Điện Kremlin khẳng định Nga sẽ đàm phán nếu Ukraine chấp nhận quyền kiểm soát của Matxcơva với bốn khu vực đã sáp nhập vào Nga.
Nga từng tuyên bố các khu vực sáp nhập tại Ukraine sẽ mãi mãi là lãnh thổ Nga. Trả lời các phóng viên ngày 28-2, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov lặp lại ý này.
Trong nhiều ngày gần đây, câu chuyện đàm phán hòa bình Ukraine là tâm điểm của dư luận quốc tế.
Tuyên bố mới nhất từ Điện Kremlin hé mở cánh cửa đàm phán để chấm dứt xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, Matxcơva cho rằng "những thực tế về lãnh thổ" không thể bị ngó lơ.
"Lãnh thổ" ông Peskov nhắc tới là bốn khu vực Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia. Hồi tháng 9-2022, Nga đã tuyên bố sáp nhập bốn khu vực này. Nga xem đó là kết quả của các cuộc trưng cầu ý dân, còn Ukraine và phương Tây phản đối.
"Có một số thực tế nhất định vốn đã thành chuyện nội bộ. Ý tôi là các vùng lãnh thổ mới. Hiến pháp Liên bang Nga đang ở đó và không thể bị bỏ qua. Nga sẽ không bao giờ có thể thỏa hiệp về chuyện này. Đây là những thực tế quan trọng", Hãng tin Reuters dẫn lời ông Peskov nói ngày 28-2.
Trước đây, Nga đã khẳng định các vùng sáp nhập mãi mãi thuộc về Nga. Theo ông Peskov, hiện nay Nga sẵn lòng đàm phán nếu Ukraine chấp nhận sự kiểm soát của Matxcơva với các vùng trên.
"Với tình hình thuận lợi và thái độ phù hợp từ người Ukraine, điều này có thể được giải quyết trên bàn đàm phán. Nhưng điểm chủ yếu là đạt được mục tiêu của chúng tôi", người phát ngôn Điện Kremlin nói thêm.
Việc Nga không chấp nhận từ bỏ các khu vực sáp nhập có thể là yếu tố khiến hòa đàm Ukraine khó khăn.
Bên phía đối diện, bản thân Ukraine cũng nhiều lần nhấn mạnh không "từ bỏ một tấc đất nào" trên lãnh thổ của mình, bao gồm cả bán đảo Crimea đã sáp nhập vào Nga năm 2014.
Hiện nay, Mỹ và nhiều nước phương Tây cũng không công nhận các vùng sáp nhập là của Nga. Họ vẫn công khai phản đối "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga tại Ukraine. Nga đã không ít lần tố cáo phương Tây đang đứng sau cuộc xung đột tại Ukraine.
Trong diễn biến liên quan, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ca ngợi các nước Ả Rập vì lập trường "cân bằng".
Phát biểu ngày 28-2, ông Lavrov cho rằng quan hệ với các nước Trung Đông và Bắc Phi là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga.
Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh "bất kể gặp áp lực lớn từ phương Tây", các nước này vẫn "có quan điểm cân bằng về tình hình Ukraine", theo TASS.
Ngày 19/1, sau các cuộc tấn công vào các 'mục tiêu khủng bố' trên lãnh thổ của nhau, cả Pakistan và Iran đều có các động thái mới liên quan đến cuôc khủng hoảng này.
Tòa cấp phúc thẩm đánh giá, trong vụ án cơ quan điều tra chưa xác định đúng thiệt hại của các bị hại và cần đánh giá lại vai trò, trách nhiệm của người thợ hàn thứ ba tham gia thi công nhà xưởng.
Mỹ điều cần cẩn với sức nâng 1.000 tấn, từng là 'vũ khí bí mật' của CIA trong Chiến tranh Lạnh, tham gia trục vớt xác cầu bị tàu đâm sập ở Baltimore.
Ngày 2.5, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương , Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ...
Phát biểu tại lễ tưởng niệm, Tổng thống Yoon Suk Yeol nhấn mạnh: “Chính phủ Hàn Quốc đã rất nỗ lực đảm bảo an ninh, an toàn ở trong nước trong năm qua và cam kết tiếp tục tăng cường các nỗ lực này.”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết, mức tài trợ quân sự của Washington cho Ukraina cuối cùng có thể giảm, đặc biệt là khi nước này có...
Tính đến ngày 20-6, tổng số người chết trong cuộc hành hương đến thánh địa Mecca (Hajj) đã vượt 1.000 người trong bối cảnh nhiệt độ khu vực lên tới gần 52 độ C.
Quan chức Houthi nói nhóm này bảo đảm an toàn cho tàu của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trừ một số ngoại lệ, khi đi qua Biển Đỏ.
5 chính trị gia và 1 phi công thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay xảy ra ở miền trung Colombia hôm 19-7 giờ địa phương.