Tổng thống Nga và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ký hiệp định Đối tác Chiến lược Toàn diện, khi ông Putin đang thăm Bình Nhưỡng.
Hiệp định được Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ký kết sau cuộc hội đàm kéo dài khoảng hai giờ tại Bình Nhưỡng ngày 19/6, theo truyền thông Nga. Hai bên chưa công bố nội dung chi tiết.
Điện Kremlin hôm 17/6 nói rằng hiệp định này sẽ thay thế các văn kiện song phương và tuyên bố được ký kết vào năm 1961, 2000 và 2001.
Ông Kim Jong-un nhận xét quan hệ giữa hai nước "bước vào thời kỳ thịnh vượng mới", ca ngợi vai trò của Nga trong cân bằng chiến lược toàn cầu và cam kết "tăng cường hợp tác chiến lược" với Nga.
"Chính phủ Triều Tiên hoàn toàn ủng hộ và đoàn kết với chính phủ, quân đội và nhân dân Nga trong việc tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine nhằm bảo vệ chủ quyền, lợi ích an ninh và toàn vẹn lãnh thổ", TASS dẫn lời lãnh đạo Triều Tiên nói.
Ông Putin bày tỏ trân trọng sự ủng hộ của Bình Nhưỡng đối với chính sách của Moskva về Ukraine và cũng bày tỏ hy vọng sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh tiếp theo với ông Kim ở Moskva. Lãnh đạo Kim Jong-un hồi tháng 9 năm ngoái có chuyến thăm gần một tuần tới vùng Viễn đông Nga nhưng chưa tới Moskva.
Tổng thống Nga đến Bình Nhưỡng rạng sáng nay và được tiếp đón trọng thị. Sau cuộc hội đàm và ký kết, lãnh đạo hai nước dự kiến cùng dự lễ hòa nhạc, quốc yến tại Bình Nhưỡng và nghi thức đặt vòng hoa tại Tượng đài Giải phóng dành cho liệt sĩ Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II.
Nga và Triều Tiên có chung đường biên giới đất liền và có mối quan hệ lịch sử từ thời Liên Xô. Ông Putin từng thăm Triều Tiên 24 năm trước, ngay sau khi trở thành tổng thống, để gặp ông Kim Jong-il, cha của ông Kim Jong-un.
Huyền Lê (Theo TASS, AFP, Reuters)
Triều Tiên xác nhận thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn mới mang tên Hwasong-19.
Lực lượng Nga tấn công nhà máy nhiệt điện Ukraine, dấu hiệu cho thấy Moskva đã bắt đầu chiến dịch tập kích mùa đông vào hạ tầng năng lượng đối phương.
Câu hỏi quan trọng lúc này là liệu cuộc tấn công tên lửa của Iran có đánh dấu bước leo thang hay chỉ là phản ứng dữ dội 'một lần rồi thôi'.
Viện Nghiên cứu xhiến lược quốc tế (IISS) ngày 22/1 công bố báo cáo đánh giá rằng, xung đột Ukraine làm giảm bớt sự tự tin của Nga vào lực lượng thông thường, đồng thời nâng tầm quan trọng của vũ khí hạt nhân phi chiến lược (NSNW) với Moscow.
Nhiều người Ukraine tin gói viện trợ gần 61 tỷ USD của Mỹ mở hy vọng đẩy lùi quân Nga và tạo đà chiến thắng, song một số cho rằng nó đến quá muộn.
Tổng thống Milei gọi người đồng cấp Petro là 'sát nhân khủng bố', khiến Colombia tức giận trục xuất toàn bộ nhà ngoại giao Argentina.
Israel phạm sai lầm khi không dùng vũ khí nhỏ, chính xác hơn khi không kích trại tị nạn Rafah, khiến nhiều dân thường thiệt mạng.
Tổng thống Samia Suluhu Hassan nhấn mạnh Tanzania mong được học tập kinh nghiệm và hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực thế mạnh như nông nghiệp, kinh tế xanh...
Điện Kremlin nói vị trí Thư ký Hội đồng An ninh Nga của ông Shoigu 'rất quan trọng', phủ nhận đây là động thái giáng cấp cựu bộ trưởng quốc phòng.