Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine đã nhận hơn 203 tỷ USD hỗ trợ cùng hơn 5.200 tăng thiết giáp và 23.000 UAV từ 54 nước phương Tây.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 4/1 công bố báo cáo về hoạt động quân sự năm 2023, trong đó thống kê về những khoản hỗ trợ của nước ngoài cho Ukraine kể từ khi xung đột bùng phát vào tháng 2/2022 tới nay.
Theo cơ quan này, trong gần hai năm qua, Ukraine đã nhận hỗ trợ tài chính, vũ khí từ khoảng 54 quốc gia phương Tây, với tổng trị giá hơn 203 tỷ USD. Ukraine đã nhận hơn 1.600 tổ hợp tên lửa và pháo, hơn 200 hệ thống phòng không, 5.200 xe tăng và thiết giáp, hơn 23.000 máy bay không người lái (UAV).
Mỹ và NATO cũng đã sử dụng hơn 500 phương tiện không gian như vệ tinh trinh sát để hỗ trợ quân đội NATO. Kiev cũng sử dụng hơn 20.000 thiết bị đầu cuối Starlink của Mỹ để chỉ huy và liên lạc, Bộ Quốc phòng Nga cho hay.
"Tổng cộng hơn 13.500 lính đánh thuê nước ngoài đã tới gia nhập lực lượng vũ trang Ukraine, trong đó 8.500 người đến từ châu Âu, 1.700 người đến từ châu Á, 2.700 người đến từ châu Mỹ và 220 người từ châu Phi", quân đội Nga thống kê. "Hơn 5.900 lính đánh thuê đã bị vô hiệu hóa, 5.600 người bỏ trốn. Hiện có 1.900 lính đánh thuê đang tham chiến".
Ukraine chưa bình luận về thông tin của Bộ Quốc phòng Nga.
Kể từ khi xung đột bắt đầu năm ngoái, các đồng minh phương Tây đã cam kết hỗ trợ Ukraine hơn 274 tỷ USD, trong đó gần 152 tỷ USD viện trợ tài chính, 105 tỷ USD viện trợ quân sự và khoảng 17 tỷ USD viện trợ nhân đạo. Mỹ và NATO chưa thống kê tổng giá trị các khoản hỗ trợ đã chuyển cho Ukraine.
Nguồn viện trợ quân sự nước ngoài cho Ukraine giảm đáng kể trong những tháng gần đây. Quốc hội Mỹ chưa duyệt gói hỗ trợ bổ sung trị giá khoảng 61 tỷ USD cho Ukraine do Tổng thống Joe Biden đề xuất. Trong khi đó, Hungary đã phủ quyết gói viện trợ trong 4 năm với trị giá 55 tỷ USD dành cho Ukraine của Liên minh châu Âu (EU).
Nga nhiều lần cảnh báo vũ khí phương Tây chuyển cho Ukraine sẽ không thể ngăn nước này đạt được các mục tiêu trong xung đột với nước láng giềng, thay vào đó làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO.
Nguyễn Tiến (Theo RIA Novosti, AFP, Reuters)
Bộ Giao thông Indonesia đã cảnh cáo hãng hàng không Batik Air và mở cuộc điều tra về hoạt động bay đêm sau sự cố phi công ngủ gục.
Những người Palestine sơ tán tới Ai Cập nhiều năm trước nói rằng họ bị gạt sang bên lề xã hội và không được hưởng các quyền cơ bản.
Theo kết quả sơ bộ được Cơ quan Bầu cử độc lập cấp cao Tunisia (ISIE) công bố ngày 7/10, Tổng thống đương nhiệm Kais Saied đã tái đắc cử khi nhận được tỷ lệ phiếu bầu áp đảo, 90,69%.
Giới chức Thụy Sĩ phát động cuộc thi để tìm ý tưởng về cách trục vớt đạn pháo bị nhấn chìm dưới nhiều hồ nước của quốc gia này.
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc khẳng định Seoul 'không có ý định thù địch' với Bình Nhưỡng, đồng thời kêu gọi Triều Tiên quay lại đối thoại.
Bulgaria mở cuộc điều tra một công ty bị nghi tham gia quá trình bán loạt máy nhắn tin cho Hezbollah trước khi chúng phát nổ ở Lebanon.
Theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Iraq, Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani sẽ thăm Nga trong vài tuần tới.
Quốc hội Hy Lạp thông qua dự luật cho phép người đồng giới kết hôn, trở thành quốc gia Chính thống giáo đầu tiên làm điều này.
Điện Kremlin nói khả năng Ukraine vào EU khó thành hiện thực, một ngày sau khi liên minh được khuyến nghị khởi động đàm phán về kết nạp Kiev.