Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã trao đổi thư trong ngày 15/8, cam kết về một “mối quan hệ chiến lược lâu dài”.
Triều Tiên, Nga cam kết tăng cường quan hệ song phương |
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un trong một cuộc gặp ở Vladivostok năm 2019. (Nguồn: Reuters) |
Các bức thư trên được gửi nhân kỷ niệm 78 năm ngày giải phóng Hàn Quốc khỏi ách thống trị thực dân của Nhật Bản 1910-1945.
Trong thư gửi Tổng thống Nga, ông Kim Jong Un khẳng định, quan hệ hữu nghị giữa hai nước được vun đắp trong Thế chiến II với việc chống lại đế quốc Nhật Bản và trong công cuộc chống “chủ nghĩa đế quốc và bá quyền”.
Tin liên quan |
Triều Tiên tiếp đón ‘nồng nhiệt’ các phái đoàn Nga và Trung Quốc, ông Kim Jong Un gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Triều Tiên tiếp đón ‘nồng nhiệt’ các phái đoàn Nga và Trung Quốc, ông Kim Jong Un gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga |
Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng nhấn mạnh: “Tôi tin chắc rằng, tình hữu nghị và đoàn kết giữa hai nước sẽ được phát triển hơn nữa thành quan hệ chiến lược lâu dài phù hợp với yêu cầu của thời đại mới... Hai bên sẽ luôn ủng hộ mạnh mẽ và hợp tác với nhau trong quá trình hướng đến những mục tiêu chung”.
Về phần mình, trong thư gửi Chủ tịch Kim Jong Un, ông Putin nêu rõ: “Tôi đảm bảo rằng chúng ta sẽ tăng cường hợp tác song phương trong mọi lĩnh vực, vì lợi ích của hai dân tộc và sự ổn định vững chắc, cũng như an ninh của bán đảo Triều Tiên và toàn bộ khu vực Đông Bắc Á”.
Hồi cuối tháng trước, nhận lời mời đến tham dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định đình chiến, chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã cùng nhà lãnh đạo Kim Jong Un xem xét các tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và máy bay không người lái tấn công mới nhất của Triều Tiên tại một cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng.
Ngày 2/8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã hủy bỏ các thỏa thuận đã đạt được với các đối tượng bị cáo buộc là chủ mưu vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 về việc nhận tội.
Ngày 11/8, đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell đã bày tỏ lo ngại trước điều kiện sống ngày càng tồi tệ của Tổng thống Niger bị lật đổ Mohamed Bazoum, đồng thời kêu gọi trả tự do ngay lập tức.
Ngày 28/8, Mỹ công bố lệnh trừng phạt mới nhắm vào người định cư cực đoan Israel ở Bờ Tây, đồng thời kêu gọi Israel chịu trách nhiệm lớn hơn về tình trạng bạo lực trong khu vực.
Các hệ thống phòng không đã được kích hoạt ở thủ đô Kiev của Ukraine khi máy bay không người lái Nga tấn công từ nhiều hướng.
Việc ông Trump chọn Vance, người có quan điểm xa rời châu Âu và phản đối viện trợ Ukraine, làm phó tướng đã tăng thêm nỗi lo với các đồng minh của Washington.
Các nhà lãnh đạo Ukraine và Nga đổ lỗi cho nhau sau khi xảy ra hỏa hoạn tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia - nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, nơi quân đội Nga kiểm soát từ tháng 3/2022.
Tổng thống Marcos bày tỏ quan ngại về việc tàu chiến Trung Quốc xuất hiện gần bãi cạn Scarborough trên Biển Đông, thay vì chỉ có tàu hải cảnh như trước đây.
Quốc hội Colombia thông qua dự luật cấm đấu bò tót, sự kiện giải trí gây tranh cãi nhưng phổ biến, thu hút hàng nghìn khán giả mỗi năm.
Quân đội Myanmar và liên minh ba nhóm vũ trang ở miền bắc thông báo ngừng bắn theo thỏa thuận do Trung Quốc làm trung gian.