Ngày 2/5, Bộ Ngoại giao Nga cho hay, những tuyên bố của phương Tây rằng, nước này hợp tác quân sự với Triều Tiên là không chính xác.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên? |
Quốc kỳ Nga và Triều Tiên tung bay trên đường phố gần tượng đài người sáng lập nhà nước Liên Xô Vladimir Lenin tại Vladivostok, vùng Viễn Đông Nga, năm 2019. (Nguồn: Reuters) |
Reuters cho hay, hôm 25/4, theo hình ảnh vệ tinh thu được từ Viện dịch vụ thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), Trung Quốc đang cung cấp bến đỗ cho một tàu chở hàng Nga - vốn bị Mỹ trừng phạt - có liên quan các chuyến hàng vũ khí của Bình Nhưỡng gửi cho Moscow.
Tin liên quan |
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng |
Theo RUSI, con tàu đã thực hiện ít nhất 11 chuyến giao hàng giữa cảng Rajin của Triều Tiên và các cảng của Nga từ tháng 8/2023.
Viện của Anh đã theo dõi các hoạt động của con tàu này như một phần của dự án sử dụng dữ liệu nguồn mở để giám sát các mạng lưới trốn tránh lệnh trừng phạt đối với quốc gia Đông Bắc Á.
Ngày 2/5, khi được yêu cầu bình luận về thông tin của RUSI, Bộ Ngoại giao Nga cho biết: "Những cáo buộc chống lại Moscow và Bình Nhưỡng trong hợp tác quân sự là vô căn cứ".
Theo bộ trên, RUSI không được ai ủy quyền hay trao chức năng giám sát việc tuân thủ các lệnh trừng phạt quốc tế và Nga không có nghĩa vụ phải báo cáo cho bất kỳ ai về những thông tin "không chính xác" do viện này đưa ra.
Khẳng định Moscow đang xây dựng quan hệ với Bình Nhưỡng trên cơ sở lợi ích chung, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh: “Sự hợp tác này không nhằm chống lại các nước thứ ba và không đe dọa đến an ninh trong khu vực cũng như thế giới nói chung”.
Bên cạnh đó, với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Nga "ngày càng chú ý đến các vấn đề hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên cũng như việc thực thi các quyết định của Hội đồng Bảo an nhằm giúp giảm mức độ đe dọa".
Cũng liên quan quan hệ Nga-Triều, cùng ngày 2/5, Yonhap đưa tin, người phát ngôn của Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết, trong tháng 3 năm nay, Moscow đã chuyển giao hơn 165.000 thùng dầu mỏ tinh chế cho Bình Nhưỡng.
Ông Kirby nêu rõ: “Chỉ riêng tháng 3, Nga đã xuất khẩu hơn 165.000 thùng dầu mỏ tinh chế. Với khoảng cách gần giữa các cảng thương mại của Nga và Triều Tiên, Moscow có thể duy trì các chuyến hàng này vô thời hạn".
Quân đội Nga tập kích các sở chỉ huy và cơ sở quân sự Ukraine ở Kharkov, đáp trả vụ pháo kích Belgorod khiến 24 người thiệt mạng.
Các môn sinh 6-16 tuổi hàng năm lên núi Võ Đang ở Hồ Bắc để 'tu thân dưỡng tính' theo triết lý thuận tự nhiên của Đạo giáo.
Giới chức Iraq nói đại sứ quán Mỹ tại Baghdad đã bị ba rocket nhắm đến, nhưng chúng đều rơi bên ngoài trụ sở cơ quan ngoại giao này.
Để đáp ứng nhu cầu chống tội phạm xuyên quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa và để cảnh sát ASEAN trở thành nền tảng hợp tác trong lĩnh vực cảnh sát, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đưa ra 6 đề xuất.
Bộ trưởng Giáo dục Pháp Gabriel Attal ngày 27/8 cho hay chính quyền nước này sẽ cấm phụ nữ Hồi giáo mặc abaya (trang phục truyền thống của phụ nữ Hồi giáo) trong trường học vì 'vi phạm luật thế tục triệt để của Pháp trong giáo dục'.
Thủ tướng Israel đáp trả Đại sứ Mỹ, EU tính trừng phạt mới với Iran, quan hệ Trung-Nhật có tiến triển mới…là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Nỗ lực đàm phán cho cuộc gặp giữa ông Biden và ông Tập tại Mỹ được mô tả là màn đấu trí căng thẳng, nơi cả hai bên đều muốn giành lợi thế lớn nhất.
Vụ việc người đàn ông đánh thuốc mê vợ và mời ít nhất 72 người khác tới cưỡng hiếp, đã dẫn tới các cuộc biểu tình bên ngoài tòa án và gây chấn động nước Pháp.
Trung Quốc, Campuchia tập trận chung, EU thay đổi cách tiếp cận châu Phi, Trung Quốc, Venezuela nâng cấp quan hệ, Ngoại trưởng Đức thăm Mỹ… là một số tin thế giới đáng chú ý 24 giờ qua.