Không quân Ukraine nói Nga triển khai 60 UAV và 39 tên lửa để tấn công hạ tầng năng lượng nước này, trong đó 84 quả đạn bị đánh chặn.
"Trong đêm 28 và rạng sáng 29/3, lực lượng Nga đã tiến hành cuộc không kích quy mô lớn bằng nhiều loại tên lửa và máy bay không người lái (UAV) nhằm vào các cơ sở trong lĩnh vực năng lượng của Ukraine", phát ngôn viên không quân Ukraine Mykola Oleshchuk thông báo hôm nay trên Telegram.
Ông cho biết Nga đã phóng 60 UAV dạng Shahed, ba tên lửa siêu vượt âm Kinzhal, 4 tên lửa hành trình Iskander-K, hai tên lửa đạn đạo Iskander-M, 9 tên lửa chiến thuật Kh-59 và 21 tên lửa hành trình Kh-101/Kh-555.
Lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ 84 mục tiêu, gồm 58 UAV, 17 tên lửa Kh-101/555, 5 quả đạn Kh-59 và 4 tên lửa Iskander-K, song không chặn được quả Kinzhal hay Iskander-M nào.
Theo nhà điều hành năng lượng Ukraine Ukrenergo, tên lửa và UAV Nga đã đánh trúng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện ở miền trung và miền tây nước này, khiến các cơ sở bị hư hại. DTEK, tập đoàn năng lượng tư nhân lớn nhất Ukraine, cho biết ba nhà máy nhiệt điện đã bị tấn công.
"Các thiết bị hư hỏng nghiêm trọng. Sau khi cuộc không kích kết thúc, các kỹ sư đã nhanh chóng bắt tay vào sửa chữa", DTEK cho biết.
Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko thông báo các nhà máy điện ở tỉnh Dnipro, Poltava và Cherkasy cũng bị nhắm mục tiêu. Serhiy Lysak, tỉnh trưởng Dnipro, ít nhất một người bị thương sau đòn không kích của Nga vào thành phố Kamianske gần thủ phủ của tỉnh.
Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin.
Nga đã mở nhiều đợt tập kích tầm xa nhằm vào lãnh thổ Ukraine từ cuối tháng 12/2023. Moskva hôm 22/3 triển khai tổng cộng 151 tên lửa, UAV để thực hiện cuộc tấn công có quy mô lớn nhất nhằm vào hạ tầng năng lượng của Ukraine kể từ đầu chiến sự.
Cuộc tấn công khiến nhà máy thủy điện lớn nhất Ukraine ở Zaporizhzhia bị hư hại nặng và khoảng 1,5 triệu dân bị mất điện.
Nga ngày 24/3 tiếp tục phóng 29 tên lửa Kh-101/555 và 28 UAV để tập kích hạ tầng quan trọng của Ukraine tại nhiều khu vực.
Yasno, đơn vị phân phối năng lượng của Ukraine, hôm 25/3 cho biết tập đoàn DTEK đã giảm một nửa công suất sau các cuộc tấn công liên tục gần đây của Nga.
Viện Nghiện cứu Chiến tranh (ISW), trụ sở ở Mỹ, nhận định mục tiêu của Nga là đánh sập hạ tầng năng lượng của Ukraine, nhân cơ hội đối phương đang thiếu hụt đạn dược và vũ khí phòng không. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Moskva dồn dập tập kích Ukraine thời gian qua nhằm trả đũa các vụ pháo kích và xâm nhập biên giới gần đây của đối phương.
Phạm Giang (Theo Reuters)
Các Hội nghị thượng đỉnh SCO, EU, Tổng thống Mỹ thăm Đức, Tổng thống đắc cử Indonesia nhậm chức... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Người phát ngôn lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, Thiếu tướng Jay Tarriela ngày 17/2 cáo buộc các tàu thuộc lực lượng hải cảnh Trung Quốc có hành động “nguy hiểm” tại khu vực bãi cạn Scarborough tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông.
Ngày 16/8, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres kêu gọi “khẩn cấp” một lực lượng đa quốc gia bao gồm cả cảnh sát và quân đội để chiến đấu chống lại các băng nhóm vũ trang đang tàn phá Haiti.
Cộng đồng người Việt tại UAE gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, đề xuất thắt chặt quản lý lao động ra nước ngoài để bảo đảm quyền lợi của bà con.
Không chỉ dừng ở thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến công du của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đến Australia (từ ngày 15-16/8) còn cho thấy tham vọng vươn tầm ảnh hưởng của Wellington trong khu vực.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Lebanon (UNIFIL) ngày 13/10 yêu cầu quân đội Israel giải thích về “những vi phạm gây sốc” đối với lực lượng này, bao gồm cả việc cố tình xâm nhập vào một trong những vị trí của UNIFIL.
Phi công người Australia và hai nhà thầu bị nhóm vũ trang bắt cóc sau khi đáp trực thăng xuống vùng cao nguyên hẻo lánh ở Papua New Guinea.
Bộ Hoàng cung Campuchia cho biết nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn tại một trong những tòa nhà trong khuôn viên nơi ở của Hoàng gia Campuchia tại tỉnh Siem Reap, là do chập điện.
Ukraine đang tìm cách tăng cường quốc phòng và an ninh cùng với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khi chuẩn bị tiến tới thành lập tổ chức chung đầu tiên.