Ngày 1-7, Hãng tin RIA (Nga) cho biết các lực lượng Nga đã thu được một hệ thống dẫn đường nguyên vẹn từ tên lửa ATACMS tầm xa do Mỹ sản xuất và đang nghiên cứu công nghệ quân sự của Mỹ.
Đoạn video do Hãng tin RIA công bố ngày 1-7 cho thấy một chuyên gia vũ khí che mặt đang kiểm tra thứ mà ông nói là hệ thống dẫn đường từ Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS).
Tên lửa ATACMS dường như đã bị các lực lượng Nga bắn hạ. Hãng tin Reuters nói họ không thể xác minh thiết bị xuất hiện trong video.
Vị chuyên gia trưng ra các nhãn ở mặt sau hệ thống dẫn đường GPS của tên lửa ATACMS, cho thấy nó có nguồn gốc từ một kho chứa của quân đội Mỹ ở bang Alabama. Ông giải thích rằng phần cứng thu được cho phép Nga nghiên cứu cách điều khiển tên lửa trong lúc bay.
Chia sẻ với cổng thông tin trực tuyến Lenta.ru, ông Viktor Litovkin, một đại tá Nga đã về hưu, cho biết Nga sẽ cố gắng xác định bất kỳ điểm yếu nào và sử dụng thông tin thu thập được để cải thiện khả năng bắn hạ tên lửa ATACMS.
"Chúng tôi có thể thiết kế lại các hệ thống tên lửa đất đối không có nhiệm vụ bắn hạ tên lửa này, và có thể thiết kế lại cũng như tinh chỉnh các hệ thống tác chiến điện tử của mình để đối phó với nó", ông Litovkin nói.
Mỹ đã bắt đầu cung cấp các tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine cách đây vài tháng, sau hai năm từ chối yêu cầu từ Kiev về việc cung cấp vũ khí có tầm bắn như vậy. Tên lửa này có thể tấn công mục tiêu cách xa tới 300km, gấp đôi tầm bắn của hệ thống HIMARS mà Mỹ bắt đầu cung cấp cho Ukraine vào năm 2022.
Nga đã chỉ trích việc Mỹ cung cấp tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine, cho rằng đây là động thái leo thang. Nga nói Mỹ đang hỗ trợ Ukraine bắn vào các mục tiêu Nga, nhưng Washington phủ nhận.
Mới đây Ukraine tấn công tên lửa vào thành phố Sevastopol ở bán đảo Crimea (Nga sáp nhập năm 2014) vào ngày 23-6, khiến 4 người thiệt mạng và khoảng 150 người bị thương. Nga cáo buộc Ukraine dùng các tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp để thực hiện vụ tấn công.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết 4 tên lửa ATACMS của Mỹ cung cấp cho Ukraine đã bị phá hủy giữa không trung lúc đó, trong khi quả tên lửa thứ 5 bị hư hỏng do hỏa lực bắn tới, khiến nó chệch hướng và phát nổ trên bầu trời thành phố.
Ông Zelensky kêu gọi NATO cấp thêm hệ thống phòng không, Mỹ đào tạo ngôn ngữ cho phi công VSU… là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.
Houthi tuyên bố họ tấn công tàu hàng ở Biển Đỏ để thể hiện ủng hộ với người Palestine, nhưng hành động này có thể còn nhằm tạo đòn bẩy trong nội chiến ở Yemen.
Sau chuyến thăm Italy, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ đến Berlin ngày 14/5, theo nguồn tin chính phủ Đức.
Quan chức Ukraine cho biết nước này sẽ tăng sản xuất thiết bị tác chiến điện tử để chuyển tới từng chiến hào, giúp binh sĩ đối phó drone Nga.
115 tù binh Nga được trao đổi với 115 tù binh Ukraine, trong thỏa thuận mới nhất do UAE làm trung gian đàm phán.
Nhà Trắng cho biết chính phủ Mỹ không có kế hoạch thay đổi trạng thái hạt nhân, dù quan ngại về tuyên bố trước đó từ Tổng thống Nga Putin.
Tổng thư ký Stoltenberg không cho rằng nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump sẽ đe dọa tư cách thành viên của Mỹ và làm suy yếu liên minh NATO.
Trong bối cảnh xung đột tại Trung Đông tiếp tục leo thang, Mỹ đang nỗ lực các nỗ lực thuyết phục Saudi Arabia chấp nhận quan hệ ngoại giao với Israel, song Riyadh vừa đưa ra hành động cứng rắn.
Ngày 19/7, tại Bratislava, Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia phối hợp cùng trường Đại học Kinh tế Bratislava tổ chức Trại hè thanh thiếu niên.