Ngày 11/1, Bộ Ngoại giao Nga ra thông cáo cho biết Nga sẽ đáp trả các hành động 'thù địch' của Washington khi vạch ra chiến lược đối ngoại của mình.
Một công nhân ngồi trên xe bồn chứa nước của mình bên cạnh tòa tháp kinh doanh Lakhta Center, trụ sở của công ty khí đốt độc quyền Gazprom của Nga tại St. Petersburg, Nga. (Nguồn: Indian Express) |
Một công nhân ngồi trên xe bồn chứa nước của mình bên cạnh tòa tháp kinh doanh Lakhta Center, trụ sở của công ty khí đốt độc quyền Gazprom của Nga tại St. Petersburg, Nga. (Nguồn: Indian Express) |
“Bất chấp những biến động trong Nhà Trắng và những âm mưu của nhóm vận động hành lang bài Nga ở phương Tây, cố gắng lôi kéo ngành năng lượng thế giới vào 'cuộc chiến hỗn hợp' do Mỹ phát động chống lại Nga, đất nước chúng tôi đã và vẫn là một nhân tố chủ chốt và đáng tin cậy trên thị trường nhiên liệu toàn cầu”, thông cáo cho biết.
Tin liên quan |
EU chuẩn bị EU chuẩn bị 'đòn trừng phạt' mới đối với Nga để kỷ niệm 3 năm ngày nổ ra xung đột ở Ukraine |
Theo đó, thông cáo khẳng định hành động đáp trả của Nga sẽ được tính đến khi Moscow xây dựng chiến lược kinh tế đối ngoại. Bộ Ngoại giao Nga lưu ý rằng việc áp đặt lệnh trừng phạt mới là nỗ lực nhằm gây tổn hại đến kinh tế Nga trước khi nhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden kết thúc, với nguy cơ gây bất ổn thị trường toàn cầu.
Phía Nga cho biết xứ bạch dương tiếp tục triển khai các dự án sản xuất dầu khí lớn, cũng như thay thế nhập khẩu, cung cấp dịch vụ khai thác dầu khí và xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở các nước thứ ba.
Hôm 10/1, Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt mới nhằm mục đích hạn chế quyền tiếp cận thị trường quốc tế cũng như giảm thiểu doanh thu từ xuất khẩu dầu khí của Moscow.
Đối tượng áp dụng là hơn 200 công ty và cá nhân liên quan đến lĩnh vực năng lượng của Nga, cũng như hơn 180 tàu tham gia hoạt động vận tải năng lượng.
Tổ chức Di cư Quốc tế ước tính hơn 670 người bị chôn vùi và có thể đã chết do lở đất ở tỉnh Enga, gấp đôi số liệu ban đầu.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/3.
Sau khi Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tổ chức tại Langkawi, Malaysia ngày 19/1 dưới sự chủ trì của nước Chủ tịch Malaysia thành công tốt đẹp, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc nhấn mạnh hòa bình và ổn định là điều kiện tiên quyết để tìm kiếm giải pháp cho các thách thức toàn cầu đó.
Ngày 6/2, công tố viên Thụy Điển phụ trách điều tra về vụ nổ ở các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) tại Biển Baltic năm 2022 cho biết, ông dự kiến sẽ đưa ra thông báo về vụ việc vào ngày 7/2.
Trung Quốc và Nhật Bản đã đạt được nhất trí về một cơ chế dài hạn cho phép Bắc Kinh giám sát việc xả nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.
Quan chức Israel lo ngại ICC có thể phát lệnh bắt ông Netanyahu và các quan chức quân sự cấp cao ngay trong tuần này, truyền thông Mỹ đưa tin.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đề nghị Australia tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, ủng hộ lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông.
Ngày 16/6, tình hình căng thẳng ở khu vực biên giới Israel-Lebanon và Biển Đỏ tiếp tục diễn biến phức tạp, với những cảnh báo về nguy cơ gây ra hậu quả tàn khốc cho cả Trung Đông.