Ngày 22/6, Ukraine cho biết, Nga đã phát động một cuộc tấn công quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng năng lượng ở phía Tây và phía Nam Ukraine.
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lại bị tấn công, IAEA nói ai đó 'đang đùa với lửa'. Nguồn: Getty Images) |
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. (Nguồn: Getty Images) |
"Các thiết bị tại các cơ sở của (nhà điều hành) Ukrenergo ở các vùng Zaporizhzhia và Lviv đã bị hư hại", Bộ Năng lượng Ukraine cho biết, đồng thời nói thêm rằng, hai nhân viên đã bị thương và được đưa vào bệnh viện ở Zaporizhzhia.
Bộ trên cho biết, đây là "cuộc tấn công tổng hợp, quy mô lớn lần thứ 8 nhằm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng" trong 3 tháng qua.
Trong 2 năm xung đột, các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái có mục tiêu của Nga đã làm tê liệt năng lực sản xuất điện của Ukraine và buộc Kiev phải cắt điện luân phiên và nhập khẩu nguồn cung từ Liên minh châu Âu (EU).
Các quan chức Ukraine hôm 20/6, cho biết, cơ sở hạ tầng năng lượng, bao gồm cả một nhà máy điện, đã bị hư hại trong một cuộc tấn công lớn lúc nửa đêm, khiến 7 nhân viên bị thương.
Trước đó, hồi đầu tháng 5, tổng kết thiệt hại của ngành năng lượng, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko cho biết, các cuộc tập kích bằng UAV và tên lửa quy mô lớn của Nga khiến hạ tầng năng lượng Ukraine tổn thất hơn một tỷ USD.
"Hôm nay chúng tôi nói về số tiền thiệt hại hơn một tỷ USD. Tuy nhiên, các cuộc tấn công vẫn tiếp tục và rõ ràng con số tổn thất sẽ còn tăng lên", Bộ trưởng Năng lượng Ukraine khẳng định.
Nga tập kích cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng ở Ukraine gần như hàng ngày bằng UAV và tên lửa kể từ ngày 22/3, khiến nhiều khu vực ở quốc gia Đông Âu chịu cảnh mất điện. Các đợt tập kích đã khiến một nửa hệ thống năng lượng của Ukraine bị phá hoại.
Bộ trưởng Galushchenko nhấn mạnh các cơ sở sản xuất nhiệt điện, thủy điện, cùng hệ thống truyền tải điện chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi đầu tháng 4 nói, các cuộc tập kích vào hạ tầng năng lượng Ukraine là một phần trong kế hoạch "phi quân sự hóa" của Moscow. Hoạt động này cũng nhằm đáp trả nỗ lực tấn công của Ukraine nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng Nga như nhà máy lọc dầu, khi xung đột bước sang năm thứ ba.
Sự ra đi của cố Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan (1937-2023) để lại nhiều tiếc nuối cũng như mất mát đối với nền ngoại giao nước nhà nói chung và sự nghiệp biên giới lãnh thổ của đất nước nói riêng.
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, đụng độ ở Kosovo, tình hình bán đảo Triều Tiên, quan hệ Mỹ-Trung Quốc... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) cùng hải quan Nga đã chặn đứng một kênh buôn lậu xuyên biên giới nhằm đưa chất nổ do nước ngoài sản xuất vào nước này từ Ukraine theo lộ trình qua các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Người đàn ông nhảy xuống con sông chảy xiết ở Los Angeles để cứu chó cưng, nhưng con chó tự bơi vào bờ và anh được giải cứu bằng trực thăng.
Giữa lúc tình hình trên thực địa của quân đội Ukraine 'tốt hơn nhiều', Kiev lại đang vướng căng thẳng với Tòa thánh sau lời kêu gọi của Giáo hoàng.
Những gì nước Nga đang thể hiện cùng với thông điệp của Tổng thống Putin hé lộ phần nào đường hướng mà Moscow sẽ chèo lái “con thuyền BRICS” trong thời gian tới.
Cháy lớn ở trung tâm Moscow, Tổng thống Putin nói NATO chỉ là công cụ của Washington, Ukraine cạn kiệt đạn dược, Tổng thống Zelensky sắp thăm Đức và Pháp… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Các đoàn đại biểu đã trao đổi, thảo luận nội dung theo chương trình nghị sự, chia sẻ tình hình, thông tin liên quan đến công tác quản lý xuất nhập cảnh và công tác lãnh sự.
Các nhà quan sát nhận định Hàn Quốc sẽ là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong khu vực Đông Á khi ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống.