khủng' bên bờ biển bị cưa trộm

Đà Nẵng: Cây hoa giấy 'khủng' bên bờ biển bị cưa trộm

09:00 24/10/2023

Theo đại diện Công ty Công viên - Cây xanh TP Đà Nẵng, kẻ trộm lợi dụng thời tiết mưa to và khu vực trên vắng người để cưa cây hoa giấy trồng bên bờ biển.

Công an Hà Nội xác nhận nghi phạm bắt cóc là cán bộ CSGT Vĩnh Phúc

Công an Hà Nội xác nhận nghi phạm bắt cóc là cán bộ CSGT Vĩnh Phúc

21:10 16/08/2023

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội xác nhận, đối tượng bắt cóc bé trai ở Long Biên là Nguyễn Đức Trung, cấp...

3 phường ở thị xã Sơn Tây sắp xếp thành 1 đơn vị hành chính mới

3 phường ở thị xã Sơn Tây sắp xếp thành 1 đơn vị hành chính mới

15:30 23/03/2024

Thị xã Sơn Tây có 3 phường thuộc diện phải sắp xếp là phường Ngô Quyền, Quang Trung, Lê Lợi. Dự kiến, phường mới được thành lập là có tên là phường Ngô Quyền.

Múc đất tại đầm đem bán, hai người bị khởi tố

Múc đất tại đầm đem bán, hai người bị khởi tố

12:00 30/03/2023

Tổ chức múc đất từ khu vực đầm tại xã Đông Long, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đem bán cho nhà máy gạch, hai người bị Công an tỉnh Thái Bình khởi tố.

Người bị bệnh bạch hầu có được cách ly tại nhà hay không?

Người bị bệnh bạch hầu có được cách ly tại nhà hay không?

11:40 10/07/2024

Bệnh bạch hầu là bệnh có nguy cơ truyền nhiễm cao. Người bị bệnh bạch hầu có được cách ly tại nhà hay không? Bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu?

Lực lượng Hải quân tặng quà cho ngư dân Đà Nẵng vươn khơi, bám biển

Lực lượng Hải quân tặng quà cho ngư dân Đà Nẵng vươn khơi, bám biển

21:00 15/03/2024

Chiều 15.3, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tổ chức tặng quà cho các chủ tàu cá, ngư dân đánh bắt xa bờ ở Âu thuyền Thọ Quang, quận...

Chuyến công tác của Thủ tướng dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Australia, thăm chính thức Australia và New Zealand thành công tốt đẹp

Chuyến công tác của Thủ tướng dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Australia, thăm chính thức Australia và New Zealand thành công tốt đẹp

16:10 11/03/2024

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia, thăm chính thức Australia và New Zealand.

Nhà trọ công nhân mở cổng bằng vân tay

Nhà trọ công nhân mở cổng bằng vân tay

08:10 02/04/2024

Nhiều nhà trọ cao tầng dành cho công nhân thuê tại thôn Ô Cách, xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh được chủ trọ đầu tư lắp cả hệ thống đóng - mở cổng bằng vân tay để chống trộm, cũng như tạo thuận lợi cho người ở trọ.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới