Nga nói căn cứ tên lửa Mỹ khánh thành ở Ba Lan làm tăng nguy cơ hạt nhân nói chung, tuyên bố sẽ nhắm mục tiêu nếu cần thiết.
"Đây là một bước đi khiêu khích trắng trợn nữa trong loạt động thái gây bất ổn sâu sắc do Mỹ và đồng minh trong NATO thực hiện", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói hôm 21/11, đề cập sự kiện khánh thành căn cứ phòng thủ tên lửa của Mỹ ở thị trấn Redzikowo, miền bắc Ba Lan, hồi tuần trước.
Theo bà Zakharova, đây là diễn biến gây bất ổn và làm tăng mức độ nguy hiểm hạt nhân nói chung. "Xét về bản chất và mức độ uy hiếp từ các cơ sở quân sự của phương Tây, căn cứ tên lửa ở Ba Lan từ lâu đã được đưa vào danh sách mục tiêu ưu tiên bị phá hủy bằng hàng loạt vũ khí hiện đại nếu cần thiết", bà cảnh báo.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ba Lan Pawel Wronski cùng ngày khẳng định không có tên lửa hạt nhân nào được triển khai tại căn cứ. "Đây là cơ sở hoàn toàn phục vụ mục đích phòng thủ, không phải tấn công. Những lời đe dọa như vậy chắc chắn là cơ sở để Ba Lan và NATO tăng cường hơn nữa năng lực phòng không, trong khi Mỹ cũng sẽ cân nhắc điều này", ông nói.
Căn cứ Redzikowo nằm trong lá chắn tên lửa Aegis Ashore của NATO, được liên minh mô tả là có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Lá chắn gồm các căn cứ ở Ba Lan và Romania, nhóm tàu khu trục Mỹ tại đóng tại căn cứ hải quân Rota ở Tây Ban Nha cùng radar cảnh báo sớm ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Căn cứ Redzikowo nằm cách biên giới Nga khoảng 230 km, bắt đầu khởi công từ năm 2016 với chi phí 850 triệu USD. Sau hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington hồi tháng 7, liên minh thông báo tổ hợp Aegis Ashore ở Ba Lan đã sẵn sàng hoạt động.
Như Tâm (Theo Reuters, TASS)
Hàng rào tác chiến điện tử Nga đang gây khó cho UAV Ukraine, buộc Kiev phải nghiên cứu đối sách mới, trong đó có ứng dụng công nghệ AI.
Ngày 11/4, chính phủ Mexico thông báo đã chính thức đệ đơn kiện Ecuador lên Tòa án Công lý quốc tế (ICJ).
Các nhân viên thực thi pháp luật của Philippines ngày 15/2 bắt giữ một phụ nữ nằm trong danh sách theo dõi khủng bố của Mỹ, do bị tình nghi liên quan đến hỗ trợ chuyển tiền cho một thủ lĩnh của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Đông Nam Á năm 2016.
Đại sứ quán Afghanistan ở Ấn Độ đã dừng mọi hoạt động sau khi Đại sứ và các nhà ngoại giao cấp cao khác rời Ấn Độ đến các nước châu Âu và Mỹ xin tị nạn.
Ấn Độ và Trung Quốc vừa đạt thỏa thuận về tuần tra dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC), đánh dấu bước đột phá trong cuộc đối đầu quân sự kéo dài 4 năm giữa hai đất nước tỉ dân.
Thủ tướng Bỉ nói Brussels đang điều tra nghi vấn một số nghị sĩ tại Nghị viện châu Âu được trả tiền để chia sẻ nội dung ủng hộ Nga.
Đại sứ Nguyễn Văn Hải khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ cán bộ, đảng viên noi theo.
Ngày 27/5, tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc đã diễn ra thượng đỉnh ba bên giữa Tổng thống nước này Yoon Suk Yeol, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.
Ngoại trưởng Israel nói nước này sẵn sàng cho phép tàu chở hàng viện trợ đến Dải Gaza 'ngay lập tức', theo hàng lang trên biển do Cyprus đề xuất.