Điện Kremlin cho biết Nga đã sửa đổi học thuyết hạt nhân và sẽ chính thức hóa khi cần thiết.
"Học thuyết hạt nhân đã sửa đổi xong. Chúng sẽ được chính thức hóa khi cần thiết", ông Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Điện Kremlin, phát biểu với Hãng tin TASS ngày 19-11.
Trước đó một ngày, Điện Kremlin đã chỉ trích quyết định của chính quyền Tổng thống Joe Biden là liều lĩnh, đồng thời cảnh báo rằng Matxcơva sẽ có biện pháp đáp trả.
Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng phương Tây đang "đùa với lửa" khi thách thức giới hạn chịu đựng của một cường quốc hạt nhân.
Hồi tháng 9, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh rằng việc phương Tây ủng hộ Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa sẽ đồng nghĩa với "sự tham gia trực tiếp của các nước NATO, Mỹ và châu Âu vào cuộc chiến tại Ukraine".
Ông Putin lập luận rằng điều này sẽ yêu cầu cơ sở hạ tầng quân sự và nhân sự của NATO tham gia vào quá trình định vị và phóng tên lửa.
Ngày 17-11, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng tên lửa đạn đạo do Washington cung cấp để tấn công vào các mục tiêu quân sự trong lãnh thổ Nga. Các tên lửa này là hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS).
Mỹ cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine vào năm ngoái, nhưng chính quyền Tổng thống Biden thời gian qua chưa cấp phép cho Kiev sử dụng chúng để tấn công xuyên biên giới sang Nga.
Quyết định của Mỹ được đưa ra sau nhiều tháng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy kêu gọi cho phép quân đội nước này sử dụng vũ khí của Mỹ để tấn công các mục tiêu quân sự Nga phía bên kia biên giới.
Theo các nguồn tin của Hãng tin Reuters, Washington đưa ra quyết định này chủ yếu nhằm đáp trả việc Nga triển khai binh sĩ từ Triều Tiên để bổ sung lực lượng, gây lo ngại cho cả Mỹ và Ukraine.
Vào tháng 11, ngay trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Tổng thống Putin đã ra lệnh thay đổi học thuyết hạt nhân của Nga. Theo đó, bất kỳ cuộc tấn công thông thường nào vào Nga với sự hỗ trợ của một cường quốc hạt nhân sẽ được coi là một cuộc tấn công phối hợp vào Nga.
Các nhà phân tích phương Tây nhận định rằng những thay đổi này là động thái leo thang của Matxcơva nhằm ngăn chặn phương Tây mở rộng hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Tuy nhiên, chi tiết đầy đủ về học thuyết sửa đổi vẫn chưa được công bố.
Cuộc chiến tại Ukraine đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong quan hệ giữa Matxcơva và phương Tây kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Phát biểu với Hãng tin TASS ngày 19-11, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Matxcơva sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Washington. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: "Chúng tôi không thể nhảy điện tango một mình. Và chúng tôi cũng không có ý định làm điều đó".
Đảng Move Forward của ông Pita bị gạt khỏi liên minh các đảng ra đời sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5 nhằm thành lập chính phủ mới.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng ngày 12/4.
Chiều ngày 28/6, Chi đoàn Vụ Biên phiên dịch đối ngoại, Bộ Ngoại giao tổ chức thành công đại hội điểm, mở đầu cho tháng cao điểm chào mừng Đại hội Chi đoàn và Đoàn trường học nhiệm kỳ 2024-2027.
Nam nghi phạm cầm dao tấn công những người khác tại một bệnh viện ở tỉnh Vân Nam, khiến 10 người chết và bị thương.
Mới đây, nhận lời mời của Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cử đoàn 7 đại biểu tham dự Liên hoan giao lưu các lãnh đạo trẻ ASEAN-Trung Quốc lần thứ IX tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Giải Nobel Văn học năm 2023 được trao cho tác giả người Na Uy Jon Fosse cho 'những vở kịch và áng văn xuôi sáng tạo đã lên tiếng cho...
Tổng thống Syria Bashar al-Assad và phu nhân Asma sẽ thăm Trung Quốc vào ngày 21/9 tới.
Chính phủ Đan Mạch cam kết chuyển lô tiêm kích F-16 thứ hai cho Ukraine vào cuối năm nay, sau lô đầu tiên bàn giao hồi tháng 7.
Không quân Ukraine nói Nga triển khai 60 UAV và 39 tên lửa để tấn công hạ tầng năng lượng nước này, trong đó 84 quả đạn bị đánh chặn.