Cuộc xung đột giữa Azerbaijan và Armenia, hai nước từng thuộc Liên Xô (cũ), đã làm nổi bật vai trò của các thiết bị không người lái. Những cỗ máy đến từ trên không và trên biển ấy lại một lần nữa chiếm lĩnh cuộc chiến Nga - Ukraine.
Năm 2020, khi xung đột bùng phát giữa Azerbaijan và Armenia, các máy bay không người lái (UAV) đã "lên ngôi".
Sở hữu khả năng tấn công chính xác, hỏa lực mạnh đáng kể và thiệt hại tối đa cho đối phương nhưng tối thiểu cho phe tấn công là những ưu điểm khiến các UAV trở thành lựa chọn hàng đầu.
Với cuộc xung đột hiện tại giữa Nga và Ukraine, không chỉ các UAV mà thiết bị không người lái trên mặt nước (USV) cũng được tận dụng triệt để.
Các UAV đã phát nổ trên mái vòm mạ vàng của Điện Kremlin vào tháng 5-2023. Chúng cũng tấn công các căn cứ không quân chiến lược của Nga cách Ukraine hàng trăm dặm.
Những tòa tháp ở trung tâm Matxcơva, nơi có một số văn phòng của Chính phủ Nga, cũng trở thành mục tiêu.
Những UAV cũng rơi xuống gần một trong những trụ sở chính của quân đội Nga, nơi các sĩ quan ngồi trong phòng tình huống với màn hình lớn trên tường trực tiếp giám sát cuộc chiến ở Ukraine.
Trên biển, các USV trở thành mối đe dọa mới cho hải quân Nga. Cơ động, mang được khối lượng thuốc nổ lớn và giá rẻ, những USV này cũng làm nên thành công khi loại khỏi vòng chiến đấu một số tàu chiến của Nga, theo tình báo Ukraine.
"Dần dần, chiến tranh đang quay trở lại lãnh thổ của Nga - trở lại các trung tâm biểu tượng và căn cứ quân sự của nước này", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng tuyên bố hồi cuối tháng 7 trước. "Và đây là một quá trình không thể tránh khỏi, tự nhiên và hoàn toàn công bằng", ông nhấn mạnh.
Người Ukraine bắt đầu cuộc chiến với các thiết bị bay không người lái dân sự, được cải tiến để mang một số đầu đạn cỡ nhỏ. Qua thời gian, đã có sự chuyển biến về chủng loại và mục tiêu của chúng.
Kiev không ngần ngại khoe về các USV mà họ tự hào là đi trước Nga. Các vụ tập kích theo chiến thuật bầy đàn của UAV vào vào bán đảo Crimea, nơi Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014, cũng cho thấy sự tự tin của Ukraine vào phương tiện chiến tranh mới này.
Tuy nhiên, những cuộc tấn công vào Matxcơva hay các một số tỉnh của Nga giáp biên giới Ukraine bằng UAV vẫn ở quy mô nhỏ. Điều này, theo giới quan sát, nhằm gửi đi thông điệp đến chính quyền và người dân Nga, hơn là tạo ra biến chuyển về mặt quân sự.
"Các loại hệ thống mà Ukraine đang sử dụng khá đơn giản nhưng với mục đích của chúng thì chúng thì lại vô cùng hiệu quả", nhà nghiên cứu về quân sự Douglas Barrie nhận xét với Đài CNN.
"Về cơ bản, mục đích là cho thấy rằng Matxcơva không nằm ngoài tầm với của Ukraine", ông Barrie nói thêm.
Không có bằng chứng nào cho thấy các drone này do phương Tây cung cấp, nghĩa là chúng dường như do Ukraine tự sản xuất, theo ông Barrie.
Với Nga, việc sử dụng drone trong xung đột với Ukraine bắt đầu từ sớm, ngay trong năm đầu tiên của cuộc chiến.
Những chiếc UAV cảm tử do Iran sản xuất đã lượn lờ trên bầu trời Kiev kể từ đó đến nay và mở rộng ra những khu vực khác.
Gần đây có thông tin Nga đã sản xuất các drone này trong nước, một dấu hiệu cho thấy Matxcơva bắt đầu chú ý nhiều hơn đến phương tiện chiến tranh này.
Theo đánh giá, Nga vẫn vượt trội hơn Ukraine về hỏa lực trên những chiếc drone này. Nhưng Ukraine có ưu thế về mặt số lượng bởi chi phí chế tạo và vận hành đơn giản.
Trong thông báo ngày 19-8, Ukraine cáo buộc lực lượng Nga đã tấn công các khu vực phía bắc, miền trung và phía tây của Ukraine bằng UAV tấn công Shahed-136/131.
"Tổng cộng có 17 UAV tấn công đã được phóng từ khu vực Kursk", lực lượng Ukraine cho biết trên Telegram. 15 chiếc trong số này đã bị bắn hạ, nhưng không có thông tin về 2 chiếc UAV còn lại.
Hiện Nga chưa bình luận gì về thông tin mới đó. Nước này cũng nhiều lần tuyên bố đã phá hủy các UAV và USV của Ukraine trên Biển Đen, Crimea và một số vùng khác trong lãnh thổ Nga.
Phản ứng của phương Tây trước cuộc chiến drone là khá mơ hồ. Ukraine được cho là đã cam kết không sử dụng các khí tài do nước ngoài viện trợ để tấn công vào lãnh thổ Nga.
Khi các vụ tập kích vào cầu Crimea hay tàu chiến Nga xảy ra, phương Tây đã im lặng như một cách ngầm thừa nhận rằng đó là chiến tranh và điều đó xảy ra là chuyện không có gì bất ngờ.
Với các vụ tấn công vào lãnh thổ Nga, phản ứng có phần thận trọng dò xét hơn. Điều này xuất phát từ lo lắng vũ khí của phương Tây có thể đã được sử dụng, vô hình trung sẽ đặt các nước này vào thế đối đầu với Nga.
Từ phương án tổng thể của 56 tỉnh, thành cho thấy tổng số huyện thực hiện sắp xếp 50 đơn vị và 1.243 đơn vị cấp xã.
Sau khi tiến hành xác minh, Công an huyện Đức Hoà (tỉnh Long An) xác định người đàn ông dùng vật giống súng bắn hai phát chỉ thiên để giải tán đám đông sau vụ va quẹt xe là ông Nguyễn Chí Thành, Phó Giám đốc Công ty TNHH DV-BV Vệ sĩ Bình Dương Hoàng Gia.
Tên lửa mới của Hàn Quốc mang tên Hyunmoo-5, được cho là có khả năng mang đầu đạn nặng 8-9 tấn và có khả năng phá hủy các hầm ngầm dưới lòng đất.
Rà phá bom mìn ở Ukraine có thể mất 757 năm; Nga và Trung Quốc kết thúc tập trận ở Biển Nhật Bản; Thị trưởng thành phố Manta của Ecuador bị ám sát... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 24-7.
Dự kiến trong chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ thay mặt lãnh đạo cấp cao nước ta cùng lãnh đạo cấp cao của Bangladesh kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước (1973-2023).
Dù một mực khẳng định không một ai dám phá rừng dừa Cẩm Thanh (Hội An), nhưng khi được phóng viên Tuổi Trẻ Online dẫn tới hiện trường, chủ tịch xã Cẩm Thanh đã bày tỏ sự bất ngờ vì quy mô nghiêm trọng.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nồng nhiệt chúc mừng và bày tỏ mong muốn sớm gặp Chủ tịch nước Tô Lâm, thúc đẩy quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai bên.
Chiều tối 4/5, 19 người đi ăn đám cưới tại một nhà dân ở thôn 4, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn, đến khoảng 1h sáng 5/5 bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm.
Ngày 21-7, thẩm phán liên bang Mỹ Aileen Cannon ấn định ngày bắt đầu phiên tòa xét xử cựu tổng thống Donald Trump về vụ xử lý sai tài liệu mật là vào 20-5-2024.