Ngày 21-10, Điện Kremlin thông báo Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres vào thứ năm (24-10) để thảo luận về cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo Hãng tin AFP, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Liên Hiệp Quốc tới Nga trong hơn 2 năm.
Cuộc gặp nói trên sẽ diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại thành phố Kazan, miền trung nước Nga. Đây là hội nghị mà Matxcơva hy vọng sẽ cho phương Tây thấy rằng những nỗ lực nhằm cô lập Nga vì cuộc xung đột ở Ukraine đã thất bại.
"Dự kiến cùng với các hoạt động của Liên Hiệp Quốc, họ sẽ đề cập đến các vấn đề thời sự trong chương trình nghị sự quốc tế, bao gồm cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và tình hình xung quanh Ukraine" - Điện Kremlin thông tin.
Liên Hiệp Quốc chưa xác nhận cuộc gặp trên, trong khi Ukraine chỉ trích mạnh mẽ việc Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres quyết định gặp ông Putin.
Khi được hỏi tại cuộc họp báo ở TP New York về việc liệu ông Guterres có ý định đến Kazan trong tuần này hay không, Farhan Ha - phó phát ngôn viên của ông Guterres - nói: "Thông báo về các chuyến đi trong tương lai của ông sẽ được đưa ra sau".
Thời gian qua ông Guterres đã nhiều lần chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và cho rằng hành động này tạo ra "tiền lệ nguy hiểm" cho thế giới.
Tuy nhiên, Bộ ngoại giao Ukraine cho rằng việc ông Guterres gặp Tổng thống Putin vào lúc này "không thúc đẩy mục tiêu hòa bình" và "làm tổn hại đến danh tiếng của Liên Hiệp Quốc".
"Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã từ chối lời mời của Ukraine tới dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu đầu tiên tại Thụy Sĩ. Tuy nhiên, ông đã chấp nhận lời mời tới Kazan" - Bộ Ngoại giao Ukraine đăng trên X.
Theo thông tin từ Liên Hiệp Quốc, trong chuyến thăm gần đây nhất vào tháng 4-2022 (tức hai tháng sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra), ông Guterres đã thảo luận với Tổng thống Putin về các đề xuất viện trợ nhân đạo và sơ tán dân thường khỏi các khu vực chiến sự.
Phó thủ lĩnh Hamas Saleh al-Arouri thiệt mạng trong vụ tập kích UAV ở ngoại ô thủ đô Beirut, Lebanon, được cho là do quân đội Israel thực hiện.
Ngày 11/12, Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) tại Mali (MINUSMA) chính thức kết thúc 10 năm triển khai tại nước này, sau khi rút quân theo yêu cầu từ chính quyền quân sự.
Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Ngoại trưởng Thụy Sỹ Ignazio Cassis ngày 18/5 cho rằng ông Alain Berset - người từng giữ nhiều cương vị cao trong Hội đồng Liên bang - là “ứng cử viên lý tưởng” cho vị trí Tổng thư ký của Hội đồng châu Âu.
Ngày 8/5/1954, chỉ một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ 'chấn động địa cầu', Hội nghị Geveva bàn về lập lại hòa bình ở Đông Dương bắt đầu. Trải qua 75 ngày đàm phán căng thẳng, Hiệp định Geneva được ký kết ngày 21/7/1954, đã mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cho cả Lào và Campuchia.
Ngày 11/4, Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi đã gặp ông Mikhail Shvydkoy, Đặc phái viên của Tổng thống Nga về hợp tác văn hóa quốc tế nhằm trao đổi, thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Nga.
Quan chức Ukraine kêu gọi Anh chuyển giao pháo laser 'Lửa Rồng' có khả năng diệt drone gần như tức thì để thử nghiệm thực tế trên chiến trường.
Ngày 16/8, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Ganna Malyar cho biết, lực lượng Kiev đã giành lại làng Urozhaine ở vùng Donetsk. Đây là một phần trong nỗ lực nhằm đánh bại lực lượng Nga dọc mặt trận phía Nam Ukraine.
Ngày 2-9, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chưa hành động đủ quyết liệt để đạt được thỏa thuận thả các con tin bị phong trào Hamas bắt giữ ở Dải Gaza.