Đại biểu Trần Văn Sáu lo ngại, căn bệnh “sợ trách nhiệm”, thu mình lại, thụ động, ngại đưa ra quyết định đang lây lan từ ngành y sang những ngành nghề khác. Đây là vấn đề rất cần được quan tâm và phải xem xét nhiều chiều.
Cử tri quan tâm việc quản lý, sử dụng nguồn lực chống dịch
Chiều 29.5, Quốc hội tiếp tục họp phiên toàn thể tại Hội trường thảo luận về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Phát biểu ý kiến, đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) đề nghị, báo cáo cần làm rõ hơn sự nhanh nhạy, trách nhiệm và tính phản ứng kịp thời, chưa có tiền lệ, tính toàn diện, các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc cách chưa có tiền lệ và tính pháp lý của Nghị quyết số 30 của Quốc hội.
Các chính sách đã kiến tạo, đồng hành và tạo cơ hội, giao bảo kiếm cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện các giải pháp về phòng chống dịch COVID-19 và huy động nguồn lực bảo đảm thực hiện công tác này.
Đại biểu Khải cũng cho biết, thực tế, cử tri đặt câu hỏi, tại sao giai đoạn đầu chúng ta không sớm thực hiện chiến lược vaccine, ngoại giao vaccine ngay từ giai đoạn đầu thì có thể sẽ hạn chế được thiệt hại về người, về của như báo cáo đã nêu.
"Đề nghị báo cáo giám sát của Quốc hội làm rõ hơn cho cử tri và nhân dân hiểu, chia sẻ với chúng ta" - ông Khải nói.
Đại biểu cũng đề nghị báo cáo giám sát cần nêu bật, kỹ hơn về bối cảnh. Vì hiện nay, nếu chúng ta lấy điều kiện bình thường để xem xét những công việc thực hiện trong điều kiện bất thường, cấp bách thì có thể sẽ làm cho những người có động cơ trong sáng, dám làm, dám chịu trách nhiệm để cứu tính mạng của nhân dân bị quy trách nhiệm một cách oan uổng.
"Cử tri, đặc biệt là các cá nhân, tổ chức, quốc gia đã hảo tâm viện trợ, tài trợ cho chúng ta đang rất quan tâm việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn lực này thế nào, có vướng mắc gì không, còn thừa hay đã hết.
Nếu còn thì việc xác lập tài sản là sở hữu toàn dân có vướng mắc gì? Chính phủ sẽ giải quyết thế nào nếu không có đủ hồ sơ, thủ tục ghi nhận tài sản?" - đại biểu Khải đặt câu hỏi.
Không vụ lợi, vì nhiệm vụ chung thì cần được chia sẻ, cảm thông
Cùng phát biểu ý kiến, đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã bổ sung một số nội dung vào kết quả huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Đại biểu nêu rõ, đây là tình huống chưa có tiền lệ, đòi hỏi phải có quyết định nhanh chóng, kịp thời, nên không tránh khỏi có những vướng mắc, lúng túng. Vì vậy, cần xem xét sự việc với phương châm kiên quyết xử lý những sai phạm, nhưng đối với những công việc hợp tình, hợp lý, không vụ lợi, vì nhiệm vụ chung thì cần được chia sẻ, cảm thông.
Đại biểu cho biết, báo cáo đã nhận diện được những bất cập, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu.
Vì vậy cần giải quyết những vướng mắc còn lại để đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là những người đã tham gia công tác phòng, chống dịch được thanh thản, xem như đã vượt qua được thử thách khó nhọc, bước vào thực hiện nhiệm vụ mới một cách cởi mở.
Còn đại biểu Trần Văn Sáu (đoàn Đồng Tháp) nêu thực tế, đại dịch COVID-19 đi qua, bên cạnh những thắng lợi, còn để lại cho chúng ta nhiều điều để bàn, để suy nghĩ và quan trọng hơn là để thay đổi.
Đại biểu băn khoăn về những việc không hợp lý, không hợp pháp đang được xử lý như thế nào? Bên cạnh đó, sau khi chống dịch thành công, tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cho thấy có quá nhiều điều hợp lý trong thời điểm chống dịch nhưng không hợp lý, không hợp pháp trong thời điểm hiện nay, việc ứng xử vấn đề này như thế nào?
Ngoài ra, đại biểu lo ngại căn bệnh “sợ trách nhiệm”, thu mình lại, thụ động, ngại đưa ra quyết định đang lây lan từ ngành y sang những ngành nghề khác. Đây là vấn đề rất cần được quan tâm và phải xem xét nhiều chiều.
Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và tạo ra hành lang pháp lý để khuyến khích mọi người tự tin làm việc. Đại biểu đề nghị, Quốc hội cần có cơ chế để những người có thẩm quyền đánh giá hành vi người khác, áp dụng luật để phán xét, làm cho cái hợp pháp thực sự hợp tình và hợp lý.
Phạm Văn Đức (trú Hải Phòng) đang trốn truy nã vì tội gây rối trật tự công cộng, nhưng vẫn tiếp tay cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép và ở lại Việt Nam.
Tỉnh ủy Sơn La, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu vừa công bố các quyết định chỉ định nhân sự Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Sơn La, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chiều ngày 29/10, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia Mohammed bin Salman Bin Abdulaziz Al Saud.
Tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại tỉnh Tuyên Quang , ngày 24.9, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng đoàn công tác Trung ương đã tới dâng...
Tư lệnh Hải quân Nga - Đô đốc Nikolay Yevmenov tuyên bố hôm 22/6 rằng tất cả các khinh hạm và tàu hộ tống mới của hải quân Nga sẽ được trang bị tên lửa siêu thanh Zircon.
Đã có 3 đảng viên, 1 giáo viên dạy lái xe vi phạm bị Cảnh sát giao thông Phú Thọ phát hiện, xử phạt.
Đây là chia sẻ của ông Lê Quân - giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - trong Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2023 tại Hòa Lạc ngày 4-11.
Các cửa ngõ Hà Nội, sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) đã tấp nập người trở về dù hôm nay (2.5) chưa phải ngày cuối cùng của dịp nghỉ lễ...
Ngày 31/8, Công an quận Long Biên, TP Hà Nội cho biết, đã triệu tập người đàn ông có hành vi phi dao vào ô tô đang chạy trên đường Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên để điều tra, xử lý theo quy định. Kiến ThứcHình ảnh người đàn ông phi dao làm vỡ kính xe ô tô chạy trên đường Nguyễn Văn Cừ.1 Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh do camera hành trình của một chiếc xe ô tô đã ghi lại sự việc xảy ra chiều 27/8, một người đàn ông...