Điện Kremlin lên án Ukraine tập kích nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bằng UAV, trong khi Kiev tố cáo quân đội Nga dàn dựng sự việc.
Tập đoàn điện hạt nhân Nga Rosatom hôm nay cáo buộc Ukraine ngày 7/4 ba lần tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) nhằm vào nhà máy Zaporizhzhia, cơ sở đã nằm dưới kiểm soát của quân đội Nga từ năm 2022. Các mục tiêu tập kích gồm căn-tin của khu phức hợp, khu vực kho hàng và mái vòm lò phản ứng số 6.
"Loạt tấn công bằng UAV với quy mô chưa từng có đã xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, đe dọa trực tiếp đến độ an toàn của cơ sở", Rosatom thông báo, thêm rằng mức phóng xạ ở nhà máy và khu vực lân cận không biến động.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cáo buộc Ukraine "khiêu chiến nguy hiểm" và "hành động khủng bố" bất chấp rủi ro để lại hậu quả nghiêm trọng và kéo dài.
Trong khi đó, Ukraine bác bỏ mọi cáo buộc liên quan loạt vụ tập kích nhà máy tại Zaporizhzhia. Người phát ngôn Tổng cục Tình báo Ukraine (HUR) Andriy Usov còn tố cáo ngược lại Moskva, cho rằng quân đội Nga tự dàn dựng vụ tấn công nhắm vào nhà máy điện hạt nhân.
Andriy Kovalenko, lãnh đạo cơ quan ứng phó chiến tranh thông tin tại Kiev, cho rằng Moskva đang đẩy mạnh "chiến dịch khiêu khích và phao tin giả". Kovalenko còn cho rằng quân đội Nga tự phóng UAV tập kích nhà máy điện hạt nhân ở Zaporizhzhia, "ngụy tạo hiểm họa xuất phát từ phía Ukraine".
Giới chức Nga lẫn Ukraine đều chưa công bố bằng chứng nào cho các cáo buộc nhắm vào đối phương.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), tổ chức quốc tế đang có chuyên gia giám sát tại nhà máy, thông báo loạt vụ tập kích đã "tác động vật lý" đến một lò phản ứng và gây thương vong, nhưng không ảnh hưởng đến an toàn hạt nhân.
Rosatom kêu gọi các nước phương Tây cùng lãnh đạo IAEA Rafael Grossi "kịch liệt lên án âm mưu leo thang căng thẳng tại nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu". Ở chiều ngược lại, giới chức Ukraine cáo buộc Nga đang tìm cách "chi phối quan ngại từ IAEA" nhằm "đổ tội khủng bố hạt nhân lên Ukraine".
Thanh Danh (Theo Reuters, AFP)
Ngày 13/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng, phương Tây quá 'sợ' đến mức không dám nêu khả năng bắn hạ tên lửa và thiết bị bay không người lái của Nga nhắm vào quốc gia Đông Âu này.
Giám đốc WHO khu vực Đông Địa Trung Hải Hanan Balkhy cho biết nhiều người dân Gaza hiện phải uống nước thải và dùng thức ăn chăn nuôi để duy trì sự sống.
Ngày 22/11, Nga cảnh báo về tình trạng nhân đạo tại các trạm kiểm soát ở biên giới với Phần Lan, nơi có hàng trăm người di cư bị mắc kẹt trong điều kiện nhiệt độ đóng băng.
Steve Bannon, cựu cố vấn của ông Trump, đã trình diện nhà tù để thi hành bản án 4 tháng vì tội khinh thường quốc hội.
Ngày 9/10, cuộc tập trận 'Anh em bất diệt 2023' với sự tham gia của lực lượng từ 5 quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) đã bắt đầu tại Kyrgyzstan.
Vụ hàng nghìn máy nhắn tin của Hezbollah phát nổ là bước leo thang nghiêm trọng, có thể khiến nhóm vũ trang ở Lebanon cảm thấy họ cần động thái đáp trả mạnh mẽ.
Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu (BRICS) lần thứ 15 tại Johannesburg, Nam Phi thu hút sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế.
Để tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tấn công tỉnh Kursk, Ukraine cần thêm nhiều nhân lực và khí tài, điều họ đang rất thiếu vào lúc này.
Báo cáo tình báo Mỹ ước tính khoảng 315.000 quân nhân Nga thiệt mạng hoặc bị thương từ khi xung đột với Ukraine bùng phát.