TPHCM - Hệ thống thoát nước đã được đầu tư từ lâu nên lạc hậu, quá tải trong khi vũ lượng mưa ngày càng lớn trong những năm gần đây khiến TPHCM ngập nặng.
Thông tin trên được ông Đỗ Tấn Long - Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TPHCM (thuộc Sở Xây dựng) cho biết tại buổi họp báo chiều ngày 6.7.
Theo ông Đỗ Tấn Long, nguyên nhân chính gây ra ngập sâu trên địa bàn TPHCM thời gian qua do hệ thống cống thoát nước chưa được đầu tư để đáp ứng vũ lượng mưa. Thậm chí, nhiều tuyến đường chưa có hệ thống gom nước.
Ông Long cho biết nhiều tuyến cống ở TPHCM có tiết diện nhỏ do được đầu tư từ rất lâu, qua nhiều thời kỳ, từ giai đoạn vẫn còn là đường nông thôn nay đã lên thành thị.
Trong khi đó, vũ lượng mưa những năm gần đây ngày càng lớn. Trước năm 2000, thông thường TPHCM chứng kiến trận mưa trên 95 mm với chu kỳ 5 năm 1 lần. Trong 5 năm qua, hầu như năm nào cũng có nhiều trận mưa trên 100 mm, thậm chí trên 150 mm.
“Từ đầu năm đến nay, thành phố xảy ra 40 trận mưa. Từ cuối tháng 6 đến hiện tại, hầu như ngày nào TPHCM cũng mưa lớn với vũ lượng từ 80 mm đến 100 mm” – ông Long phân tích.
Thời gian tới, ông Đỗ Tấn Long nhận định TPHCM vẫn xảy ra ngập tại những nơi hệ thống thoát nước chưa được đầu tư, nâng cấp, đặc biệt khi có các trận mưa vượt tần suất thiết kế.
Trước đó, trao đổi với Lao Động, TS Hồ Long Phi - nguyên Viện trưởng Viện Nước và biến đổi khí hậu (Đại học Quốc gia TPHCM), nhận xét, những năm gần đây, nơi phát sinh điểm ngập nhiều nhất không phải là những địa bàn thấp trũng mà là những địa bàn cao ráo của TPHCM như: thành phố Thủ Đức, Quận 12, quận Gò Vấp, huyện Hóc Môn…
Nguyên nhân chính gây ngập ở các khu vực này là do tình trạng đô thị hóa diễn ra rất mạnh mẽ. Việc bê tông hóa đã thu hẹp dần diện tích đất để thẩm thấu nước, các kênh rạch thoát nước tự nhiên cũng không còn nên tình trạng ngập càng thêm trầm trọng.
Theo Sở Xây dựng TPHCM, hiện thành phố còn 13 tuyến đường trục chính bị ngập do mưa, gồm: Lê Đức Thọ, Quang Trung, Nguyễn Văn Khối (Cây Trâm cũ), Đặng Thị Rành, Bạch Đằng (quận Bình Thạnh), Thảo Điền, Quốc Hương, Nguyễn Văn Hưởng, Dương Văn Cam, Kha Vạn Cân, Quốc Lộ 1A (TP Thủ Đức), Phan Anh, Hồ Học Lãm.
Thành phố cũng còn 7 tuyến đường ngập do triều cường, gồm: Huỳnh Tấn Phát, Trần Xuân Soạn (Quận 7), Lê Văn Lương, Đào Sư Tích (huyện Nhà Bè) và Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh), Nguyễn Văn Hưởng (TP Thủ Đức).
Thống kê 5 năm gần nhất có 2.603 giáo sư, phó giáo sư được công nhận. Họ đang làm việc ở đâu tại thời điểm được công nhận?
Suốt hơn 3 năm qua, đối tượng Trần Hữu Minh thường xuyên có mặt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, mạo danh mình là cán bộ Nhà nước cấp cao với mục đích thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Đồng Nai - Ngày 28.6, TAND tỉnh Đồng Nai đã đưa ra xét xử Nguyễn Quang Tuấn - nguyên Giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai - cùng 4 bị...
TP - Mỗi địa phương có phương thức tuyển sinh lớp 10 khác nhau, trong đó nơi thi 3 - 4 môn, nơi tổ chức bài thi tổ hợp, có nơi chỉ xét tuyển giảm áp lực cho học sinh.
Sở Giáo dục thừa nhận giám thị ký nhầm giấy thi tốt nghiệp môn Văn, ảnh hưởng tới bài làm và tâm lý thí sinh, cho hay sẽ rà soát để không em nào thiệt thòi.
Tết Trung thu năm nay tại các phòng bệnh của Trung tâm Ung thư, Bệnh viện Nhi Trung ương náo nhiệt hơn ngày thường và xuất hiện nhiều món quà...
Ninh Bình - Dự án đường dây 500kV nhà máy nhiệt điện Nam Định I – Thanh Hóa đi qua địa bàn 11 xã của huyện Kim Sơn ( Ninh...
Ngày 18/11, Bộ trưởng Ngoại giao và các vấn đề châu Âu của Slovakia Juraj Blanar tuyên bố, nước này sẽ không ủng hộ lệnh trừng phạt nhằm vào nhiên liệu của Nga được sử dụng cho các nhà máy điện hạt nhân.
Một thanh niên 17 tuổi ở Đắk Nông lên mạng internet học cách chế tạo pháo nổ bán kiếm lời. Các dụng cụ, nguyên liệu chế tạo được người này mua kênh online.